Các biện pháp lổ chức thực hiện và hỗ trợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 93 - 100)

- Dối với việc học nghé:

18 tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng, nhưng khi cần thiết, Toà án triệu tập

3.2.2. Các biện pháp lổ chức thực hiện và hỗ trợ

T h ứ n h ấ t, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, p h ổ biến, giáo dục pháp

luật vê lao động nói chung và pháp luật đối với lao động trẻ em, lao động chưa

thành niên nói riêng.

Đây là một công việc rất quan trọng, bởi một điều rất đơn giản íà: người ta có biết pháp luật quy định gì thì mới thực hiện nó. Từ trước đến nay, chúng la đã tiến hành truyên truyền khá nhiều về quyền trẻ em nói chung, nhưng về vấn đổ quyền Ire em trong lĩnh vực lao động thì còn rất hạn chế. Theo chúng tôi, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực lao động trẻ em cần dược liến hành với các đối tượng sau:

- Trước hết, đó là cho chính các em, những đối tượng được pháp luật bảo vệ. Ngoài việc cung cấp những nội dung về các quyền nói chung cho cúc em, cần chú ý đến những quy định pháp luật về độ -tuổi học nghề, tập nghề, lao động; về các điều kiện và nội dung của hợp đồng học nghề và hợp đổng lao động; về nhũng vấn đề về bảo hộ lao động; khiếu nại và về tố tụng trước toà án... Có như vậy, các em mới có cơ sở để tự bảo vệ mình hoặc nhờ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bênh vực. Thực tiễn cho thấy, trước câu hỏi: "Các em có biết là có Bộ luật lao động không?" thì phần lớn các em trả lời là không biết, hoặc là chỉ nghe nói là có bộ luật với tên như vậy, còn nội dung các quy định thế nào thì không rõ.

- Cho người sử dụng lao động. Đây có thể là tổ chức và cá nhân trong mọi loại hình kinh tế, mọi khu vực, với các quy mô, ngành nghề rất đa dạng. Ngoài những nội dung phổ biến giống như đối với người lao động chưa thành niên nói trên, cần chú ý đến các quy định về điều kiện sử dụng lao dộng, nhất

là các quy định về lập sổ, đăng ký, khai báo... cũng như các quy định về bảo hộ lao động và xử phạt hành chính, xử lý hình sự. Bên cạnh đó, cũng lưu ý đến tổ chức cửa giới sử dụng lao động, để các tổ chức này, trong phạm vi hoạt động c ủ a mình vận động và khuyến khích các thành viên của mình thực hiện đúng các quy định pháp luật về lao động trẻ em, đồng thời nâng cao nhận thức của họ vé ảnh hưởng liêu cực lâu dài của việc lạm dụng lao động trẻ cm đối với các doanh nghiệp, đơn vị.

- Cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể hữu quan, như: công đoàn, mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quần

chúng và xã hội khác. Bởi vì, cuộc đấu tranh xoá bỏ việc lạm dụng sức lao động Irẻ em là cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp nó đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, nhất là có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của các cơ quan, tổ chức hữu quan và của cả cộng đồng. Tuy nhiên, gia đình vẫn phải là chỗ dựa và là người bảo trợ chính của trẻ em lao động không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặl tinh Ihần, đạo đức, luật pháp...

Thứ hai, nâng cao và phối hợp về vai trồ, chức năng, hoạt động của cúc

cơ quan quản lý và các tổ chức trong lĩnh vực lao động trẻ em.

ở đây, Irước hết phải nhấn mạnh đến hai cơ quan: Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, ban hành và triển khai các chính sách về các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hôi, đồng thời là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc hợp tác kỹ thuật, trao dổi kinh nghiệm với ILO về lĩnh vực lao động, việc làm, thị trường lao dộng. Chính phủ đã giao cho hai cơ quan này phối hợp xíly dựng đề án về ngăn ngừa và hạn chế trẻ em lang Ihang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động, cũng như xây dụng k ế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình Ihực

hiện Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biẹl giai đoạn 1999-2002 và các chương trình đề án khác.

Trong sự phối hợp chung, bên cạnh hai cơ quan nói trên còn có sự tham

gia c ủ a một số bộ, ngành khác mà các hoạt động của họ cũng có những tác

động dáng kể tới lao động trẻ em, như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, và các cơ quan bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát, Toà án ... Các bộ, các cơ quan này có chức năng trong việc xây dựng các văn bản pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và xử lý các vi phạm lạm dụng sức lao động trẻ em.

