Trình độ nhận thức

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 70 - 74)

Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Theo điều tra cho thấy, các HGĐ chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát thanh của địa phương; ở xã chưa có các phong trào tuyên truyền cổ động về VSMT. Điều này cho thấy, xã vẫn chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói riêng.

Bảng 2.11. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường

Ý kiến Số HGĐ Tỷ lệ (%)

Nhận thức 258 58,68

Thu gom chất thải 156 35,5

Quản lý của nhà nước 26 5,82

Ý kiến khác 0 0

Tổng 440 100

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Đối với các chính sách xã chỉ mới áp dụng phương pháp sản xuất VAC, chưa áp dụng phương pháp cho bà con giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn khống chế được sâu bệnh như phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp). Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cần làm gì để cải thiện điều kiện VSMT thể hiện qua bảng 2.11 ở trên. Qua biểu đồ 2.8 ta thấy, nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau, có người cho rằng nhà nước, các cấp, các ngành mới có thể cải thiện được môi trường nhưng cũng có người nhận thức rằng ý thức giữ gìn VSMT mới là quan trọng và thiết thực, cũng có một số ý kiến cho rằng nên có các dịch vụ thu

61

gom chất thải để môi trường được sạch sẽ hơn. Đó là quan điểm của người dân nhưng để cải thiện được điều kiện môi trường thì cần có sự phối kết hợp của nhân dân, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý của nhà nước.

Biểu đồ 2.8. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Bảng 2.12. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường

Nội dung phỏng vấn

Không Không biết

Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời %

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

có gây ô nhiễm môi trường không? 1269 62,58 200 9,86 559 27,56

Nước thải từ sinh hoạt có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường hay không?

1505 74,21 209 10,31 314 15,48

Phế phụ phẩm nông nghiệp có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường hay không?

1349 66,52 223 11,0 456 22,48

Dân cư sinh sống xung quanh khu vực bãi rác tập trung có thường hay mắc bệnh không?

1322 65,19 262 12,91 444 21,9

ở địa phương ông (bà) có các dự án

đầu tư về môi trường không? 614 30,27 864 42,6 550 27,13

62

Qua phỏng vấn sự hiểu biết của người dân về các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường, đa số người dân trả lời đúng. Cụ thể, 62,58% trong số hộ được phỏng vấn trả lời có khi hỏi, với câu hỏi “Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây ô nhiễm môi trường hay không?”; còn lại hầu như không biết hoặc trả lời sai, hay khi hỏi với câu hỏi “Phế phụ phẩm nông nghiệp có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn không?”, có tới 66,52% số hộ trả lời có. Qua đó ta thấy, đa số người dân đã nhận biết được nguồn nào là nguồn gây ô nhiễm tại địa phương, tuy dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở địa phương chưa rõ rệt, hầu như chỉ mang tính chất khu vực nhỏ lẻ. Nhưng khi được phỏng vấn về các khái niệm môi trường, các luật, nghị định thì người dân chưa nắm được hoặc không quan tâm, nguyên nhân một phần là công tác truyền thông môi trường tại địa phương còn nhiều yếu kém, người dân chưa được phổ biến kiến thức cần thiết. Gần như chưa có các hoạt động phổ biến kiến thức về môi trường, bên cạnh đó một phần do cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn và trình độ dân trí còn thấp. Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường tại địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước đặt ra.

Qua điều tra thực tế ta thấy, nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải có những biện pháp thiết thực để có thể đưa các kiến thức cần thiết đến với người dân, để có thể giúp người dân quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhìn chung, xã Tân Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi, do có hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nên đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa. Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử dụng hiệu quả, đem lại nhiều thành quả trong sản xuất; xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lực lớn cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

63

Xã Tân Thành là xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chưa bền vững; kinh tế nông lâm nghiệp chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa, cơ cấu ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ quá thấp không cân đối trong cơ cấu kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, khả năng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Người dân làm nông nghiệp là chính, ít người có nghề phụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển. Chính vì vậy, môi trường nông thôn nơi đây chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, môi trường đang đứng trước nguy cơ đang bị ô nhiễm do điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý các loại hóa chất và phân bón trong nông nghiệp.

64

CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN CAO

LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)