Sau 04 năm triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới (2011 - 2014), chương trình đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Công tác huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được quan tâm và đẩy mạnh, nhân dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả đã xuất hiện, có sự liên kết giữa nguời dân và doanh nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, thu nhập bình quân của người nông dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở có sở được thực hiện..v.v… Theo BTCQG về nông thôn mới, bình quân 01 xã đạt 4,8 tiêu chí, tăng 2,23 tiêu chí so với năm 2011. Cụ thể:
- Đạt 10 tiêu chí trở lên có 15/207 xã (chiếm 7,25%), tăng 14 xã so với năm 2011;
- Đạt từ 5 - 9 tiêu chí có 71/207 xã (chiếm 34,3%), tăng 49 xã so với năm 2011;
- Dưới 5 tiêu chí: còn 121/207 xã (chiếm 58,45%), giảm 65 xã so với năm 2011 và không còn xã nào là xã trắng về tiêu chí nông thôn mới.
Để đạt được kết quả trên, cùng với việc thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới các cấp, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/10/2010 về “Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Lạng Sơn”. Cấp uỷ, chính quyền, BCĐ các cấp đã ban hành trên 800 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để triển khai thực hiện chương trình. Tỉnh cũng đã phát động phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
29
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”. Đến hết tháng 03/2014, toàn tỉnh đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới cho 207/207 xã, 11 huyện, thành phố và hoàn thành Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
- Những mặt đã đạt được:
+ Tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới đã được thành lập và thường xuyên được kiện toàn từ tỉnh đến xã, thôn. Đã hoàn thành công tác lập quy hoạch chung, đề án nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã. Các chương trình, dự án được quan tâm chỉ đạo lồng ghép thực hiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bình quân số tiêu chí/xã tăng 2,23 tiêu chí, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
+ Chương trình đã trở thành một phòng trào rộng lớn, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới. Công tác huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được quan tâm và đẩy mạnh, người dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; xuất hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân của người nông dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện.
- Hạn chế, yếu kém:
+ Công tác chỉ đạo, điều hành tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đồng đều. Kế hoạch thực hiện của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chưa rõ ràng, cụ thể. Một số Sở, ngành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí còn máy móc, thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Chất lượng quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, không mang tính liên kết vùng, nhiều BCĐ xã không nắm rõ
30
nội dung quy hoạch, đề án của xã mình. Việc lựa chọn đầu tư các dự án thành phần còn nhiều lúng túng, chất lượng chưa cao. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
+ Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế, còn coi đây là chương trình đầu tư. Một số địa phương vẫn còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên. Một số địa phương chỉ mới quan tâm đến dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí mang tính chất vận động như: xây dựng gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất… Kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể nhưng nguồn lực đầu tư còn thấp so với yêu cầu, làm hạn chế việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
+ Công tác tuyên truyền, tập huấn đã có cố gắng nhưng chất lượng tuyên truyền nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ mang tính hình thức chưa làm chuyển biến được nhận thức, sự chủ động vào cuộc của người dân trong việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
+ Nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, nhất là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, sự hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp chưa nhiều. Nhiều mô hình phát triển sản xuất chưa thật sự bền vững, còn hạn chế trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh còn thấp nên khả năng huy động sức dân đóng góp xây dựng nông thôn mới còn rất khó khăn.
Từ kết quả trên, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, BCĐ các cấp thực hiện mục tiêu đã đề ra trong năm 2015, trong đó, mục tiêu cụ thể đến hết năm 2015 là:
31
Các xã điểm (35 xã) đạt các tiêu chí nông thôn mới ở mức cao nhất. Tập trung lựa chọn các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đến năm 2015 có 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được cả 4 mùa; đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt trên 50%, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nguời dân; 99,6% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Tiếp tục tập trung các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các xã theo đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh và một số xã có phong trào và khả năng huy động thực hiện có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đạt mức thu nhập theo bộ tiêu chí đã đề ra. Phấn đấu hết năm 2015, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, giữ vững và phát triển phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực nông thôn đạt trên 25%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế theo kế hoạch đề án đã được duyệt; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện.
Trong đó, mục tiêu cụ thể của năm 2015 là tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 35 xã điểm, phấn đấu xây dựng 2 xã: Mai Pha (thành phố Lạng Sơn), Chi Lăng (huyện Chi Lăng) đạt chuẩn nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, để phong trào trở thành một cuộc vận động lớn, thiết thực, hiệu quả hơn và có sự tham gia của tất cả các cấp, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, mà vai trò chủ thể phải là người dân. Tỉnh huy động tối đa, lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu, các nguồn vốn khác đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu theo tiêu chí nông thôn mới, và nâng cao mức đạt tiêu chí của các xã như sau:
- Số xã ở nhóm 1 (15 tiêu chí trở lên): 06 xã, trong đó phấn đấu 02 xã cơ bản đạt chuẩn NTM.
32
- Số xã ở nhóm 4 (5-9 tiêu chí): 80 xã;
- Số xã ở nhóm 5 (dưới 5 tiêu chí): còn 104 xã;
- Nâng mức bình quân số tiêu chí đạt trên 01 xã từ 4,80 tiêu chí lên 5,95 tiêu chí.