giảm. Cụ thể, tổng LNTT 6 tháng đầu năm 2013 giảm 134.535 ngàn đồng tương ứng giảm 16,22%.
4.2.2 Phân tích sự tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty ty
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh của công ty, sau đây đề tài phân tích một số nhân tố chủ yếu nhất có tác động nhiều đến tổng LNST trong kỳ của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty được hình thành từ các nhân tố sau: Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác, chi phí thuế TNDN.
Ta có phương trình kinh tế sau:
LN = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN + DTHĐTC – CPTC + TNK – CPK - TTNDN
Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến lợi nhuận.
Bảng 4.9: Số liệu phân tích sự tác động của các nhân tố đến chênh lệch LNST giai đoạn 2010 – 2012 đến chênh lệch LNST giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2010/2011 2012/2011 DT thuần 207.378.492 378.419.739 499.490.496 171.041.247 121.070.757 GVHB 200.839.864 365.583.222 482.987.433 164.743.358 117.404.211 CPBH 2.786.580 6.539.538 7.984.733 3.752.958 1.445.195 CPQLDN 3.146.146 5.643.955 6.567.488 2.497.809 923.533 DTHĐTC 573.892 1.082.739 657.863 508.847 (424.876) CPTC 338.291 418.794 283.142 80.503 (135.652) TN khác 103.100 350.676 287.839 247.576 (62.837) CP khác 23.846 115.458 167.876 91.612 52.418 TTNDN 230.189 388.047 611.382 157.858 223.335 LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 670.004
90
4.2.2.1 Sự tác động của các nhân tố đến chênh lệch LNST giữa năm 2011 và 2010
Bảng 4.10: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến chênh lệch LNST giữa năm 2011 và 2010
Đvt: 1000 đồng
Nhân tố làm tăng lợi nhuận 171.797.670
1. DTT 171.041.247
2. DTHĐTC 508.847
3. TNK 247.576
Nhân tố làm giảm lợi nhuận (171.324.097)
1. GVHB (164.743.358) 2. CPBH (3.752.958) 3. CPQLDN (2.497.809) 4. CPTC (80.503) 5. CPK (91.612) 6. TTNDN (157.857)
(Nguồn: Xem kết quả tính toán ở phụ lục 1)
Đối tượng phân tích: LN = 171.797.670 - 171.324.097
= 473.573 ngàn đồng
Nhận xét:
Qua phân tích số liệu trên ta thấy, tổng lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng 473.573 ngàn đồng nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Doanh thu thuần năm 2011 tăng lên so với doanh thu thuần băm 2010 làm cho lợi nhuận tăng thêm 171.041.247 ngàn đồng. Nguyên nhân chính là do Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng mua xe dưới sự hỗ trợ từ Công ty Honda Việt Nam và Công ty TNHH Việt Nam Suzuki, bên cạnh đó mở rộng địa bàn kinh doanh xuống các huyện và có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt…
- Giá vốn hàng bán trong năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận giảm 164.743.358 ngàn đồng. Do sản lượng tiêu thụ nhiều doanh thu tăng làm cho giá vốn tăng, ngoài ra còn do biến động giá cả thị trường làm cho giá cả hàng hóa tăng cao.
- Chi phí bán hàng năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận giảm 3.752.958 ngàn đồng. Do chí phí cho quảng cáo, quà tặng kèm cho khách hàng mua xe tăng, chi phí dịch vụ mua ngoài như: Chi phí điện, nước, điện thoại, vệ sinh, giá xăng dầu…cũng tăng. Bên cạnh đó chi phí nhân viên cũng là yếu tố quan trọng chiếm phần lớn trong tổng chi phí bán hàng của công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận của công ty giảm 2.497.809 ngàn đồng. Tương tự
91
như chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chịu tác động của chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại…đặc biệt là chi phí nhân viên trong năm 2011 tăng cao do mở rộng địa bàn kinh doanh và tăng mức lương cơ bản cho nhân viên cũ. - Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2011 tăng so với năm 2010
làm cho lợi nhuận của công ty tăng 508.847 ngàn đồng. Do lãi tiền gửi ngân hàng trong năm tăng và một số là tiền lãi từ hoạt động bán trả góp cho khách hàng.
- Chi phí tài chính trong năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận của công ty giảm 80.503 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là tiền lãi vay của Công ty trong năm tăng.