Các tổ chức cũng có vai Irò, chức năng liên quan đến lao động, trong đó có lao dộng trẻ em như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - tổ chức của người lao động; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng liên minh các Hợp tác xã Việt Nam - Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Ngoài ra, còn có các tổ chức chính trị xã hội khác có hoạt động liên quan đến trẻ cm và lao ctộng trẻ em: Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam...

Vấn đề trẻ em và lao động trẻ em không những là một vấn đề pháp luật mà còn là vấn đề xã hội, chính trị do vậy cần có sự phối hợp rộng rãi và có hiệu quả hành động của các cơ quan và tổ chức. Từ trước đến nay, chúng ta đã phối hợp khá tốt nhưng giai đoạn tiếp theo cần đượq nâng cao và hiệu quả hơn.

Thứ ba, tăng cường chính sách hỗ trợ thúc ph á t triển kinh t ế cho người

ììịịỉìèo, ílịa phương khó khăn đ ể có túc động làm giảm tỷ lệ lao động tre’ em.

Đổ ngăn chặn từ xa hiện tượng do nghèo đói mà một số trẻ em phải sớm bán sứ: lao động để mưu sinh, đề nghị Nhà nước trong thời gian tới cần phải có nhũng biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình xoá đói giam nghèo; lấy trẻ em làm một trong những trọng tâm trong việc xây

hơn các trường dậy nghề gắn với việc làm cho đối tượng con nhà nghèo. Nhà nước dã có nhiều chương trình, biện pháp đối với trẻ em, như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991-2000 và Chính phủ đã đầu tư ngân sách cho các Bộ ngành và địa phương thực hiện chương trình; Chương trình quốc gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn (1994-1997); Chương trình hành động bao vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002... Kết quả thực hiện các chương trình nói trên là đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình này vãn chưa thay đổi được cơ bản tình hình trẻ em và lao động trẻ em. Hy vọng rằng, với cam kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam 2001-2010: M ột là, đảm bảo tốt hơn nhu cầu và

những quyền cơ bản của trẻ em, phấn đấu cho một môi trường an toàn để trẻ em Việl Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, liến tới ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cư xâm hại trỏ em, tập trung vào các lĩnh vực sức khoẻ và dinh dưỡng cho tuổi thơ, nước sạch vệ sinh môi trường, giáo dục cơ bản có chất lượng, bảo vệ trẻ cm và văn hoá vui chơi cùng sự tham gia tích cực của trẻ em, nhằm đạt được các mục ticu cụ Ihổ... Hơi lủ, triển khai sâu rộng trong cả nước kể hoạch thực hiện cliưưng

trình hành dộng quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010... (Tuyên bố của Hội nghị quốc gia vì trẻ em Việt Nam, lần thứ II, họp tại Hà Nội vào ngày 16/02/2001) thì việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em sẽ có hiệu qủa hơn; Nhất là việc thực hiện mục tiêu thứ 12 của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2001 - 2010: "Giảm 70% Irẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em phải lao động nặng nhọc, dộc hại vào năm 2005 và 90% vào năm 2010; tương lự trẻ em lang thang dược chăm sóc giúp đỡ và trở về gia đình là 50% và 70%;...

T h ứ tư, liên chăng, Nhà nước cần quy dinh về việc các chính quyền cơ

sở (phường, xã...) cẩn có biệìi pháp nắm vững s ố cơ sở, s ố hộ có tliuê mướn sứ

Đặc biệt là hướng dẫn họ làm thủ tục đăng ký và ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, tập nghề (theo mẫu chung, dành riêng cho lao động chưa thành niên) có sự chứng nhận của chính quyền địa phương. Trong hợp đổng cán ghi rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên trên những lĩnh vực chủ yếu và cần thiết.

T h ứ n ă m , cần tăng cường hơn nữa công tác kết hợp thanli, kiểm tra các

cơ sở, dơn vị có sử dụng lao động chưa thành niên và áp dụng các chê tài cần

thiết đổi với những đơn vị, cá nliân có hành vi vi phạm .

