Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LN gộp 5.501.364 6.638.439 6.356.225 1.137.075 20,67 (282.214) (4,25) DTT 162.179.888 154.683.740 153.238.964 (7.496.148) (4,62) (1.444.776) (0,93) HSLG (%) 3,39 4,29 4,15 0,9 26,55 (0,14) (3,26)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng 4.13 ta nhận thấy, hệ số lãi gộp của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 4,29% tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2011, tức là trong 100 đồng doanh thu thuần có 4,29 đồng lợi nhuận gộp. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của GVHB (5,51%) giảm nhiều hơn tốc độ giảm của DTT (4,64%) làm cho LN gộp tăng 20,67%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua hệ số lãi gộp của Công ty có xu hướng giảm, giảm xuống mức 4,15% tương ứng giảm 0,14% so với cùng kỳ 2012, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 4,15 đồng lợi nhuận gộp.
95
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 68,58 670.004 57,55 DTT 207.378.492 378.419.739 499.490.496 171.041.247 82,48 121.070.757 31,99 ROS (%) 0,33 0,31 0,37 (0,02) (6,1) 0,06 19,35
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng 4.14 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2012 là cao nhất đạt mức 0,37%, thấp nhất là năm 2011 chỉ đạt mức 0,31%. Năm 2010, ROS đạt 0,33%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,33 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 hệ số này giảm 0,02% so với năm 2010 chỉ đạt 0,31%, tức là với 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 0,31 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân do Công ty mới mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí quản lý và chi phí khấu hao còn lớn nên dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất này thấp. Cụ thể, năm 2012 ROS của Công ty là 0,37%, tức là khi Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ mang lại 0,37 đồng lợi nhuận. Trong năm 2012 tuy gặp khó khăn trong việc kinh doanh làm cho doanh thu tăng không cao như năm 2011 nhưng nhờ có chiến lược đẩy mạnh kinh doanh đúng đắn và chính sách quản lý chi phí hợp lý nên hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Ta thấy rõ là tốc độ tăng của lợi nhuận (57,55%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (31,99%).
Như vậy, có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty giảm ở năm 2011 và tăng trở lại ở năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty tăng cao hơn năm 2012.
96
Bảng 4.15: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty 6 tháng đầu năm (2011 – 2013) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LNST 498.917 622.226 521.324 123.308 24,72 (100.901) (16,22) DTT 162.179.888 154.683.740 153.238.964 (7.496.148) (4,62) (1.444.776) (0,93) ROS (%) 0,31 0,40 0,34 0,09 29,03 (0,06) (15)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 0,40% cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 và cùng kỳ năm 2013. Có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,40 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu giảm ít hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nên làm cho tỷ suất này cao hơn năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất ROS của Công ty giảm xuống mức 0,34%, tức cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,34 đồng lợi nhuận giảm 0,06 đồng so với cùng kỳ 2012. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng xấu.
4.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.16: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) năm (2010 – 2012) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 68,58 670.004 57,55 Tổng tài sản 19.096.633 24.266.000 26.675.294 5.169.367 27,07 2.409.294 9,93 ROA (%) 3,62 4,80 6,88 1,18 32,63 2,08 43,36
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Công ty năm 2012 là cao nhất đạt mức 6,88%, thấp nhất là năm 2010 chỉ đạt mức 3,62%. Cụ thể năm 2010, ROA của Công ty là 3,62%, tức là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì Công ty sẽ thu được 3,62 đồng lợi nhuận. Năm 2011, ROA của Công ty là 4,80%, tức là khi Công ty bỏ ra 100 đồng tài sản thì sẽ thu được 4,80 đồng lợi nhuận, so với năm 2010 ROA tăng 1,18%. Đến năm 2012,
97
ROA của Công ty là 6,88% tăng 2,08% so với năm 2011, lúc này Công ty bỏ ra 100 đồng tài sản thì sẽ thu được 6,88 đồng lợi nhuận, tăng 2,08 đồng lợi nhuận so với năm 2011.
Kết quả phân tích trên chứng tỏ được hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đang dần được cải thiện qua các năm 2010, 2011, 2012, có nghĩa là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dần đạt hiệu quả.
