42
- Lao động nông nghiệp: 3.141 người, chiếm 58,05%;
- Lao động phi nông nghiệp: 2.270 người, chiếm 41,95%.
Về chất lượng và phân bổ lao động: lao động được đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật 1.950 người, chiếm 65% lao động trực tiếp.
2.3.3. Thực trạng KT-XH
- Các chỉ tiêu kinh tế chung:
+ Tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ 2005 - 2010 là 13,5%. Cơ cấu các thành phần kinh tế như sau: nông nghiệp: 61,17%; công nghiệp - xây dựng: 15,81%; dịch vụ - thương mại: 23,02%.
+ Thu nhập và đời sống: thu nhập bình quân đầu người/năm là 13,5 triệu đồng/năm. Từ số liệu tổng hợp hàng năm của xã, phân tầng xã hội theo tiêu chí mới (400.000 đồng/người), năm 2014 là: 601 hộ, chiếm 29,6% số hộ.
Nông nghiệp vẫn chiếm phần quan trọng trong đời sống kinh tế của xã nhà, mức thu nhập bình quân không quá thấp, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Sản xuất nông nghiệp xã Tân Thành chủ yếu là lúa, chiếm 96,4% trong tổng thu nhập từ trồng trọt của xã. Diện tích lúa 482,24 ha, chiếm 86,7%, năng suất bình quân 44,7 tạ/ha. Ngô có diện tích 87 ha, chủ yếu trồng vụ 3 trên đất 2 lúa, năng suất đạt 28 tạ/ha.
- Chăn nuôi: là xã vùng đồng bằng miền núi, sản xuất lúa là chính, không có đồng cỏ, chăn nuôi đại gia súc phát triển không thuận lợi như các xã khác. Không có điều kiện về thức ăn tự nhiên, bò chỉ nuôi để phục vụ sức kéo trong khâu làm đất, nên đàn bò phát triển không mạnh, bình quân 0,8 con/hộ. Đàn lợn phát triển tương đối khá, số lượng có giảm so với năm 2005 gần 1800 con - nguyên nhân do dịch bệnh làm giảm số lượng - bình quân hơn 4 con/hộ. Đàn gia cầm chủ yếu phát triển vịt nuôi thời vụ, năm 2010, toàn xã nuôi được 96.000 con, bình quân 47 con/hộ, riêng đàn vịt có 66.000 con, bình quân 32,5 con/hộ.
- Nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, chưa trở thành hàng hóa lớn, chỉ nuôi dạng ao hồ nhỏ mục đích nuôi tận dụng diện tích, không đầu tư
43
thâm canh. Toàn xã diện tích nuôi cá hàng năm 25 ha (cả chuyên canh và xen lúa), năng suất 1 tạ/ha, sản lượng 2,5 tấn/năm.
- Tình hình phát triển thủ công nghiệp - xây dựng:
+ Thủ công nghiệp: tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển, năm 2010, toàn xã có 12 cơ sở sản xuất mộc dân dụng, 12 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 5 cơ sở chế biến gỗ, 7 cơ sở cơ khí nhỏ và 5 cơ sở thủ công nghiệp khác. Tuy quy mô chưa lớn, nhưng đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhân dân.
+ Xây dựng: xây dựng là nghề phụ nhưng thu hút được nhiều lao động nông nhàn và tăng thêm nguồn thu nhập của nhân dân trong xã, thu nhập bình quân 2,5 - 3 triệu đồng/người/ tháng.
+ Dịch vụ thương mại: xã Tân Thành có địa điểm khá thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản và hàng tiêu dùng cho các xã lân cận. Tân Thành có chợ lớn của xã, diện tích rộng thoáng mát, chợ họp hàng ngày, nông sản hàng hóa được nhân dân trong và ngoài xã đến trao đổi mua bán tấp nập, là nguồn thu quan trọng cho ngân sách xã và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
2.3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Trụ sở xã: trụ sở xã hiện đang làm việc trên khuôn viên 3.659 m².