Pháp luật có quy định, và trên thực tế cũng đã thực hiện được một số cuộc thanh, kiểm Ira, như: cuộc Thanh tra về việc sử dụng lao động lie em trên điạ bàn Ihành phố Hà Nội do Thanh tra của UBBV&CSTEVN phối hợp với Thanh Ira của BLĐTB&XH tiến hành theo Quyết định số 144/QĐ-BT ngày 29/7/1997 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm UBBV&CSTEVN; cuộc thanh tra, khảo sát tình hình lao động trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Đoàn Thanh Ira Licn bộ LĐTB&XH và UBBV&CSTEVN tiến hành theo Quyết định số 238/QĐ-LĐTB&XH ngày 18/3/1998 của Bộ trưởng BLĐTB&XH...Tuy nhiên, các cuộc thanh tra như vậy còn qúa ít ỏi và không thường xuyên. Hơn nữa, phàn lớn các vi phạm khi được phát hiện cũng mới chỉ dừng ở mức nhắc nhở, hoặc phạt hành chính, nên nhìn chung hiệu quả thanh kiểm tra còn thấp. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Viện kiểm sát, Toà án... hầu như còn dứng ở ngoài cuộc.

1. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chưa cao nhưng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc thực hiện các quyền của Irẻ em. Tuy nhiên, cũng do nền kinh tế chưa phát triển nên một số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang sớm phải bán sức lao động để mưu sinh. Đó là một thực tế. Lao động trẻ em mặc dù đem lại một số lợi ích vật chất cho gia đình và cho các em nhung nếu bị lạm dụng sẽ gây ra những hậu quả xấu về thể lực, trí lực, nhân cách, anh hưởng không tốt tới nguồn lực tương lai của đất nước. Bởi vậy, Irong khi tạm chấp nhận một thực tế trẻ em lao động, Nhà nước đã có những biện pháp bảo vệ họ, trong đó có biện pháp pháp luật. Nhìn chung, pháp luật dành cho lao động chưa thành niên, lao động trẻ em về cơ bản phù hợp với các công ước của Liên hợp quốc (UN) và của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong lĩnh vực này.

2. Vấn dề lao động trẻ em ngay từ rất sớm đã được đề cập đến (rong các văn bản pháp luật của Nhà nước, như tại sắc lệnh số 29/SL năm 1947. Sau dó, việc diều chỉnh lao động trẻ em, lao động chưa thành niên được quy định rải rác ở một số văn bản. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, do cơ chế hành chính, bao cấp, do chậm hội nhập quốc tế, nên nhìn chung các quy định pháp luật cũng như việc thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế.

3. Kể từ khi Nhà nước bail hành Bộ luậl lao động năm 1994, thì lao dộng của người chưa thành niên lần đầu tiên mới được pháp điển hoá. Các quy định dành riêng cho lao động chưa thành niên trong Bộ luật lao động và các văn bản cụ thể hoá và hướng dãn khác đã bước đầu hình thành nên một hệ thống các quy phạm về lao động là người chưa thành niên, một bộ phận quan Irọng thuộc ch ế định về lao động có đặc điểm riêng. Có thể nói, các quy định pháp luật về lao động chưa thành niên làm thành một "tiểu chế định" thuộc chế

định lao động có đặc điểm riêng. Nhìn chung, hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam tương đối phù hợp với các nội dung của các công ước quốc tế, dặc biệt là của 1LO liên quan đến vấn đề lao động trẻ em.

4. Việc thực hiện những quy phạm về lao động chưa thành niên cũng đã đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng và khích lệ. Nhất là đối với một quốc gia chưa thật phát triển như Việt Nam. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan hữu quan, sự cố gắng của toàn xã hội, sự ưu việt của chế độ ta. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau: cả về chủ quan và khách quan, hệ thống pháp luật hiện hành cũng còn nhiều khiếm khuyến cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc chấp hành những quy định pháp luật đối với người lao động chưa thành niên tại một số những đơn vị, cơ sở chưa tốt. Việc thanh, kiểm tra, việc khen thưởng những đơn vị, cá nhân chấp hành tốt, cũng như xử lý những hành vi vi phạm chưa thậl có hiệu quả. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động chưa thành niên, những người yếu thế trong việc tự bảo vệ mình. Như vậy, bôn cạnh việc sửa đổi bổ sung những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động chưa thành niên, cũng còn cần phải hoàn thiện cơ chế áp dụng hữu hiệu chúng trong thực tiễn sinh động của đất nước. Đây là một việc quan trọng, cần thiết, nhưng cũng rất khó khăn. Dẫu có nhiều cố gắng nhưng khó có thể giải quyết một sớm một chiều.

5. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn dân, sự hợp lác quốc tế, hệ Ihống pháp luật về lao động, trong đó có pháp luật đối với lao dộng chưa thành niên SC ngày càng hoàn thiện, lạo thành một hành lang pháp lý bảo vệ có hiệu quả lao động trẻ em. Và, cũng hy vọng rằng, cùng với liến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu: "dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" do Đảng ta đề ra thì lao động trẻ em, lao động của người chưa thành niên sẽ không còn là một vấn dề

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)