Số liệu được nhập bằng Foxpro for Windows và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 10.5.
2.9.1 Tỉ suất nhiễm khuẩn bệnh viện
Tỉ suất mới mắc = x 100%
(incidence)
Tỉ trọng mới mắc = x 1000
(incidence density)
Số ca NKBV mới trong khoảng thời gian
Số ngày điều trị của bệnh nhân cùng khoảng thời gian Số ca tiếp xúc cùng khoảng thời gian
Tỉ trọng mới mắc = x 1000
(a) NKBV liên quan đến dụng cụ là những NKBV xảy ra liên quan đến các dụng cụ đặt vào cơ thể, như VPBV liên quan đến thở máy, NKH liên quan đến đặt thông mạch máu, NKTN liên quan đến đặt thông tiểu.
2.9.2 Thống kê mô tả
Các biến rời sẽ được trình bày theo tỉ lệ phần trăm, các biến liên tục sẽ được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD), tỉ suất NKBV sẽ được ước lượng với khoảng tin cậy 95% (95% CI)
Tỉ suất mới mắc NKBV, tỉ lệ NKBV theo vị trí, tỉ trọng mới mắc NKBV, tỉ trọng mới mắc NKBV liên quan đến dụng cụ
Chỉ số sử dụng dụng cụ
Tỉ lệ loại vi khuẩn phân lập, tỉ lệ vi khuẩn theo vị trí, tỉ lệ kháng kháng sinh
Phân bố NKBV theo tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng, thời gian điều trị, loại bệnh, bệnh đi kèm, các can thiệp xâm lấn, điều trị, thời gian điều trị tại khoa HSCC, thời gian điều trị chung và chi phí điều trị.
2.9.3 So sánh và tương quan
So sánh các yếu tố tiếp xúc ở 2 nhóm có NKBV và không NKBV: dùng test t khi so sánh hai trung bình, test 2 so sánh hai tỉ lệ và test Fisher so sánh hai tỉ lệ có mẫu nhỏ; mức ý nghĩa là p <0,05 và kiểm định hai phía. Tương quan giữa các biến dùng với hệ số r theo phân phối Pearson.
2.9.4 Xác định yếu tố nguy cơ và chỉ số nguy cơ
Yếu tố nguy cơ được phân tích bằng phương pháp hồi quy logistic. Các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa trong phân tích hồi quy logistic sẽ có hệ số hồi quy β tương
ứng. Khi lấy hệ số này nhân với 10 ta có chỉ số nguy cơ của từng biến số độc lập. Từng bệnh nhân sẽ có chỉ số nguy cơ bằng tổng các chỉ số nguy cơ của từng biến độc lập theo công thức 10 x β x ( β là hệ số tương quan hồi quy của từng biến độc lập, là giá trị của biến: có giá trị là 1 khi xuất hiện biến đó và giá trị là 0 khi không có biến xuất hiện). Để xác định được giá trị nào của chỉ số nguy cơ có ý nghĩa trong việc dự báo nguy cơ dùng đường cong ROC của chỉ số nguy cơ. Đường cong ROC sẽ giúp xác định trị số điểm cắt có độ nhạy cảm và độ đặc hiệu cao nhất.
Bệnh nhân nằm HSCC
Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Đánh giá ban đầu bệnh nhân trong 48 giờ Điền phiếu thu thập
Theo dõi và đánh giá bệnh nhân Phát hiện NKBV
Lâm sàng gợi ý NKBV
Thực hiện các xét nghiệm vi sinh xác định tác nhân
Hoàn tất phiếu điều tra
Đối chiếu phiếu với HSBA
(-)
(+)
Xác định ca bệnh
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1 Phân bố theo tuổi và giới
Bảng 3.8 Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu Số ca (n=671) Tỉ lệ % Giới Nam 394 58,7 Nữ 277 41,3 Tuổi
Trung bình (tháng) 58 ± 57 (a)
12th 287 42,8
1t – 5t 122 18,2
>5t – 10t 148 22,0
>10t 114 17,0
(a) trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Tỉ số nam và nữ của của mẫu khảo sát là 1,4/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân khảo sát là 58 tháng (khoảng 6 tuổi) , tuổi nhỏ nhất là 1 tháng và tuổi lớn nhất là 15 tuổi. Lứa tuổi 12 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 42,8%, thấp nhất là lứa tuổi trên 10 chiếm tỉ lệ 17,0%. Xét chung cả 2 nhóm tuổi 1 tuổi và 5 tuổi cho thấy nhóm tuổi 5 tuổi chiếm tỉ lệ là 61% (bảng 3.8).