- Trụ sở hợp tác xã: có 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hiện nay đang tu sửa.
- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo:
+ Trường trung học phổ thông: trên địa bàn xã có trường trung học phổ thông Tân Thành với diện tích khuôn viên là 17.621 m²;
+ Trường trung học cơ sở: diện tích khuôn viên 3.780 m²;
+ Trường tiểu học: diện tích khuôn viên 5.400 m², có 17 phòng học tổng diện tích 1.224 m². Trường được xây dựng có đầy đủ các phòng: hiệu bộ, đoàn đội, âm nhạc, thư viện. Trường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2005;
44
+ Trường mầm non: toàn xã có 6 trường mầm non tập trung, tổng diện tích khuôn viên 5.357 m². Có 1 nhà 2 tầng mới được xây xong và đưa vào sử dụng năm 2010. Có đầy đủ trang thiết bị dạy học cũng như khuôn viên giải trí cho các cháu. Tỷ lệ giỏi các cấp 15,3%, tỷ lệ học sinh khá các cấp 43,7%, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp 4,7%. Về chất lượng dạy và học của xã Tân Thành là rất tốt.
- Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao:
+ Nhà văn hóa trung tâm: mới được xây dựng, vị trí tại trụ sở hợp tác xã Nông nghiệp hiện tại. Diện tích xây dựng 320 m².
+ Nhà văn hóa thôn: có 10 thôn, mỗi thôn đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt, hội họp. Về kết quả hoạt động văn hóa: có 69% số xóm đạt danh hiệu làng văn hóa, có 76% số gia đình đạt gia đình văn hóa.
- Công trình văn hóa, tâm linh, tôn giáo:
+ Xã Tân Thành có các miếu, đền nằm rải rác, một số được tỉnh đầu tư tôn tạo.
+ Có điểm bưu điện trung tâm được xây dựng tại khu vực trung tâm xã. + Hệ thống internet: có hơn 14 điểm internet, trong đó có 1 điểm tại trung tâm, hơn 13 điểm tại các xóm, đạt khoảng 90%.
- Giao thông: giao thông của xã Tân Thành có tỷ lệ cứng hóa cao, thuận tiện đi lại sinh hoạt của nhân dân song đường còn hơi hẹp, nhất là đường giao thông thôn xóm và ngõ xóm.
- Đường đối ngoại (huyện lộ): có 2 tuyến đường huyện lộ qua xã tổng chiều dài 5,5 km, nền đường rộng 5 m, mặt đường nhựa rộng 3,5 m. Về chất lượng đường khá tốt.
45
+ Đường trục xã: có 11 tuyến, tổng chiều dài 8,7 km, nền đường rộng 4 - 6 m, chất lượng đường đi lại tốt.
+ Đường thôn xóm: có 22 đoạn đường thôn xóm, tổng chiều dài 29,5 km, nền đường rộng 3 - 4m, đã được bê tông hóa 100%, được kiên cố từ năm 1995 - 1999, đến nay một số đoạn xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa.
+ Đường ngõ xóm: tổng chiều dài đường ngõ xóm là 11,5 km, chiều rộng từ 3 - 4 m, 100% đường bê tông. Chất lượng tốt.
+ Đường giao thông nội đồng: các tuyến đường giao thông nội đồng được kết hợp bờ vùng và bờ mương thủy lợi, tổng chiều dài 18,1 km, chiều rộng mặt đường từ 3 - 4 m, đường đất, mùa mưa bị lầy lội. Hầu hết đường bị ngập vào mùa lũ khoảng 0,2 - 0,5 m.
- Thủy lợi: xã Tân Thành có 05 trạm bơm, tổng công suất bơm 4.500 m³/h đủ phục vụ tưới cho 482 ha diện tích lúa của xã, nguồn nước được lấy từ kênh lớn trong xã.
