Các giải pháp về công nghệ xử lý chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 108 - 111)

UBND xã cần tăng khả năng thu gom chất thải bằng cách tăng cường và đổi mới trang thiết bị để theo kịp lượng chất thải ngày càng tăng. UBND xã phải cải thiện mức độ phục vụ và mở rộng phạm vi thu gom như trang bị các xe tải nhỏ để phục vụ cho các đường phố hẹp, các thiết bị cân rác, nén ép rác…

Bên cạnh đó, UBND xã cần có biện pháp giảm thiểu mùi hôi của bãi chôn lấp bằng một số cách như: phủ mỗi lớp chất thải bằng một lớp đất sét nén chặt với độ dày thích hợp (khoảng 20 cm); phủ bằng các vật liệu nhẹ như nylon, bạt…; sử dụng tinh dầu thực vật để giảm mùi hôi; dùng chế phẩm sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ tạo sản phẩm cuối cùng không mùi và không độc hại; dùng vôi bột để đuổi ruồi, muỗi, côn trùng. Xã viên làm việc trong bãi chôn lấp cần trang bị khẩu trang và thiết bị bảo hộ cho công nhân. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc trong bãi chôn lấp.

Ngoài ra, UBND xã cần thiết kế hệ thống thu gom nước rỉ rác nhằm đảm bảo tối ưu việc thu gom nước rỉ rác. Nước rỉ rác sau khi được thu gom sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý nước rỉ rác. Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác theo đúng quy định và yêu cầu vận hành. UBND xã có thể xử lý nước rỉ rác với cây sậy, cỏ nến, cây ráng, cỏ vetiver với mô hình tạo khu vực đất ngập nước rỉ rác. Sậy là loài có khả năng xử lý tốt với hiệu suất cao trên 90% đối với các chỉ tiêu BOD5, COD, Coliform… Cỏ nến thích hợp với xử lý nước rỉ rác. Trồng cây ráng khả năng xử lý chất ô nhiễm khá tốt đạt 90%. Cỏ vertiver đạt hiệu suất xử lý 77%. Như vậy, giải pháp sử dụng các thực vật bản địa để xử nước rỉ rác và nước thải nói chung là hoàn toàn khả thi. UBND phải định kỳ giám sát chất lượng nước rỉ rác để kịp thời khắc phục các sự cố.

Để giảm thiểu bụi và khí thải, các xe vận chuyển rác thải không được chở quá tải, cần che chắn xe kín, tránh rơi vãi rác thải làm phát tán bụi và khí ra môi trường. Đồng thời, UBND phải phun nước tưới ẩm tuyến đường giao thông trong

99

khu vực xe chuyên chở rác thải; sử dụng xe phun nước chuyên dùng vào thời điểm buổi sáng và chiều hạn chế bụi, đặc biệt là vào thời tiết khô, nóng.

Kết quả thu được sau khi phân tích các mẫu thí nghiệm cho thấy: việc chôn lấp rác có tổ chức, quản lý hợp vệ sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ đốt chất thải rắn, sau đó chôn lấp tro xỉ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh là hoàn toàn phù hợp so với phương pháp chôn lấp rác thông thường. Với công nghệ đốt rác này, UBND sẽ giảm được thể tích rác phải chôn lấp, giảm thiểu tác động môi trường, giảm phát sinh nước rác và khí bãi rác so với bãi chôn lấp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư xây dựng và bảo trì lò đốt rác thường cao. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hợp lý về nguồn vốn, tổ chức thực hiện, bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ UBND xã tập trung xây dựng NTM.

Với hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún, xã Tân Thành được coi là một trong những huyện thuần nông. Nông nghiệp là chủ lực nhưng thực tế trình độ thâm canh, giá trị sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nhà nông, cần phải có các biện pháp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tư vấn và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống trên địa bàn.

Một số giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ như: ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ mới vào việc sản xuất các giống ngô lai, lúa lai, đỗ tương, khoai tây sạch bệnh, một số giống hoa chất lượng cao; xây dựng các vườn ươm, xây dựng vườn cây công nghiệp chất lượng cao như cây hồi; xác định quy mô sản xuất và sản xuất thử nghiệm sản phẩm thạch đen; xây dựng các mô hình thâm canh rau sạch và cây ăn quả đặc sản. Một điển hình như việc ứng dụng công nghệ vào trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap đã góp phần nâng giá trị sản xuất lên trên 70 triệu đồng/ha, gấp 1,3 lần so với 5 năm trước đó ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng. Vì thế, việc nhân rộng các mô hình ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... sẽ đưa giá trị sản xuất tăng với tốc độ nhanh hơn hiện tại.

100

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương này tập trung vào việc đánh giá tình hình xây dựng NTM xã Tân Thành giai đoạn 2010-2014 và đi sâu phân tích việc thực hiện tiêu chí môi trường, đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Dựa trên chương trình phát triển NTM tại xã, các tiêu chí môi trường được lồng ghép vào quy hoạch định hướng phát triển không gian xã. Các quy hoạch này nhằm xây dựng định hướng, xác định các sản phẩm chiến lược, các chỉ tiêu phát triển và các giải pháp tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã.

Một số đề xuất và phương án định hướng bố trí không gian lãnh thổ cũng là cơ sở để các câp, các ngành và các nhà đầu tư tham khảo, đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của mình nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực; định hướng quy hoạch cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án thành phần trong cả giai đoạn quy hoạch từ nay đến năm 2020. Lồng ghép tiêu chí môi trường vào các phương án quy hoạch để đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng cũng như bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)