Việc thực hiện phápluật vê lao động chưa thành niên

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 62 - 81)

- Dối với việc học nghé:

18 tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng, nhưng khi cần thiết, Toà án triệu tập

2.2.2. Việc thực hiện phápluật vê lao động chưa thành niên

2 .2 .2 ./. Trong lĩnh vực độ tuổi lao động và học nghê

Quy định tuổi 15 là độ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc xuất phát từ thực tế ở Việt Nam là độ tuổi trẻ em kết thúc việc học tại trường trung học cơ sở, Irong số đó có nhiều em sau khi tốt nghiệp không có điều kiện để tiếp tục đi học thì có thể đi làm. Một số loại nghề nghiệp, công việc được nhận trẻ em dưới tuổi 15 học nghề và làm việc cũng đã được quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế các cuộc điều tra khảo sát đã cho thấy rằng, có hiện tượng sử dụng lao động chưa thành niên ở lứa tuổi quá sớm vào các công việc và ngành nghề pháp luật không cho phép.

Kết quá điều tra mẫu về lao động trẻ em năm 1998 của Trung tâm

Thông tin và Thống kê lao động xã hội đối với 265 em từ 6 đến 17 tuổi cho thấy, nhóm tuổi 15 - 17 có tỷ lệ (4,92%); nhóm tuổi 1 1 - 1 4 (1,67%); nhóm tuổi 6 - 10(0,29% ) [43,111],

Cuộc diều tra gần đây về trẻ em làm thuê, do Trung tâm Thống kê Lao động - Xã hội tiến hành với sự giúp đỡ của UNICEF Việt Nam xem xét thực tế tình hình lao dộng của người chưa thành niên độ tuổi từ 6 đến 17 dang làm việc trong các nghề nặng nhọc, độc hại ở 153 hộ, cơ sở, doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn 78 xã, phường của 13 tỉnh, thành phố thuộc 8 vùng lãnh thổ cũng cho thấy cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi: 1 5 - 1 7 luổi (87%) số trẻ em ở 11- 14 (13%) [47,8].

Đối với vấn đề độ tuổi học nghề, điều đáng chú ý là trẻ em thấí học thường Iham gia lao động từ rất sớm, thông thường bản thân các em và gia dinh cũng muốn cho các em vừa học nghề, vừa làm việc để có thu nhập. Điều

này rất phù hợp với mô hình các làng nghề truyền thống ở nước ta, chủ sử

dụng lao động nhận trẻ em vào vừa lao động tạo thu nhập cho các em, vừa cho các em học nghề. Có nhiều em học nghề kết hợp với lao động trong thời gian nghỉ hè, nghỉ têt với nhiều loại hình công việc khác nhau, như: vẽ hoa văn trên gốm sứ (1 làng nghề Bát Tràng; giát vàng, may cặp da ở Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội; làm sơn mài ở Duyên Thái - Thuờng Tín - Hà Tây...Theo số liệu khảo sát trẻ em học nghề tại xã Vân Hà huyện Đông Anh, thì có tới 250 trên 400 em vừa lao dộng vừa học nghề ở độ tuổi dưới 15 [45,3]-

Một cuộc điều tra, nghiên cứu mang tên "Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội" do Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children Sweden) kết hựp với Khoa tâm lý học, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 1999 đã cho thấy, vào Ihời điểm bắt đầu đi lao động làm thuê, các em lứa tuổi 15-16 tuổi (15,3 tuổi),

đặc biệt có 3 em bắt đàu đi làm thuê rất sớm, từ lúc mới 9, 10, 11 tuổi. Cũng theo tài liệu này, một nghiên cứu mới đây về trẻ em lao động thành phố Hổ

Chí Minh cũng cho thấy, trẻ em tham gia lao động kiếm tiền khá sớm, ngay từ lúc 6-7 tuổi, lừ những công việc đơn giản như phụ giúp thêm kinh tế gia đình.

Ở lứa tuổi lớn hơn một chút (8 tuổi trở lên) các em được thuê làm việc tại các xưởng san xuất [52,85].

Tình Irạng vi phạm dộ tuổi trẻ em tham gia lao động, học nghé, tập nghé xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tiên, là do hiểu biết các quy định pháp luật còn hạn chế cả phía người lao động và người sử dụng lao động. Đối với phía người sử dụng lao động không loại trừ hiện tượng lạm dụng, bóc lột sức lao dộng của người chưa thành niên. Điều nữa là, ranh giới thực lế giữa học nghề và lao động là rất khó phân biệt, nhất là ở các nghề thủ công. Hơn nữa, giữa người dậy và người học lại thường không ký kết hợp đổng học nghề, nên càng khó phân biệt. Trong thực tế, nếu có đoàn kiểm tra hoặc thanh tra đến thì cơ sở sản xuất, gia công thường nói đó ỉà các em học nghé theo hợp đồng miệng, nhưng thực ra thì lại là lao động sản xuất, thường là theo kiểu làm công nhật hoặc khoán sản phẩm. Đó là chưa kể, trên thực tế có một số em vì muốn được lao động sớm để kiếm sống nên đã cố ý khai tăng lên lliưừng là từ 1 đến 3 tuổi để được chủ nhận vào làm việc.