- Thu nhập khác trong năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận tăng 247.576 ngàn đồng. Thu nhập khác của công ty là thu nhập từ thanh lý tài sản và thu tiền khách hàng vi phạm hợp đồng. - Chi phí khác trong năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận
giảm 91.612 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí thanh lý tài sản trong năm 2011 tăng nhiều…
- Do khoản doanh thu năm 2011 tăng cao làm cho LNTT của Công ty tăng điều này làm cho chi phí thuế TNDN trong năm cũng tăng lên so với năm 2010, làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 157.858 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty giữa hai năm 2010 và năm 2011 ta thấy nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất là nhân tố doanh thu thuần, tăng 171.041.247 ngàn đồng(tăng 82,48%) và nhân tố làm giảm nhiều nhất là giá vốn hàng bán, giảm 164.743.358 ngàn đồng (giảm 82,03%) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Do đó, LNST của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 cụ thể là tăng 473.573 ngàn đồng, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần tăng. Bên cạnh đó, công ty cũng tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng mua xe và thường xuyên cập nhật mẫu mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
92
4.2.2.2 Sự tác động của các nhân tố đến chênh lệch LNST giữa năm 2012 và 2011
Bảng 4.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến chênh lệch LNST giữa năm 2012 và 2011
Đvt: 1000 đồng
Nhân tố làm tăng lợi nhuận 121.206.409
1. DTT 121.070.757
2. CPTC 135.652
Nhân tố làm giảm lợi nhuận (120.536.405)
1. GVHB (117.404.211) 2. CPBH (1.445.195) 3. CPQLDN (923.533) 4. CPK (52.418) 5. DTHĐTC (424.876) 6. TNK (62.837) 7. TTNDN (223.335)
(Nguồn: Xem kết quả tính toán ở phụ lục 2)
Đối tượng phân tích: LN = 121.206.409 - 120.536.405
= 670.004 ngàn đồng
Nhận xét:
Qua phân tích số liệu trên ta thấy, tổng LNST của công ty năm 2012 tăng 670.004 ngàn đồng do:
- Doanh thu thuần năm 2012 tăng lên so với doanh thu thuần năm 2011 làm cho lợi nhuận tăng thêm 121.070.757 ngàn đồng. Nguyên nhân chính là do trong năm 2012 công ty đã tạo được vị trí trên thị trường và một số chương trình khuyến mãi còn đang kéo dài làm cho doanh số tăng, bên cạnh đó nhờ sự hợp tác với nhiều công ty tài chính đẩy mạnh hoạt động mua bán xe trả góp và hưởng phí hoa hồng đại lý. - Giá vốn hàng bán trong năm 2012 tăng so với giá vốn hàng bán năm
2011 làm cho lợi nhuận giảm 117.404.211 ngàn đồng. Cũng như những năm trước giá vốn hàng bán vẫn chịu ảnh hưởng từ biến động giá cả thị trường và từ phía nhà cung cấp và sức mua của người tiêu dùng.
- Chi phí bán hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011 làm cho lợi nhuận giảm 1.445.195 ngàn đồng. Do duy trì chương trình khuyễn mãi, giảm bớt chi phí quảng cáo nhưng mở rộng kinh doanh nên Công ty cần nhiều nhân sự phục vụ cho công tác bán hàng cho nên chi phí cho nhân viên năm 2012 tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng so với năm 2011 làm cho lợi nhuận giảm 923.533 ngàn đồng. Chi phí lương cho nhân
93
viên tăng đây là nguyên nhân chính cho việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn so với năm 2011. Ngoài ra các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp cũng ngày càng tăng.
- Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 làm cho lợi nhuận giảm 424.876 ngàn đồng. Do công ty rút vốn để trang trải cho hoạt động kinh doanh và chi trả nợ vay bên cạnh đó lãi suất ngân hàng giảm làm cho khoản doanh thu này giảm xuống. - Chi phí tài chính trong năm 2012 giảm so với năm 2011 làm cho lợi
nhuận tăng 135.652 ngàn đồng. Nguyên nhân là lãi tiền vay giảm do công ty đã thanh toán một số khoản nợ vay trong năm 2012.
- Thu nhập khác năm 2012 giảm so với năm 2011 làm cho lợi nhuận giảm 62.837 ngàn đồng. Ngoài việc thu từ phạt khách hàng vi phạm hợp đồng thì Công ty còn thu từ thanh lý TSCĐnhưng khoản thu này giảm trong năm 2012 làm cho thu nhập khác giảm.
- Chi phí khác trong năm 2012 tăng so với năm 2011 làm cho lợi nhuận công ty giảm 52.418 ngàn đồng. Cho thấy khoản chi phí khác của Công ty trong năm 2012 giảm xuống rõ rệt.
- Chi phí thuế TNDN tăng so với năm 2011 làm cho lợi nhuận công ty giảm 223.335 ngàn đồng.
Tổng hợp các nhân tố làm tăng, giảm lợi nhuận giữa hai năm 2011 và năm 2012 ta thấy lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 là 670.004 ngàn đồng. Nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất cũng là nhân tố doanh thu thuần, tăng 121.070.757 ngàn đồng(tăng 31,99%), nhân tố làm giảm lợi nhuận nhiều nhất là giá vốn hàng bán, giảm 117.404.211 ngàn đồng (giảm 32,11%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này làm cho LNST của Công ty tăng 670.004 ngàn đồng,tương ứng tăng 57,55%. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận thì công ty cần chú ý đến hai nhân tố này.