Bảng 4.17: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm (2011 – 2013) trong 6 tháng đầu năm (2011 – 2013)
Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LNST 498.917 622.226 521.324 123.308 24,72 (100.901) (16,22) Tổng tài sản 19.632.907 18.347.209 26.045.875 1.285.698 (7,00) 7.698.666 41,96 ROA (%) 2,54 3,39 2,00 0,85 33,45 (1,39) (40,99)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua kết quả trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 2,54% tức cứ 100 đồng tài sản Công ty bỏ ra thì sẽ thu lại được 2,54 đồng lợi nhuận. Đến 6 tháng đầu năm 2012 tỷ suất này tiếp tục tăng lên đến mức 3,39% tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 3,39 đồng lợi nhuận, đạt mức cao nhất so với cùng kỳ năm 2011 và năm 2013. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng tăng lên và tổng giá trị tài sản giảm xuống nên làm cho tỷ suất này tăng. Qua 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất này giảm xuống còn 2,00%, cụ thể giảm 1,39% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng giảm mà giá trị tổng tài sản lại tăng lên làm cho tỷ suất này giảm.
4.2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.18: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 68,58 670.004 57,55 VCSH 9.236.765 11.375.821 12.638.327 2.139.056 23,16 1.262.506 11,10 ROE (%) 7,48 10,23 14,51 2,75 36,78 4,28 41,82
98
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số ROE của Công ty trong 3 năm gần đây cao hơn so với tỷ số ROA.Điều này cho thấy trong những năm gần đây Công ty hoạt động chủ yếu nhờ vào các khoản vay.
Cụ thể, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đạt 7,48%, tương ứng với 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ đem lại 7,48 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, tỷ suất này tăng lên 10,23%, tương ứng với 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sẽ thu được 10,23 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012 tỷ suất này tiếp tục tăng đạt 14,51%, tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty sẽ thu được 14,51 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân làm cho tỷ số này tăng qua các năm 2010-2012 là do tốc độ tăng lợi nhuận trong 3 năm này nhanh hơn tốc độ tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu, nhất là năm 2012.
Bảng 4.19: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 6 tháng đầu năm (2011 – 2013) của công ty trong 6 tháng đầu năm (2011 – 2013)
Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LNST 498.917 622.226 521.324 123.308 24,72 (100.901) (16,22) VCSH 11.375.821 11.375.821 12.038.327 - - 662.506 5,82 ROE (%) 4,39 5,47 4,33 1,08 24,63 (1,14) (20,84)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng 4.19 ta thấy, tỷ suất ROE của Công ty tăng ở 6 tháng đầu năm 2012, đạt mức cao nhất so với cùng kỳ, cụ thể đạt 5,47%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty sẽ thu được 5,47 đồng lợi nhuận. như vậy cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2012 này nguồn vốn chủ sở hữu đã mang lại lợi nhuận cao cho Công ty chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tốt. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu không tăng mà lợi nhuận tăng 24,72%, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự có của mình đạt hiệu quả hơn so với cùng kỳ 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thì tỷ suất này giảm xuống còn 4,33% thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà Công ty bỏ ra thì mang lại 4,33 đồng lợi nhuận giảm 1,14% so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân là lợi nhuận giảm xuống, khi vốn tự có của Công ty đã tăng 5,82% làm cho tỷ suất ROE giảm xuống, chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra lúc này không đạt hiệu quả so với cùng kỳ hai năm trước.
99
Chƣơng 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI KIM ĐIỆP 5.1 NHẬN XÉT
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Kim Điệp, sau khi đã được tìm hiểu và nghiên cứu em nhận thấy công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty đã đạt được một số mặt chủ yếu sau:
- Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, tình hình này phù hợp với hoạt động của Công ty. Kết cấu sổ đơn giản, trình tự ghi chép và xử lý số liệu dễ hiểu.
- Đối với hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ bắt buộc, Công ty tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra đối với chứng từ hướng dẫn và tự lập Công ty đều có đăng ký với cơ quan chức năng.
- Công tác tổ chức kế toán có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong công việc.