Bảng 3.9 Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân nghiên cứu Số ca
(n=671)
Tỉ lệ %
Bệnh nền
Bệnh nhiễm khuẩn 349 52,0
Tai nạn ngộ độc 110 16,4
Bệnh lý tiêu hoá 72 10,7
U bướu 23 3,4
Bệnh hô hấp 23 3,4
Bệnh thần kinh cơ 18 2,7
Bệnh tim mạch 17 2,5
Bệnh huyết học 13 1,9
Bệnh khác 46 6,9
Bệnh kèm 107 15,9
Suy giảm miễn dịch 18 2,7
Suy dinh dưỡng 262 39,0
Độ I 179 26,7
Độ II 65 9,7
Độ III 18 2,7
Chỉ số PRISM 7,2 ± 4,5 (a)
(a)
trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)
Bệnh nền thường gặp nhất ở các bệnh nhân được khảo sát là bệnh lý nhiễm khuẩn 349 ca chiếm tỉ lệ 52%, trong đó các bệnh phổ biến là: viêm phổi: 122 (35,0%); sốt xuất huyết: 114 (32,7%); viêm não: 39 (11,2%); nhiễm khuẩn huyết: 29 (8,3%); viêm ruột: 27 (7,7%). Kế đến là nhóm bệnh tai nạn và ngộ độc 110 ca chiếm 16,4% gồm có rắn cắn: 31 (28,2%); ngộ độc: 28 (25,5%); chấn thương: 22
(20%); ong đốt: 15 (13,6%); chết đuối: 14 (12,7%). Bệnh lý phổ biến hàng thứ ba là bệnh lý tiêu hoá 72 ca chiếm 10,7% bao gồm chủ yếu là dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá: 42 (58,3%), tắc ruột: 13 (18,1%) (bảng 3.9).
Bệnh điều trị tại khoa HSCC nhi thường có nhiều bệnh đi kèm, 107 ca có bệnh đi kèm chiếm tỉ lệ 15,9%, trong đó bệnh đi kèm thường gặp là tim bẩm sinh: 34 (31,8%); bại não: 19 (17,8%), hội chứng Down: 12 (11,2%); trào ngược: 12 (11,2%); sanh non: 11 (10,2%). 18 ca có tình trạng suy giảm miễn dịch bao gồm: 5 ca hội chứng thực bào máu, 4 ca giảm bạch cầu hạt, 3 ca lupus đỏ, 2 ca suy tuỷ, 2 ca nhiễm HIV, 1 ca bạch cầu cấp và 1 ca cắt lách ở bệnh nhân thalassemie.
Có 262 ca suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ 39%, trong đó chủ yếu là suy dinh dưỡng độ I chiếm 26,7%, kế đến là suy dinh dưỡng độ II 9,7%. Chỉ số đánh giá độ nặng của bệnh là PRISM trong 48 giờ đầu sau nhập khoa trung bình là 7,2 ± 4,5, chỉ số này là cao cho thấy bệnh nhân tại khoa HSCC nhi là bệnh nhân nặng (bảng 3.9).