4.2.3 Phân tích một số tỷ số tài chính liên quan kết quả HĐKD của Công ty
4.2.3.1 Hệ số lãi gộp
Hệ số lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh.Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ngược lại hệ số này càng thấp cho thấy doanh nghiệp có nguy cơ lỗ càng cao. Ta có bảng số liệu sau:
94
Bảng 4.12: Hệ số lãi gộp của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LN gộp 6.538.628 12.836.517 16.503.063 6.297.889 96,32 3.666.546 28,56 DTT 207.378.492 378.419.739 499.490.496 171.041.247 82,48 121.070.757 31,99 HSLG (%) 3,15 3,39 3,30 0,24 7,61 (0,09) (2,65)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số lãi gộp của công ty tăng ở năm 2011 và giảm ở năm 2012. Năm 2010 hệ số lãi gộp của công ty là 3,15% sang năm 2011 hệ số nay tăng 0,24% so với năm 2010 đạt 3,39% tức là trong 100 đồng doanh thu thuần có 3,39 đồng lãi gộp. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của GVHB (82,03%) thấp hơn tốc độ tăng của DTT (82,48%), đây là biểu hiện tích cực chứng tỏ Công ty có những biện pháp tốt giảm giá thành làm cho lãi gộp tăng (tăng 96,32%) nên hệ số tăng. Sang năm 2012 hệ số lãi gộp giảm xuống 3,30% với mức giảm 0,09% so với năm 2011 tức là trong 100 đồng doanh thu thuần có 3,30 đồng lãi gộp do tốc độ tăng của GVHB (32,11%) cao hơn tốc độ tăng của DTT (31,99%) làm cho lãi gộp tăng chậm hơn (chỉ tăng 28,56%) nên hệ số giảm.
Bảng 4.13: Hệ số lãi gộp của công ty 6 tháng đầu năm (2011 – 2013)
Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LN gộp 5.501.364 6.638.439 6.356.225 1.137.075 20,67 (282.214) (4,25) DTT 162.179.888 154.683.740 153.238.964 (7.496.148) (4,62) (1.444.776) (0,93) HSLG (%) 3,39 4,29 4,15 0,9 26,55 (0,14) (3,26)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng 4.13 ta nhận thấy, hệ số lãi gộp của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 4,29% tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2011, tức là trong 100 đồng doanh thu thuần có 4,29 đồng lợi nhuận gộp. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của GVHB (5,51%) giảm nhiều hơn tốc độ giảm của DTT (4,64%) làm cho LN gộp tăng 20,67%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua hệ số lãi gộp của Công ty có xu hướng giảm, giảm xuống mức 4,15% tương ứng giảm 0,14% so với cùng kỳ 2012, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 4,15 đồng lợi nhuận gộp.
95
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 68,58 670.004 57,55 DTT 207.378.492 378.419.739 499.490.496 171.041.247 82,48 121.070.757 31,99 ROS (%) 0,33 0,31 0,37 (0,02) (6,1) 0,06 19,35
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng 4.14 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2012 là cao nhất đạt mức 0,37%, thấp nhất là năm 2011 chỉ đạt mức 0,31%. Năm 2010, ROS đạt 0,33%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,33 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 hệ số này giảm 0,02% so với năm 2010 chỉ đạt 0,31%, tức là với 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 0,31 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân do Công ty mới mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí quản lý và chi phí khấu hao còn lớn nên dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất này thấp. Cụ thể, năm 2012 ROS của Công ty là 0,37%, tức là khi Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ mang lại 0,37 đồng lợi nhuận. Trong năm 2012 tuy gặp khó khăn trong việc kinh doanh làm cho doanh thu tăng không cao như năm 2011 nhưng nhờ có chiến lược đẩy mạnh kinh doanh đúng đắn và chính sách quản lý chi phí hợp lý nên hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Ta thấy rõ là tốc độ tăng của lợi nhuận (57,55%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (31,99%).
Như vậy, có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty giảm ở năm 2011 và tăng trở lại ở năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty tăng cao hơn năm 2012.
96
Bảng 4.15: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty 6 tháng đầu năm (2011 – 2013) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % LNST 498.917 622.226 521.324 123.308 24,72 (100.901) (16,22) DTT 162.179.888 154.683.740 153.238.964 (7.496.148) (4,62) (1.444.776) (0,93) ROS (%) 0,31 0,40 0,34 0,09 29,03 (0,06) (15)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 0,40% cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 và cùng kỳ năm 2013. Có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,40 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu giảm ít hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nên làm cho tỷ suất này cao hơn năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất ROS của Công ty giảm xuống mức 0,34%, tức cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,34 đồng lợi nhuận giảm 0,06 đồng so với cùng kỳ 2012. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng xấu.
4.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 4.16: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) năm (2010 – 2012) Đvt: 1000 đ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % LNST 690.568 1.164.140 1.834.145 473.573 68,58 670.004 57,55 Tổng tài sản 19.096.633 24.266.000 26.675.294 5.169.367 27,07 2.409.294 9,93 ROA (%) 3,62 4,80 6,88 1,18 32,63 2,08 43,36
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương mại Kim Điệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của