- Ngoài ra, toàn bộ hệ thống kế toán tại công ty được trang bị hệ thống máy vi tính với chương trình kế toán đã được lập trình sẵn đảm bảo cho việc xử lý thông tin được nhanh chóng, chính xác và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như:
- Công ty thực hiện việc xác định kết quả vào cuối năm làm cho công việc vào cuối năm quá bận rộn từ đó dễ dẫn đến sai sót và trong năm thì các công việc không được giải quyết một cách dứt khoát, đúng kỳ hạn. Biểu hiện ở việc công ty để sảy ra tình trạng nộp BHXH, BHYT chậm đã bị nộp phạt…
- Công tác thu hồi nợ của công ty còn chưa hiệu quả. Việc thu hồi nợ gắn liền với việc ghi nhận doanh thu trong kỳ nhưng công ty vẫn để sảy ra tình trạng khách hàng thanh toán quá chậm so với hợp đồng đã ký kết, thậm trí có khách hàng không thu hồi được nợ, phải ra tới Tòa Án làm tốn thêm chi phí của công ty.
- Công tác quản lý nhân viên còn chưa được chặt chẽ do địa bàn hoạt động của các chi nhánh nằm ở huyện xa với trụ sở chính của Công ty dẫn đến tình trạng gian lận ngày công gây mất đoàn kết trong nội bộ.
100
- Công ty sử dụng phần mềm phục vụ cho công tác kế toán nhưng phần mềm chưa được hoàn chỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng lỗi làm gián đoạn công việc.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Dựa trên tình hình thực tế của Công ty em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty để tăng lợi nhuận trong thời gian sắp tới:
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định KQKD
- Doanh thu của Công ty gồm các khoản: Bán xe gắn máy, bán phụ tùng, và dịch vụ sửa chữa. Tuy nhiên Công ty chỉ theo dõi số phát sinh trên tài khoản tổng hợp 511. Giải pháp đưa ra là Công ty nên lập tài khoản chi tiết cho từng khoản doanh thu phát sinh trong kỳ để tiện cho việc theo dõi, đánh giá được cơ cấu doanh thu phát sinh trong từng năm để từ đó kịp thời nhận biết được tình hình biến động của từng khoản doanh thu, qua đó kịp thời đánh giá lại tình hình hoạt động của Công ty và kịp thời đề ra các biện pháp hợp lý để khắc phục nếu có xu hướng giảm và nâng cao hơn nữa nếu có xu hướng tăng.
- Cần giải quyết công việc hàng tháng để tránh tình trạng dồn việc vào cuối năm quá nhiều không kiểm soát hết dẫn đến sai sót không đáng có.
- Về mặt quản lý nhân sự cần được triển khai chặt chẽ hơn nữa, cần có sự kết hợp giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận hóa đơn, bộ phận hồ sơ, thu ngân để công việc thống nhất và có sự kiểm tra chồng chéo để tránh sai sót làm mất mát thiệt hại cho Công ty.
- Cần thay thế phần mềm mới hoàn thiện hơn để tránh tình trạng hư hỏng, mất mát dữ liệu do sự cố bất ngờ.
5.2.2 Giải pháp tăng lợi nhuận
- Qua quá trình phân tích số liệu cho thấy tình hình doanh thu của Công ty tăng qua các năm nhưng đến nửa đầu năm 2013 có chiều hướng giảm cho nên để tiếp tục duy trì mức tăng doanh thu như các năm trước đòi hỏi trong thời gian sắp tới Công ty cần phải triển khai những kế hoạch kinh doanh mới (Tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm mới, chạy roadshow, giá cả cạnh tranh, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến mua xe…) đạt hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
101
Chƣơng 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài này em thấy: Tổ chức hợp lý quá trình xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn chi phí, thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình nhất là trongđiều kiện hiện nay sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau.Việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và kế toán xác định kết quả kinh doanh để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới thực sự là vấn đề cấp bách.
Với kiến thức học ở trường và thời gian thực tập tại đơn vị em đã có điều kiện tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận, từ đó vận dụng được kiến thức đã học và tiếp thu được một số kinh nghiệm thực tế tại đơn vị.