HOÀN THIỆN VÀ THỤC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHÁPLUẬT VỂ LAO ĐỘNG CHƯA TH À NH NIÊN

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 85 - 93)

- Dối với việc học nghé:

18 tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng, nhưng khi cần thiết, Toà án triệu tập

HOÀN THIỆN VÀ THỤC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHÁPLUẬT VỂ LAO ĐỘNG CHƯA TH À NH NIÊN

Cúc qui định của hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến lao dộng trẻ em tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đã đưa ra được một khung pháp lý cho vấn đề lao động trẻ em như tuổi tối thiểu được phép làm việc, giao kết hợp đồng lao động, tiền công, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, học nghề và tập nghề... cũng như các qui định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, qui định việc xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lao động trẻ em.

Tuy nhiên, chế độ pháp lý về lao động chưa thành niên cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập cả về mặt văn bản pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện càn phải dược nghiên cứu bổ sung sửa đổi. Đó là sự đòi hỏi vừa khách quan, vừa chủ quan.

3.1. S ự CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN C H Ế ĐỘ PHÁP LÝ VỀ LAO ĐỘN G CHƯA THÀNH NIÊN

3.1.1. Về m ặ t chủ q u a n , tức là những lý do thuộc về bản thân những quy định pháp luật và áp dụng pháp luật dành cho lao động chưa thành niên cần phai đưực hoàn thiện. Nói một cách khác đó là những lổn tại, bcíl cộp của những quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện chúng trong lĩnh vực lao động chưa thành niên, lao động trẻ em.

Trước hết, mặc dù hệ pháp luật về lao động chưa thành niên đã được hình thành tương đối có hệ thống, nhưng vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thể hiện ở những điểm sau:

- Về mặt thuật ngữ, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thống nhất, hoặc phân rõ được khái niệm "lao động trẻ em" và "lao động chưa thành niên", cũng như các khái niệm có liên quan khác như: "lạm dụng sức lao động","lao động cưỡng bức"... Điồu này gây không ít khó khăn cho việc soạn thảo văn bản pháp lý cũng như áp dụng văn bản, kể cả việc nghiên cứu, tuyên truyền. Ngay cả các chuyên gia về trẻ em và lao động trẻ em cũng lúng túng.

- Chưa cụ thể hoá được một số quy định của Bộ luật lao động đối với lao động chưa thành niên, như các vấn đề: học và dậy nghề, hợp đồng lao động, thanh tra lao động... Vấn đề học nghề đối với lao động chưa thành niên do có những đặc điểm riêng về thể lực, trí lực nên rất cần có những điều hướng dẫn riêng. Hiện tại, với loại lao động này nhìn chung còn được quy định chung với người lao động khác.

- Thiêu một văn bản có hiệu lực pháp lý cao dành để điều chỉnh riêng đối với lao động là người chưa thành niên. Những quy định cho đối tượng lao động này chỉ vẹn vẹn có 4 điều là quá ít, chỉ mang ý nghĩa như các nguyên tắc chung. Trong đó, có điều còn nặng về kêu gọi, chẳng hạn như Điều 121: "Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong qúa trình lao dộng...". Còn lại một số quy định nằm rải rác ở một số Nghị định hướng dẫn và một vài ihông tư.

- Hiện tại, đa phần luật pháp và chính sách về lao động mới chỉ trong phạm vi trẻ em có quan hệ lao động (tức là có thuê mướn lao động Irên cơ sở giao kêì hợp đồng lao động) mà chưa bao trùm hết được đối với lao động chưa thành niên làm việc trong khu vực gia đình và trẻ em không có quari hệ lao

động. Trong khi đó, đối tượng lao động loại này lứa tuổi chưa thành niên lại

rất nhiều, kể cả ở thành thị cũng như nông thôn.

- Chưa có CƯ chế liên kếl, phối hợp chặl chẽ giữa quy định luậl và người thực thi pháp luật, cũng như cộng đồng xã hội để bảo vệ và giúp đỡ lao động chưa thành niên. Thường thì, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cứ ban hành các quy định, các tổ chức quốc tế cứ ra các công ước và tổ chức các diễn đàn, còn các tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động chưa thành niên cứ sử dụng theo tiếng gọi lợi nhuận của cơ chế thị trường. Các tổ chức xã hội có chức năng bảo vệ trẻ em và các cơ quan thông tin đại chúng cứ lên tiếng cảnh báo. Còn các em thì cứ phải gánh chịu những thiệt thòi kéo dài, hết lớp này đến lớp khác.

