Caùc bieán soá

Một phần của tài liệu Yếu tố nguy cơ và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nhi đồng 1 (Trang 48 - 50)

2.7.1 Biến số phụ thuộc 2.7.1.1 Biến số chính

Nhiễm khuẩn bệnh viện

- Xác định ca bệnh: tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV dựa theo tiêu chuẩn của CDC 1996 [80]. Thời gian được tính là ca bệnh từ 48 giờ sau nhập HSCC đến 48 giờ sau khi ra khỏi HSCC.

- Ngày khởi phát NKBV: là thời điểm xác định ca bệnh theo tiêu chuẩn của CDC. Đối với bệnh nhân có nhiều lần NKBV, thời điểm khởi phát được tính từ lần NKBV đầu tiên. Nếu có cấy phân lập vi khuẩn thì thời điểm được tính là lúc lấy mẫu cấy.

2.7.1.2 Biến số thứ phát

Tử vong: nếu bệnh nhân tử vong tại khoa HSCC.

Thời gian điều trị tại HSCC : được tính từ lúc nhập đến khi ra khỏi HSCC.  Thời gian điều trị toàn bộ: thời gian bệnh nhân nằm viện.

Chi phí điều trị: toàøn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân trong suốt quá trình nằm viện.

Tác nhân gây bệnh: là tác nhân phân lập được từ mẫu bệnh phẩm tương ứng với NKBV xác định.

2.7.2 Biến số độc lập Yếu tố dịch tễ: tuổi, giới.

Tuổi: nếu nhỏ hơn 24 tháng thì ghi tháng, nếu trên 24 tháng thì ghi tuổi.

Yếu tố cơ địa:

Cân nặng: tính bằng kg ± 100 g.

Tình trạng dinh dưỡng: được phân chia theo cân nặng theo phân loại của TCYTTG gồm 3 mức: độ I  80% cân nặng so với chuẩn, độ II  70% cân nặng so với chuẩn; độ III  60% cân nặng so với chuẩn.

Bệnh nền: chọn loại bệnh chính cho lần nhập viện này và ghi mã theo ICD 10  Bệnh đi kèm: là bệnh đi kèm theo bệnh chính và có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý hiện tại ở nhiều mức độ.

Tình trạng suy giảm miễn dịch: khi bệnh nhân có sử dụng corticoides kéo dài, nhiễm HIV, giảm bạch cầu đa nhân <2500 / mm3.

Chỉ số PRISM III (Pediatric Risk of Mortality) theo Liên đoàn thế giới các hiệp hội Hồi sức và Săn sóc tăng cường Nhi 2000 (World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies) [125]: chỉ số PRISM gồm 16 thông số được đánh giá 48 giờ đầu sau nhập HSCC (phụ lục 3).

Yếu tố can thiệp Can thiệp xâm lấn

Đặt nội khí quản thở máy, thở áp lực dương liên tục qua mũi (Nasal Continuous Positive Airway Pressure: NCPAP), thông tĩnh mạch ngoại biên, thông tĩnh mạch trung tâm, thông tiểu, thông dạ dày nuôi ăn.

 Can thiệp khác: dẫn lưu màng phổi, màng bụng, khí dung, chạy thận nhân tạo….

Điều trị thuốc

 Kháng sinh:

- Kháng sinh dự phòng: khi dùng kháng sinh ở bệnh nhân chưa có bằng chứng nhiễm khuẩn với mục đích dự phòng, hay kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật. - Kháng sinh điều trị: khi dùng kháng sinh ở bệnh nhân có các bằng chứng của bệnh nhiễm khuẩn.

 Các loại thuốc khác: corticoides, ức chế thụ thể H2, vận mạch (dopamin và dobutamin), đại phân tử, giãn cơ, an thần (diazepam và phenobarbital) được tính khi chỉ định cho bệnh nhân với thời gian ít nhất là 24 giờ.

Truyền máu: khi bệnh nhân được truyền máu và các sản phẩm của máu .

Nuôi ăn tĩnh mạch: khi bệnh nhân được dinh dưỡng bằng truyền dung dịch có chứa chất đạm hay chất béo ít nhất là 24 giờ.

Thời gian đặt các dụng cụ, hay sử dụng thuốc trước NKBV: được tính từ lúc có can thiệp đến khi phát hiện NKBV. Nếu bệnh nhân không có NKBV sẽ tính bằng thời gian từ lúc đặt hay dùng thuốc đến khi chấm dứt can thiệp hay khi rời khỏi khoa HSCC.

Một phần của tài liệu Yếu tố nguy cơ và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nhi đồng 1 (Trang 48 - 50)