3.1.3 Các can thiệp và điều trị trên bệnh nhân nghiên cứu
Bệnh nhân nằm HSCC nhi cần rất nhiều can thiệp xâm lấn, trong đó thông tĩnh mạch ngoại biên là phổ biến nhất, 100 % bệnh nhân nằm HSCC nhi đều có ít nhất một đường truyền tĩnh mạch, số đường truyền tĩnh mạch trung bình 1,4 ± 0,6, nhiều nhất là 4 đường truyền. Thông dạ dày là can thiệp đứng hàng thứ hai chiếm 46,2%, kế đến là thở máy chiếm 28,6%, phẫu thuật 20,4%, đặt thông tĩnh mạch trung tâm 19,4%, bộc lộ tĩnh mạch 17,6% và đặt thông tiểu 11,0%. Trung bình bệnh nhân có 2,54 ± 1,3 loại can thiệp, ít nhất là 1 và cao nhất là 7 can thiệp (bảng 3.10).
Về điều trị thuốc, kháng sinh là thuốc dùng phổ biến nhất tại khoa HSCC nhi có 579 ca chiếm 86,3%, kế đến là truyền máu và các sản phẩm của máu 34,4%,
dùng vận mạch 26%, nuôi ăn tĩnh mạch 19,4%, thuốc ức chế thụ thể H2 19,2%, giãn cơ 12,7% và an thần 11,9% , corticoides 7,9% (bảng 3.10).
Bảng 3.10 Các can thiệp và điều trị chính trên bệnh nhân Số ca
(n=671)
Tỉ lệ %
Can thiệp chính
Thông dạ dày 310 46,2
Thở máy 192 28,6
Phẫu thuật 137 20,4
Đặt thông TMTT (a) 130 19,4
Bộc lộ tĩnh mạch 118 17,6
Đặt thông tiểu 74 11,0
Đặt thông động mạch 43 6,4
Dẫn lưu màng phổi 37 5,5
Dẫn lưu màng bụng 37 5,5
Số đường truyền TM (b) ngoại biên 1,4 ± 0,6 (c) Số loại can thiệp trung bình 2,54 ± 1,3 (c)
Điều trị
Kháng sinh 579 86,3
Truyền máu 231 34,4
Vận mạch 177 26,0
Nuôi ăn tĩnh mạch 130 19,4
Ức chế thụ thể H2 129 19,2
Giãn cơ 85 12,7
An thần 80 11,9
Corticoides 53 7,9
3.2Tỉ suất nhiễm khuẩn bệnh viện
3.2.1 Tỉ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng 3.11 Tỉ suất mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện Số ca Tỉ lệ %
Không 517 77,0
Có 154 23,0 ± 3,2 (a)
Tổng cộng 671 100
(a) 95% khoảng tin cậy (CI)
Bảng 3.12 Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí
Loại nhiễm khuẩn bệnh viện Số ca Tỉ lệ %
Viêm phổi bệnh viện 76 44,2
Nhiễm khuẩn huyết 42 24,4
Nhiễm khuẩn vết mổ 19 11,1
Nhiễm khuẩn nơi đặt thông mạch máu 16 9,3
Nhiễm khuẩn tiết niệu 9 5,2
Nhiễm khuẩn khác 10 5,8
Trong 671 ca khảo sát có 154 ca mắc NKBV với tỉ suất mới mắc là 23 ± 3,2 % (95% CI) (bảng 3.11). Có 154 ca mắc NKBV nhưng tổng số loại NKBV cao hơn do có những trường hợp mắc 2 loại NKBV hay 3 loại NKBV (bảng 3.13), trong đó VPBV là loại NKBV hàng đầu chiếm 44,2%, kế đến là NKH 24,4%, NKVM 11,1%, nhiễm khuẩn nơi đặt thông mạch máu (NKTMM) 9,3% và NKTN là 5,2% (bảng 3.12). Trong NKVM có 10 NKVM nông, 3 NKVM sâu, và 6 NKVM nội tạng. Các NKBV khác là: nhiễm khuẩn vết thương (6 ca), viêm ruột (3 ca), viêm tấy hậu môn tạm (1ca).