- Thiếu các quy định chặt chẽ về cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động chưa thành niên. Chưa có một văn bản cụ thổ quy định chi tiết về thanh tra đối với loại lao dộng đặc thù này. Việc xử lý các vi phạm lại càng yếu. Mới chỉ có những vụ xét xử hình sự liên quan đến giết người, trộm cướp, ma luý, mại dâm trong người chưa thành niên chứ hầu như chưa có một vụ xét xử nào của toà án về "tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em". Phần lớn các vụ vi phạm, thậm chí gây chết người, tàn tật... nhưng chỉ dừng ở mức phạt hành chính, hoặc hoà giải dân sự. Đây cũng là nguyên nhân dãn đến tâm lý của một số người chủ thích sử dụng lao động trẻ em, nhất là khu vực quản lý nhà nước bị buông lỏng. Bởi vì công

của trẻ em thường thấp hơn của lao động người lớn, kể cả khi cùng làm công việc và có kết quả như nhau, trẻ em lại dễ bảo, ít hoặc không dám đòi hỏi quyền lợi, lổ chức đình công, không có tổ chức-công đoàn và nhất là không dám khiếu nại.

- Cống tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật lao động nói chung và dành riêng cho người lao động chưa thành niên

Irong cộng đồng dân cư, nhất là cho người lao động và người sử dụng lao dộng còn chưa được quan tâm đúng mức.

3.1.2. Về m ặ t k h á c h q u a n : Các tổ chức quốc tế, nhất là Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua nhiều công ước và khuyến nghị về lao động trẻ em, lao động chưa thành niên. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của ILO và chúng ta đã phê chuẩn một số công ước của tổ chức này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của một nước chậm phát triển nên số công ước mà ta phê chuẩn vẫn còn rất khiêm tốn. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu và phê chuẩn những công ước khác plìù hợp với điều kiện và trình độ của nước ta. Điều này đã khiến chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật dành cho lao động chưa thành nicn nói riêng, để từng bước theo kịp pháp luật và thông lệ quốc tc trong lĩnh vực iưưng đối quan trọng và nhậy cảm này. Bởi trẻ em và lao dộng trỏ cm không chỉ là một vấn đề pháp lý mà còn là một vấn đề đạo lý, không chỉ là một vấn dồ quốc gia mà còn là một vấn đề quốc tế.

Hơn nữa, trong bối cảnh nước ta là một nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu cao cả là tất cả vì con người do con người, trước hết là người lao động. Mà trẻ em lại là chủ nhân tương lai của đất nước, cho nên việc hoàn thiện ch ế độ pháp lý đối với lao động chưa thành niên càng đặt ra bức xúc. Vấn đề ở Việt N am không phải chỉ là cấm đoán, hoặc xóa bỏ những lao động cưỡng bức, tồi tệ mà là làm sao để những em có hoàn cảnh khó khăn sớm phải lao động kiếm sống được tham gia quan hệ lao động và được pháp luật bảo hộ.

3.2. M Ộ T SỐ KIẾN NGHỊ c ó TÍNH CHAT GIẢI PHÁP 3.2.1. Về m ặ t v ă n b ả n p h á p lu ật

T h ứ n h ấ t, cẩn thống nhất cách dùng các thuật ngữ, các khái niệm, quan

niệm về "trẻ em", "lao động trẻ em ", "lao động chưa thành niên".

Hiện nay, như đã đề cập còn có sự vênh về độ tuổi giữa quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991:"Trẻ em quy định trong luật này là công chín Việt Nam dưới 16 tuổi" (Điều 1) và Công ước về quyền trẻ em năm 1989: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn" (Điều 1). Theo chúng tôi, chúng ta nên sửa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho tuổi tương xứng với Công ước về quyền trẻ em, tức là 18 tuổi. Như vậy, thì khái niệm lao động chưa thành niên về cơ bản trùng với khái niệm lao động trẻ em. Tất nhiên, là trong lao động chưa thành niên lại phân ra nhiều cấp độ để áp dụng luật như độ tuổi từ đủ 15 đến 18 tuổi và độ tuổi dưới 15 tuổi. Nếu thống nhất đựơc quy định về độ tuổi như vậy, sẽ loại trừ được được sự thiếu nhất quán trong cách hiểu, cũng như áp dụng luật

Khái niệm về "lao động chưa thành niên" hiện nay chỉ áp dụng đối với những lao động là người dưới 18 tuổi có tham gia quan hệ lao động (trẻ em làm thuê) và được điều chỉnh bằng Bộ luật lao động hiện hành. Nên chăng, khái niệm lao động chưa thành niên cần phải được bao trùm tất cả các đối tượng trẻ em lao động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (trẻ em làm cho gia đình và trỏ em tự kiếm sống ). Nghĩa là, tất cả trẻ em dưới 18 tuổi lao động ở bất kỳ lĩnh vực nào, khu vực nào thì đều là người lao động chưa thành niên, tất nhiên là việc quy định và áp dụng với mỗi loại đối tượng sẽ có những khác biệt cần thiết.

