Vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 64 - 67)

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây

55

dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay, trên địa bàn xã Tân Thành, tỷ lệ HGĐ sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7. Thực trạng nhà vệ sinh cúa các HGĐ tại xã Tân Thành

Kiểu nhà vệ sinh Số HGĐ Tỷ lệ %

Không có 34 7,69

Nhà vệ sinh đất 156 35,5

Nhà vệ sinh hai ngăn 151 34,22

Nhà vệ sinh tự hoại 99 22,59

Tổng 440 100

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

7.7 35.5 34.2 22.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Không có Nhà vệ sinh đất Nhà vệ sinh hai ngăn Nhà vệ sinh tự hoại Tỷ lệ % Các kiểu nhà vệ sinh

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các HGĐ tại xã Tân Thành

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Qua bảng tổng hợp thực trạng nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy, nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu của Bộ trưởng bộ Y tế (quyết định số 08/2005/QĐ-BYT) thì chỉ có 22,59% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh, số còn lại chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. So với 18% số HGĐ theo kết quả điều tra toàn quốc về VSMT nông thôn được công bố ngày 25/3/2012, đây cũng là con số không thấp.

56

Có 34,22% HGĐ dùng nhà vệ sinh hai ngăn nhưng qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn xã thì số đó hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng; khi mưa, nhà vệ sinh vẫn bị dột và nước hắt vào vì nhà vệ sinh không có cửa; nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng).

Và có 7,69% HGĐ không có nhà vệ sinh, đây là những hộ nghèo, hộ người già của xã. Hầu hết là các HGĐ đặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, những HGĐ có quy mô chăn nuôi đại gia súc. Theo kết quả phỏng vấn các HGĐ trong xã, có 14% HGĐ đặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, đây là những HGĐ có quy mô chăn nuôi lớn hoặc chăn nuôi đại gia súc; 38% hộ có chuồng nuôi và nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, điều này tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển đặc biệt là vào mùa nóng; còn lại 37,4% HGĐ có cả nhà vệ sinh và chuồng nuôi tách riêng khu nhà ở, đó là những HGĐ có hố xí đất và chăn nuôi trâu, bò. Qua đó ta thấy, việc xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh chưa có quy hoạch, chưa hợp vệ sinh.

Bảng 2.8. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Nguồn tiếp nhận Số HGĐ Tỷ lệ %

Ngấm xuống đất 261 59,37

Ao làng 51 11,59

Bể tự hoại 102 23,17

Nơi khác 26 5,87

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Dựa trên bảng các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy, xã hiện vẫn chưa có cống thải chung nên nước thải từ nhà vệ sinh được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 59,37% HGĐ; nhà nào có nhà vệ sinh tự hoại thì thải vào bể tự hoại, số đó chiếm 23,17%; một số HGĐ lại thải vào hầm biogas hoặc xây một hố chứa nước thải ngầm, dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải nhà vệ sinh ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà người dân ở đây chủ yếu là dùng nước giếng cho sinh hoạt ăn uống.

57

Biểu đồ 2.6. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 64 - 67)