Bảng 3.13 Số lần nhiễm khuẩn bệnh viện Số lần NKBV Số ca Tỉ lệ %
1 137 89,0
2 16 10,4
3 1 0,6
Tổng cộng 154 100,0
Trong 154 ca mắc NKBV có 172 đợt NKBV với 89% có 1 lần NKBV, 10,4% có 2 lần NKBV và 0,6% có 3 lần NKBV (bảng 3.13). 16 ca có 2 vị trí NKBV chủ yếu là VPBV đi kèm với các loại NKBV khác. 8 ca VPBV cùng với NKH (6 ca VPBV xuất hiện trước và 2 ca xuất hiện sau); 3 ca VPBV cùng với NKVM, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tấy hậu môn tạm; 2 ca VPBV cùng với NKTMM. 2 ca NKH cùng với NKTMM, trong cả 2 ca NKTMM đều xuất hiện trước NKH. 1 ca NKVM đi kèm với NKTN. 1 ca có 3 loại NKBV là: VPBV xuất hiện trước rồi đến NKH và NKTN.
3.2.2 Tỉ trọng mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng 3.14 Tỉ trọng mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
Số ca (%) (i)
Số ngày đặt DC (a)
Tỉ trọng mới mắc (/1000 ngày) (j)
Nhiễm khuẩn bệnh viện chung 154 5242 (h) 29,3 ± 4,6
Nhiễm khuẩn huyết – đặt TMTT (b) 22 (16,9) 446 (e) 49,3 ± 20,5 Viêm phổi bệnh viện- thở máy 75 (39,1) 1740 (d) 43,1 ± 9,7 (k) Nhiễm khuẩn tiết niệu – đặt TT (c) 9 (12,1) 220 (g) 40,9 ± 26,7 (a) dụng cụ; (b) tĩnh mạch trung tâm; (c) thông tiểu, (d) số ngày thở máy; (e) số ngày đặt TMTT; (g) số ngày đặt TT; (h)số ngày điều trị.(i) số ca NKBV liên quan đến dụng cụ, tỉ lệ NKBV so với số ca đặt DC; (j) tỉ trọng mới mắc = (số ca NKBV liên quan đến DC / số ngày đặt dụng cụ) x 1000; (k) 95% CI.
Tỉ trọng mới mắc NKBV là 29,3 ± 4,6 / 1000 ngày điều trị. Tỉ trọng mới mắc NKH liên quan đến thông tĩnh mạch trung tâm là cao nhất 49,3 ± 20,5 / 1000 ngày đặt thông, kế đến là tỉ trọng mới mắc VPBV liên quan đến thở máy là 43,1 ± 9,7 / 1000 ngày thở máy, thấp nhất là tỉ trọng mới mắc NKTN liên quan đến đặt thông tiểu là 40,9 ± 26,7 / 1000 ngày đặt thông (bảng 3.14). Tỉ lệ VPBV trên bệnh nhân có giúp thở là 39,1% (75/192 ca có thở máy); tỉ lệ NKH trên bệnh nhân đặt thông tĩnh mạch trung tâm là 16,9% (22/130 ca có đặt thông tĩnh mạch trung tâm) và tỉ lệ NKTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu là 12,1% (9/74 ca có đặt thông tiểu).