- Điện: có 04 trạm biến áp. Tổng công suất các trạm 1.160KVA. Nguồn điện cao thế 110KV lấy từ nguồn điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%.
- Nghĩa trang, nghĩa địa:
+ Nghĩa trang liệt sỹ: nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng tại thôn Tình Hồ, nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu.
+ Nghĩa trang nhân dân: có 04 điểm với tổng diện tích 11,37 ha. Các nghĩa trang đều xa khu dân cư, nơi gần nhất 500 m, nơi xa nhất 3 km. Các nghĩa trang chưa được quy hoạch.
46
2.4. Hiện trạng môi trường
Tân Thành có địa hình đất đai khí hậu đa dạng phong phú, có thể trồng được nhiều loại cây với năng suất cao và ổn định, đặc biệt là cây rừng và một số loại cây ăn quả khác.
Ở khu vực trung tâm xã, nơi tập trung khá nhiều các công trình công cộng và là đầu mối giao thông đi đến các xã khác trong huyện. Tại đó, đã xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm môi trường do lượng chất thải của chợ, rác thải sinh hoạt, khói bụi... Vì vậy, cần nghiên cứu bố trí các khu vực xử lí chất thải, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, cải thiện cảnh quan môi trường.
Ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gây cản trở cho nền sản xuất. Mặc dù đất đai và thảm thực vật ở xã Tân Thành có bị xói mòn và mất đi khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng đã và đang được cải thiện, phục hồi. Mặt khác, xét về toàn cục thì môi trường sinh thái còn khá “trong lành”, trong những năm tới, nếu không có biện pháp tuyên truyền và quản lý tốt thì sẽ bị ô nhiễm môi trường nặng do tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng và trên các vườn đồi.
2.4.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt
Bảng 2.3. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã
Các nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt
Bể chứa nƣớc mƣa Giếng khơi và khoan
Lọc Không lọc Lọc Không lọc
Số hộ sử dụng 82 358 49 391
Tỷ lệ (100%) 18,54 81,46 11 89
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua bảng 2.3 ta thấy, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã phần lớn các HGĐ là dùng nước giếng có độ sâu 6 m đến 12 m, không có hệ thống lọc (chiếm 89%), số còn lại là lọc thô sơ qua bể lắng, hoặc bằng cát, sỏi… trước khi đưa vào ăn uống. Xã nằm trong vùng khí hậu thời tiết nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Bộ, phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt, nên việc dùng bể chứa nước
47
mưa để sinh hoạt rất ít (chiếm 14,79%), mọi người chỉ dùng bể chứa nước mưa để ăn uống, còn mọi sinh hoạt khác thì dùng giếng khơi và giếng khoan để sử dụng. Tuy có hệ thống lọc khi sử dụng nước, nhưng việc đảm bảo vệ sinh nước sinh hoạt của người dân vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và có một số nơi nước bị nhiễm phèn.
11%
89%
Không có thiết bị lọc nước
Có thiết bị lọc
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nguồn cấp nước có trang bị thiết bị lọc nước cho các HGĐ
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Mặt khác, qua quan sát thực tế ta thấy nguồn nước giếng của người dân không đảm bảo vệ sinh do chuồng chăn nuôi được xây dựng sát khu vực giếng để tiện lấy nước phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời đa số các HGĐ chưa có cống thải, chủ yếu cho chảy tràn hoặc cống thải lộ thiên nên sẽ không tránh khỏi nước thải ngấm vào giếng. Vấn đề VSMT có liên quan đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người, nếu không được dùng nước sạch, VSMT kém sẽ làm gia tăng một số bệnh dịch ở người.
2.4.2. Vấn đề nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của nó. Đây chính là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
48
Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất ô nhiễm trong quá trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nito, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH3...). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Các vi sinh vật (VSV) trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn...).
Nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường dần chuyển sang tính axit vì phân hủy. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (chất dễ phân hủy sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây thường có xuất xứ từ động, thực vật. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các hợp chất chứa nitơ và không chứa nitơ. Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu như urê, protein, amin, axit amin; các hợp chất không chứa nitơ như mỡ, xà phòng, xenlulo, hydratcacbon. Vì vậy, việc xử lý nước thải thì cống thải là một yếu tố rất quan trọng. Việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại cống thải các HGĐ trong xã Tân Thành sử dụng
Loại cống thải Số HGĐ sử dụng Tỷ lệ (%)
Cống thải lộ thiên 204 46,84
Cống thải có nắp đậy 112 25,64
Không có cống thải 124 27,52
Tổng 440 100
49 22.6 47.7 24.5 0 0 10 20 30 40 50 60 Đổ rác riêng Đổ rác ở bãi rác chung
Đổ rác tuỳ nơi Được thu gom theo hợp đồng
dịch vụ Tỷ lệ %
Nguồn tiếp nhận
Biểu đồ 2.2. Các hình thức xử lý rác thải của các HGĐ
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua bảng, tỷ lệ các HGĐ có các loại cống thải và biểu đồ ta thấy, đa số các HGĐ đã dùng cống để xả nước thải, nhưng chủ yếu các HGĐ chỉ dùng các loại cống thải lộ thiên chiếm 46,84%, không có nắp đậy hoặc chỉ đậy bằng ngói, gạch, gỗ, lá khô... Đây là loại cống thải được các HGĐ sử dụng nhiều nhất, vì họ cho rằng việc xả nước thải qua cống thải lộ thiên khi bị tắc sẽ dễ dàng khơi thông và ít tốn kém khi xây dựng. Loại này sẽ gây mùi khó chịu cho các khu dân cư, đặc biệt là vào mùa nóng với nhiệt độ cao. Bên cạnh đó còn lại khá nhiều các HGĐ không có cống thải chiếm tới 27,52%, những HGĐ này sau khi sử dụng nước thừa, họ thải trực tiếp xuống ao nhà mình hoặc thải ra sông, mương, ruộng... cạnh nhà.
Xã chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các dòng sông, kênh, mương để pha loãng. Tuy nhiên, trên địa bàn xã chỉ có các dòng sông nhỏ chảy qua nên khó có thể tránh khỏi ô nhiễm trên các dòng sông này. Qua quan sát thấy rằng, nhiều đoạn sông, ao trong xã có màu đen, vàng, xanh của nước ao tù, hơn nữa người dân trong xã còn phát triển ngành chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm nên làm cho nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của xã mà còn ảnh hưởng đến thói quen cũng như sức khỏe của bà con nông dân trong xã.
50
Tuy nhiên, để đánh giá tác động lâu dài của nước thải sinh hoạt cần dùng nhiều phương pháp khác nhau như sinh thái học (nội dung của phương pháp này là đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước lâu dài của nước thải gây nên theo tất cả các tiêu chí vật lý, thủy sinh trong nước và bùn cặn trong đáy).
2.4.3. Vấn đề rác thải
a. Nguồn phát sinh
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong những năm gần đây, và là xã nằm trong vùng quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, xã Tân Thành đã có những bước phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội về nhiều mặt khác nhau. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày một nâng cao dẫn đến lượng CTR nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ các nguồn khác nhau ngày càng đa dạng và gia tăng về mặt khối lượng. Số liệu được thể hiện tại bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
STT Nguồn phát sinh Khối lƣợng (tạ/ngày) Tỷ lệ (%)
1 Hộ dân 178,56 49,69
2 Đường xá 46,78 13,02
3 Cơ quan, trường học, công sở 9,91 2,76
4 Chợ 65,79 18,31
5 Cơ sở sản xuất kinh doanh 58,28 16,22
6 Tổng phát sinh 359,35 100
51
Biểu đồ 2.3. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt