Các giải pháp về quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 105)

Trên cơ sở kết quả rà soát lại tiêu chí 17 của các xã điểm khác, các cơ quan, ban ngành liên quan xem xét, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư các công trình cấp nước, công trình xử lý rác thải, nước thải... để xã đạt tiêu chí này.

- Về nước sinh hoạt:

+ Đối với các hộ dân sử dụng nước giếng đào sát bờ sông, suối, tích cực tuyên truyền vận động các hộ dân này xem xét lựa chọn các vị trí phù hợp để hạn chế tối đa tới mức độ ảnh hưởng của mưa lũ tới chất lượng nước.

+ Trên cơ sở các xét nghiệm mẫu nước tại các xã điểm thực hiện trong năm 2013 của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm xem xét, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý để nguồn nước tại các xã điểm xây dựng NTM đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

- Về chuồng trại chăn nuôi:

+ Do các HGĐ ở nông thôn chưa thay đổi được thói quen và tập quán chăn thả gia súc, do vậy UBND xã cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, thậm chí phải huy động cả hệ thống chính trị và các cơ quan đoàn thể của địa phương vào cuộc. Đảng viên, đoàn viên và các hội viên gương mẫu đầu tàu làm trước để các hộ dân làm theo, đồng thời đưa tiêu chí này vào điểm bình bầu xét gia đình văn hóa.

+ UBND cần ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng để các hộ dân tự xây dựng chuồng trại, hố thu xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.3.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền

Việc nâng cao hiểu biết và ý thức của toàn thể cộng đồng đối với lĩnh vực BVMT nói chung và công tác xây dựng NTM nói riêng là việc làm thực sự cần thiết bởi mục đích cuối cùng chính là đem lại sự phát triển bền vững. Nhiệm vụ triển khai cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Thường xuyên tuyên truyền những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra cho sức khỏe con người và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình mục tiêu

96

quốc gia về xây dựng NTM, đồng thời phân tích được lợi ích của việc bảo vệ môi trường trong các cuộc họp thường niên của từng khu vực.

- UBND xã cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường học, các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn huyện trong công tác BVMT với chương trình MTQG xây dựng NTM.

- Tổ chức các cuộc phát động làm VSMT trong các ngày lễ lớn của đất nước như: ngày môi trường thế giới, ngày quốc khánh,Tết nguyên đán…

- Đẩy mạnh sự hoạt động của các mô hình BVMT tự quản tại các thôn. Tại đó, UBND xã sẽ kết hợp với chính quyền địa phương sử dụng nhiều nhân lực chưa có việc làm nhận bao thầu do chính quyền địa phương bảo trợ, tuyên truyền và thực hiện các giải pháp BVMT trên địa bàn. Trong đó, UBND xã lập kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ cho tổ vệ sinh môi trường của xã, kiểm tra việc quản lý chất lượng vệ sinh.

- Tăng cường hiệu quả tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau (báo đài, tờ rơi...).

- Nhận thức trong phân loại rác tại nguồn, ý thức trong triển khai nhận thức về quy trình xử lý, tiêu hủy và phân hủy rác.

3.3.4. Giải pháp bố trí không gian lãnh thổ

a. Đối với các bãi chôn lấp rác thải

Đối với nước thải, cần xây dựng hệ thống cống, mương có tấm đan hoặc mương hở để thoát nước chung. Về quản lý CTR, trạm trung chuyển CTR được bố trí trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung không quá 2 ngày đêm. Khoảng cách của trạm trung chuyển CTR đến ranh giới khu dân cư ≥ 20m. Khu xử lý CTR được quy hoạch phải phù hợp với yêu cầu trước mắt và phát triển trong tương lai. Khoảng cách ly vệ sinh từ khu xử lý đến ranh giới khu dân cư ≥ 300m.

Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh chất thải, tại khu vực đất trống, không phá hoại cảnh quan thiên nhiên và nên đặt ở nơi khuất gió. Bên cạnh đó, bố trí bãi chôn lấp cách xa nguồn nước mặt và các dòng chảy. Ngoài ra cần ngăn ngừa sự rò rỉ của nước thải với nước ngầm bằng các lớp lót

97

chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp (xem thêm phụ lục 06). Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biểu hiện phải tuân thủ đúng những quy định về mặt kỹ thuật, chú ý đến lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè xung quanh bãi rác.