T h ứ hai, cần tiếp tục nghiên cứii b ổ sung, sửa đổi những văn bản dưới

luật đ ể tiếp tục cụ tìiể ìioá và liướng dẫn thực hiện các qui định của Bộ luật lao

Hiện tại, những quy định của Bộ luật lao động dành riêng cho lao động chưa thành niên chỉ vẹn vẹn 4 điều, đã vậy lại chỉ áp dụng cho những người có tham gia quan hê lao động. Trong khi đó, những trẻ em lao động có tham gia quan hệ lao động ( trẻ em làm thuê) chỉ chiếm một bộ phận nhỏ so với trẻ em lao dộng nói chung, nhất là trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu nơi sử dụng đại đa số lao động trẻ em. Do vậy, cần làm sao để tất cả trẻ em tham gia lao động có được sự bảo vệ bằng pháp luật. Đây là một vấn đề khó, nhất ià về mặt kỹ thuật lập pháp, nhưng không thể không xem xét để khắc phục.

T h ứ ba, tiếp tục nghiên cứu b ổ sung danh mục nghề/công việc cấm sử

dụng lao động trẻ em theo tinh thần của công ước ILO sô' 182.

Được biết, theo Bản phân tích, so sánh pháp luật lao động Việt Nam với Công ước 182 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp đối với việc xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ước số 138 về tuổi tối thiểu đưực đi làm việc do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tháng 4 năm 2000, thì về cơ bản "cho thấy rằng giữa pháp luật Việt Nam và nội dung Công ước 182 không có gì khác biệt". Trước tiên, cần có việc nghiên cứu, rà soát lại Danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, ban hành kèm theo Thông tư Liên bộ số 09/TT-LB; Danh mục nghề, công việc (đặc biệt) nặng nhọc độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH và Danh mục nghề công việc và các điều kiện được nhận trẻ chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, ban hành kèm theo Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH-

Thực hiện bằng được một trong những mục tiêu đề ra trong Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999 - 2002 là: "Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng Irẻ

em lang thang kiếm sống. Giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em dưới 15 tuổi phái làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm". Và thực hiện Quyết định số 2 3 /2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phô duyệt Chương trình hành động vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 “Giảm 70% trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại vào năm 2005 và 90% vào năm 2010” .

T h ứ tư, cần nghiên cứu đ ể b ổ sung các qui định của pháp luật vê chê dộ

báo cáo thường kỳ đối với vấn d ề sử dụng lao động trẻ em.

Cho đến nay, chưa có quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này. Trước hết, đây là nghĩa vụ của những đơn vị, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động chưa thành niên, đồng thời cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp.

T h ú n ăm , hoàn thiện cơ c h ế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành

pháp luật cỏ liên quan đến lao động trẻ em ở các doanh nghiệp, tổ chức cá

nhân có sử dụng lao động chưa thành niên.

Trước hết, sớm ban hành bổ sung Qui chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động về vấn đề lao động chưa thành niên. Do trẻ em là một đối tượng đặc biệt nên rất cần có một quy chế riêng quy định về việc thanh, kiểm tra. Vào năm 1998, đã có mội số cuộc thanh tra do đoàn thanh tra liên ngành Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam được tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, như: tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhôm nhựa Kim Hằng; Cơ sở chế biến Irà - cà phê Phương Vi; Cơ sở gia công bạc Anh Tuấn..Tuy nhiên, nhũng cuộc Ihanh tra như vậy còn chưa có tính thường xuyên, mà mới mang tính chất khảo sát thí điểm.

T h ứ sáu, b ổ sung các hành vi vi phạm pháp luật lao động chưa thành

niên vù tăng các mức hình ph ạ t về việc vi phạm pháp luật đối với lao động trẻ

Hiện nay, về phạt hành chính mới chỉ có 2 hành vi được coi là vi phạm phạm pháp luật lao động được quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/CP là "Sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm...." và "về thời gian sử dụng lao động chưa thành niên...". Mức phạt đối với 2 hành vi này cũng chỉ là 1 triệu đồng. Ngoài ra, ở Nghị định số 49/CP, ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự cũng có quy định ở điều 26 là phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi "sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật". Như vậy, những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động trẻ em là rất hạn chế và mức phạt là thấp. Do vậy, theo chúng tôi thì cần thiết phải bổ sung thêm những hành vi vi phạm và tăng mức hình phạt trên lĩnh vực này, như vậy mới đủ sức răn đe kẻ có hành vi vi phạm. Điều kiến nghị này, theo chúng tôi, cũng cần phải được nghiên cứu bổ sung cả đối với Bộ luật hình sự. Như đã trình bày, hiện tại, mới chỉ có một điều 228 trong Bộ luật quy định về "Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em".

T h ứ bảy, cần đẩy mạnh hợp tác quốc t ế trong việc nghiên cứu, phê

chuẩn và thực hiện công ước quốc t ế trong lĩnh vực trẻ em và lao động trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 85 - 93)