3.2.3 Chỉ số sử dụng dụng cụ Bảng 3.15 Chỉ số sử dụng dụng cụ
Thời gian đặt dụng cụ
Chỉ số sử dụng dụng cụ (a)
Nội khí quản thở máy 1740 0,33
Thông tĩnh mạch trung tâm 446 0,09
Thông tiểu 220 0,04
(a) Chỉ số sử dụng dụng cụ = thời gian đặt dụng cụ/ thời gian điều trị (thời gian điều trị=5242 ngày)
Chỉ số sử dụng dụng cụ đo lường mức độ thực hiện các thủ thuật xâm lấn trên bệnh nhân, do đó đánh giá các yếu tố ngoại sinh, tuy nhiên nó cũng phản ánh mức độ nặng của bệnh do đó nó cũng nói lên nguy cơ nội sinh của bệnh nhân về nhiễm khuẩn. Chỉ số sử dụng dụng cụ tại khoa HSCC nhi cao nhất là thở máy 0,33, kế đến là đặt thông tĩnh mạch trung tâm 0,09, và thông tiểu là 0,04 (bảng 3.15). Qua đó cho thấy nguy cơ VPBV trong mẫu nghiên cứu này sẽ cao hơn nhiều so với NKH và NKTN.
3.3 Phân bố và tương quan của nhiễm khuẩn bệnh viện 3.3.1 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới 3.3.1 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới
Bảng 3.16 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới
Giới Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có n = 154 (%) Không n = 517 (%) Nam 92 (23,4) 302 (76,6) 0,769 Nữ 62 (22,4) 215 (77,6)
Tỉ suất NKBV giữa hai giới nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 3.16).
3.3.2 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo tuổi Bảng 3.17 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo tuổi
th: tháng; t: tuổi
Xét theo nhóm tuổi mắc bệnh thì tỉ suất NKBV của lứa tuổi từ 1 – 12 tháng là 23,3%, từ 1 – 5 tuổi là 22,1%, từ 5 – 10 tuổi là 25%, trên 10 tuổi là 20,1% (bảng 3.17). Nếu tính trong dân số NKBV thì lứa tuổi từ 1 – 12 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất
Tuổi Nhiễm khuẩn bệnh viện
Có n=154 (%) Không n=517 (%) > 1th – 12 th 67 (23,3) 220 (42,5) 1t – 5t 27(22,1) 95 (18,4) >5t – 10t 37(25) 111 (21,5) >10t 23 (20,2) 91 (17,6)
là 43,5% (67/154), từ 1 – 5 tuổi chiếm 17,5% (27/154), từ 5 -10 tuổi chiếm 24% (37/154), trên 10 tuổi là 15% (23/154) (biểu đồ 3.1).
5t - 10t 24% 1t - 5t 17,5% 1th - 12 th 43,5% > 10t 15%
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố tỉ suất nhiễm khuẩn bệnh viện theo tuổi Bảng 3.18 Phân bố vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện theo tuổi
Tuổi Loại nhiễm khuẩn bệnh viện
VPBV(a) (%) NKH(b) (%) NKVM(d) (%) NKTN(c) (%) NKTMM(e) (%) 1th -12 th 35 (12,2) 16 (5,6) 12 (4,2) 5 (1,7) 3 (1,0) 1t – 5 t 13 (10,7) 11 (9,0) 4 (3,3) 1 (0,8) 3 (2,5) 5 – 10 t 19(12,8) 7 (4,7) 1 (0,7) 1 (0,7) 8 (5,4) > 10 t 9 (11,8) 8 (7,0) 2 (1,8) 2 (1,8) 2 (1,8)
(a) viêm phổi bệnh viện; (b) nhiễm khuẩn huyết; (c) nhiễm khuẩn tiết niệu; (d) nhiễm khuẩn vết mổ; (e) nhiễm khuẩn nơi đặt thông mạch máu; th: tháng; t: tuổi
Xét phân bố vị trí NKBV theo tuổi thì trong mỗi nhóm tuổi loại NKBV thường gặp vẫn là VPBV, kế đến NKH, NKVM, và NKTN. Đối với VPBV thì tỉ suất mắc gần như bằng nhau ở các nhóm tuổi khoảng từ 11 – 12%, lứa tuổi gặp nhiều NKH nhất là từ 1 – 5 tuổi (9%), NKVM cao nhất là ở tuổi từ 1 – 12 tháng (4,2%), lứa tuổi chiếm tỉ suất NKTMM cao nhất là từ 5 – 10 tuổi (5,4%) (bảng 3.18).