Thiết kế thêm hố thu nước rác và trạm xử lý nước rác. Thiết kế bãi chôn lấp đảm bảo vệ sinh, hình thành các vành đai bảo vệ phân cách khu nhà ga, nhà điều hành với các khu vực khác và gắn với điều kiện địa lý (dòng chảy, hướng gió....). Các vành đai cây xanh được bố trí dọc theo tường. Dải cây xanh được coi như những dải phân cách ngăn cản gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, tránh gió Tây Nam vào mùa hè gây ảnh hưởng đến khu vực xử lý rác thải và gây ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh khu vực xử lý rác.

b. Đối với khu nghĩa trang, nghĩa địa

Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa, di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để tiếp tục sử dụng: Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, không có điều kiện mở rộng và không gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép mà có khả năng khắc phục; Các nghĩa trang được cải tạo khi vẫn còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Rác thải ở nghĩa trang cần tập trung thu gom và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Nghĩa trang phải có hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, trồng thêm cây xanh, làm hàng rào, bãi đỗ xe, đèn chiếu sáng ở khu vực nghĩa trang sao cho thuận tiện với điều kiện của địa phương

(xem thêm phụ lục 05).

c. Cải tạo, xây dựng ao hồ sinh thái, phát triển cây xanh

Theo đó, hệ thống ao hồ sinh thái trong khu dân cư phải đảm bảo mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp, có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế.

Hệ thống cây xanh trong xã phải đảm bảo diện tích bằng hoặc lớn hơn 2m²/ người. Không gian xanh trong NTM được gắn kết với nhau bằng dải cây xanh liên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

98

tục trên các đường liên xã, liên thôn và nội đồng. Ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã...

3.3.5. Các giải pháp về công nghệ xử lý chất thải

UBND xã cần tăng khả năng thu gom chất thải bằng cách tăng cường và đổi mới trang thiết bị để theo kịp lượng chất thải ngày càng tăng. UBND xã phải cải thiện mức độ phục vụ và mở rộng phạm vi thu gom như trang bị các xe tải nhỏ để phục vụ cho các đường phố hẹp, các thiết bị cân rác, nén ép rác…

Bên cạnh đó, UBND xã cần có biện pháp giảm thiểu mùi hôi của bãi chôn lấp bằng một số cách như: phủ mỗi lớp chất thải bằng một lớp đất sét nén chặt với độ dày thích hợp (khoảng 20 cm); phủ bằng các vật liệu nhẹ như nylon, bạt…; sử dụng tinh dầu thực vật để giảm mùi hôi; dùng chế phẩm sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ tạo sản phẩm cuối cùng không mùi và không độc hại; dùng vôi bột để đuổi ruồi, muỗi, côn trùng. Xã viên làm việc trong bãi chôn lấp cần trang bị khẩu trang và thiết bị bảo hộ cho công nhân. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc trong bãi chôn lấp.

Ngoài ra, UBND xã cần thiết kế hệ thống thu gom nước rỉ rác nhằm đảm bảo tối ưu việc thu gom nước rỉ rác. Nước rỉ rác sau khi được thu gom sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý nước rỉ rác. Vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác theo đúng quy định và yêu cầu vận hành. UBND xã có thể xử lý nước rỉ rác với cây sậy, cỏ nến, cây ráng, cỏ vetiver với mô hình tạo khu vực đất ngập nước rỉ rác. Sậy là loài có khả năng xử lý tốt với hiệu suất cao trên 90% đối với các chỉ tiêu BOD5, COD, Coliform… Cỏ nến thích hợp với xử lý nước rỉ rác. Trồng cây ráng khả năng xử lý chất ô nhiễm khá tốt đạt 90%. Cỏ vertiver đạt hiệu suất xử lý 77%. Như vậy, giải pháp sử dụng các thực vật bản địa để xử nước rỉ rác và nước thải nói chung là hoàn toàn khả thi. UBND phải định kỳ giám sát chất lượng nước rỉ rác để kịp thời khắc phục các sự cố.

Để giảm thiểu bụi và khí thải, các xe vận chuyển rác thải không được chở quá tải, cần che chắn xe kín, tránh rơi vãi rác thải làm phát tán bụi và khí ra môi trường. Đồng thời, UBND phải phun nước tưới ẩm tuyến đường giao thông trong

99

khu vực xe chuyên chở rác thải; sử dụng xe phun nước chuyên dùng vào thời điểm buổi sáng và chiều hạn chế bụi, đặc biệt là vào thời tiết khô, nóng.

Kết quả thu được sau khi phân tích các mẫu thí nghiệm cho thấy: việc chôn lấp rác có tổ chức, quản lý hợp vệ sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ đốt chất thải rắn, sau đó chôn lấp tro xỉ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh là hoàn toàn phù hợp so với phương pháp chôn lấp rác thông thường. Với công nghệ đốt rác này, UBND sẽ giảm được thể tích rác phải chôn lấp, giảm thiểu tác động môi trường, giảm phát sinh nước rác và khí bãi rác so với bãi chôn lấp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư xây dựng và bảo trì lò đốt rác thường cao. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hợp lý về nguồn vốn, tổ chức thực hiện, bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ UBND xã tập trung xây dựng NTM.

Với hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún, xã Tân Thành được coi là một trong những huyện thuần nông. Nông nghiệp là chủ lực nhưng thực tế trình độ thâm canh, giá trị sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nhà nông, cần phải có các biện pháp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tư vấn và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống trên địa bàn.

Một số giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ như: ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ mới vào việc sản xuất các giống ngô lai, lúa lai, đỗ tương, khoai tây sạch bệnh, một số giống hoa chất lượng cao; xây dựng các vườn ươm, xây dựng vườn cây công nghiệp chất lượng cao như cây hồi; xác định quy mô sản xuất và sản xuất thử nghiệm sản phẩm thạch đen; xây dựng các mô hình thâm canh rau sạch và cây ăn quả đặc sản. Một điển hình như việc ứng dụng công nghệ vào trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap đã góp phần nâng giá trị sản xuất lên trên 70 triệu đồng/ha, gấp 1,3 lần so với 5 năm trước đó ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng. Vì thế, việc nhân rộng các mô hình ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... sẽ đưa giá trị sản xuất tăng với tốc độ nhanh hơn hiện tại.

100

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương này tập trung vào việc đánh giá tình hình xây dựng NTM xã Tân Thành giai đoạn 2010-2014 và đi sâu phân tích việc thực hiện tiêu chí môi trường, đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Dựa trên chương trình phát triển NTM tại xã, các tiêu chí môi trường được lồng ghép vào quy hoạch định hướng phát triển không gian xã. Các quy hoạch này nhằm xây dựng định hướng, xác định các sản phẩm chiến lược, các chỉ tiêu phát triển và các giải pháp tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã.

Một số đề xuất và phương án định hướng bố trí không gian lãnh thổ cũng là cơ sở để các câp, các ngành và các nhà đầu tư tham khảo, đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của mình nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực; định hướng quy hoạch cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án thành phần trong cả giai đoạn quy hoạch từ nay đến năm 2020. Lồng ghép tiêu chí môi trường vào các phương án quy hoạch để đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng cũng như bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra một số kết luận sau:

- Hiện trạng môi trường: môi trường xã Tân Thành đang bị ô nhiễm do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt của các HGĐ. Kết quả điều tra cho thấy nhận thức kém trong việc bảo vệ môi trường của người dân đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Công tác thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2014 tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc: tính tới thời điểm hiện tại xã chưa đạt được mô hình phát triển NTM theo BTCQG. Tuy xã đã bắt tay vào công tác quy hoạch và thực hiện các tiêu chí. Nhưng xã chỉ mới đạt được 7/19 tiêu chí. Đó là: tiêu chí về điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện,văn hóa, hình thức tổ chức sản xuất, an ninh trật tự, xã hội.

- Bên cạnh các kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện xây dựng xã NTM,

những vấn đề liên quan đến môi trường sống như nước sạch, rác thải sinh hoạt trong xã, các điểm dân cư, các hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa được giải quyết. Kết quả điều tra cho thấy: nguồn nước sạch cung cấp cho các hộ dân chưa đảm bảo, ở một số thôn còn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như ở thôn Kò Leeng, Na Làng; công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chưa tốt, còn một số bãi rác tự phát, rác thải chưa được phân loại và xử lý triệt để; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi tại các HGĐ, sử dụng hóa chất và thuốc BVTV,…chưa được kiểm soát; ý thức và trách nhiệm của người dân trong công tác BVMT chưa cao.

- Trước những vấn đề môi trường trên, một số giải pháp khắc phục đã được đề xuất. Các giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện môi trường, góp phần điều chỉnh công tác quản lý môi trường phục vụ xây dựng NTM. Các giải pháp được đưa ra như: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về quản lý; giải pháp về nâng cao

102

nhận thức, tuyên truyền; giải pháp bố trí không gian lãnh thổ; giải pháp về công nghệ xử lý chất thải.

2. Kiến nghị

Một số kiến nghị cụ thể về các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường và thực hiện tốt tiêu chí 17 trong xây dựng NTM ở xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Đối với UBND xã Tân Thành

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, xã Tân Thành phải luôn luôn kiểm tra giám sát để có thể đưa ra những giải pháp lồng ghép kịp thời góp phần phát triển kinh tế bền vững.

- Thực hiện các giải pháp khoa học thân thiện với môi trường trong các hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 105)