3.3.3 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo bệnh nền Bảng 3.19 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo bệnh nền
Bệnh lý Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có n =154 (%)
Không n = 517 (%)
Bệnh lý nhiễm khuẩn 76 (21,8) 273 (78,2) 0,45 Bệnh lý tiêu hoá 21 (29,2) 51 (70,8) 0,18 Tai nạn- ngộ độc 19 (17,3) 91 (82,7) 0,12
Bệnh lý thần kinh cơ 8 (44,4) 10 (55,6) 0,03 Bệnh lý huyết học 7 (53,8) 6 (46,2) 0,007
U bướu 6 (26,1) 17 (73,9) 0,72
HC Stevens-Johnson 5 (27,8) 13 (72,2) 0,62
Bệnh lý thận 2 (25,0) 6 (75,0) 0,89
Bệnh lý hô hấp 2 (8,7) 21 (91,3) 0,09
Bệnh lý tim 1 (5,9) 16 (94,1) 0,09
Bệnh chuyển hoá 1 (12,5) 7 (87,5) 0,48
Khác 6 (50,0) 6 (50,0) 0,02
Tính tỉ suất mắc theo từng nhóm bệnh thì bệnh lý huyết học có tỉ suất NKBV cao nhất là 53,8%, kế đến là bệnh lý thần kinh cơ 44,4%, bệnh lý tiêu hoá 29,2%.
So sánh tỉ suất NKBV của từng nhóm bệnh thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chỉ có nhóm bệnh thần kinh cơ và bệnh lý huyết học thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.19).
Bảng 3.20 Các vị trí nhiễm khuẩn bệnh viện và bệnh nền
Bệnh lý Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có (%) Không (%)
Viêm phổi bệnh viện 76 595
Viêm phổi 25 (32,9) 97 (16,3) 0,001
Viêm não 13 (17,1) 26 (4,4) 0,001
Bệnh lý thần kinh cơ 7 (9,2) 11 (1,8) 0,001
Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện 42 629
Bệnh máu 4 (9,5) 9 (1,4) 0,001
Nhiễm khuẩn vết mổ 19 652
Phẫu thuật đường tiêu hoá 18 (94,7) 82 (69,5) 0,021
Nhiễm khuẩn tiết niệu 9 662
Các bệnh nền có liên quan đến các vị trí NKBV là: đối với VPBV là các bệnh viêm phổi, viêm não, bệnh lý thần kinh cơ; đối với NKH bệnh viện là bệnh về máu; đối với NKVM là phẫu thuật đường tiêu hoá; đối với NKTN là dị tật bẩm sinh đường tiết niệu (p<0,05) (bảng 3.20). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ suất NKTTM giữa các nhóm bệnh (p>0,05).
3.3.4 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo tình trạng dinh dưỡng
Bảng 3.21 Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo mức độ suy dinh dưỡng Mức độ suy dinh dưỡng (a) Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có n = 154 (%) Không n =517 (%) Không SDD (b) 83 (20,3) 326 (79,7) 0,04 SDD độ I 36 (20,1) 143 (79,9) 0,15 SDD độ II 27 (41,5) 38 (58,5) 0,001 (c) SDD độ III 8 (44,4) 10 (55,6) 0,027
(a) Phân độ suy dinh dưỡng theo cân nặng, (b) suy dinh dưỡng.
(c) Phân tích đơn biến: SDD độ II, III có nguy cơ NKBV với OR: 2,9; 95% CI: 1,8 – 4,6
0 10 20 30 40 50
Không độ I độ II độ III
% n hi ễ m k hu ẩ n b ệ n h v iệ n Có NKBV Không NKBV
Biểu đồ 3.2 Biều đồ so sánh tỉ suất nhiễm khuẩn bệnh viện của các độ suy dinh