Như vậy, pháp luật Việt Nam tuân thủ các độ tuổi giới hạn để trẻ em có the tham gia lao động, nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau: ở cả phía người sử dụng lao động và người lao động, nên có không ít các trường hợp quan hệ lao động vi phạm quy định về độ tuổi tối thiểu. Nhũng trường hợp vi phạm chủ yếu ở khu vực "dân doanh", nhất là trong lao động giúp việc gia dìnli. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ cả về thổ lực và Irí lực (vì đi làm sớm ít được Iham gia học tập).

2 .2 .2 2 . Trong lĩnh vực việc làm và học nghê

Theo tuổi dân số, nước la được xếp là dân số trẻ. Hàng năm lực lượng lao động bổ sung của nước ta vào khoảng 1,3 triệu người, trong đó có một bộ phận không nhỏ người chưa thành niên (chỉ tính riêng tỷ lệ bỏ học ở cấp trung học cơ sở năm học 1997 - 1998: 8,08%; năm học 1998 - 1999: 8,54%; năm

học 1999 - 2000: 8,68%) [57,45] nên nhu cầu về công ăn việc làm rất lớn. Hiện nay, ước tính có khoảng 3 triệu người thất nghiệp, gần 10 triệu người thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định [69,10]. Tỷ lệ lao động nông nhàn cao đã làm cho dòng người bỏ nông thôn ra thành phố hoặc khu công nghiệp kiếm việc làm ngày càng dông, kéo theo không ít lao động chưa thành nicn. Cùng với việc thực hiện chính sách quốc gia về việc làm, hàng năm bình quân giải quyết được hơn 1 triệu người có công ăn việc làm, trong đó có không ít người chưa thành niên. Tuy nhiên, do quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường và do chính sách về việc làm chưa được thực hiện đổng bộ và hiệu quả nên tình trạng trẻ em tự lang lang kiếm sống đang trở thành vấn đề cần phải giải quyết.

Kết quả đợt khảo sát đầu năm 1996 tại Hà Nội của Viện nghiên cứu Thanh niên (Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam) đã cho thấy : Chỉ có 17% số trẻ lao động được hỏi là sinh tại Hà Nội, còn các em có nguồn gốc từ một số tỉnh phía Bắc, mà đông nhất là từ Thanh Hoá (27%) và Hải Hưng cũ (21%). ở thành phố Hồ Chí Minh trẻ em đến lang thang và lao động sớm ở thành phố chủ yếu là ở các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và thậm chí có cả Thanh Hoá, Nghệ An, Hưng Yên, Nam Định vào [43,114-115]. Mức sống chênh lệch tới 6 đến 7 lần giữa các thành phố lớn và vùng lân cận là lý do dể người lao động trong đó có người chưa thành niên hướng về các đô thị lớn để kiếm sống [53].

Theo Báo cáo của Ưỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, vào năm 1998, có hàng vạn trẻ em đang phải lao động kiếm sống trong các cơ sở dịch vụ, sán

xuất nhỏ ở các doanh nghiệp tư nhân, các lập thể khai khoáng, làm thuê ở gia đình hoặc ở các làng nghề. Hà Nội có khoảng 1.035 em. v ề nghề nghiệp, khảo sát 215 em (nữ chiếm 36,6%) tại các cơ sở dịch vụ ngoài quốc doanh tại Hà Nội, Ihấy rằng: phục vụ trong cửa hàng ăn uống (28,8%), lao động chân tay

(41,9%), còn lại là các nghề: cơ khí, điện lạnh, bán hàng rong, giúp việc gia dinh, rửa xc, chữa x e ...[63].

Trong khu vực giúp việc gia đình , những thông tin Ihu từ câu hỏi mở

cho cả gia chủ và bản thân các em về công việc chính các em thực hiện hàng ngày cho thấy, gồm có: phụ việc cửa hàng; việc nhà; nội trợ; chăm sóc người già hoặc em nhỏ. Dựa vào đặc điểm môi trường lao động "khép kín" hay "mở" mà công việc đòi hỏi, có thể gộp các đầu việc thành 3 nhóm công việc chính:

Một, N hóm công việc gia đình gồm: những công việc được thực hiện

trong nhà gia chủ như nội trợ, việc nhà, chăm sóc em nhỏ hoặc người già, (môi trường khép kín);

Hai, N hóm công việc phụ giúp làm/bán hàng gồm: cả công việc được

thực hiộn tại các cửa (quán) hàng như bưng, bê hàng, chạy bàn, iau chùi, dọn dẹp... có sự tiếp xúc thường xuyên với người ngoài/khách hành (môi trường mở);

Ba, n h ó m công việc hỗn hợp gồm: cả công việc phụ bán hàng và công

việc gia đình (môi trường mở). Những em thuộc nhóm hỗn hợp thường phải làm nhiều đầu việc hơn, công việc đa dạng và phức tạp hơn. Tỷ lệ các em làm các công việc hỗn hợp (khoảng 10%), khoảng 2/3 được thuê làm công việc gia đình, số em còn lại (khoảng 20%) làm công việc thuần tuý phụ giúp, bán/làm hàng [52,137-138].

Đ ối với việc học nghê

Bộ luật lao động và các Nghị định, thông tư hướng dãn dã quy (lịnh về tuổi học nghề, hợp đồng học nghề...Đã có nhiều cơ sở, người dậy nghề tuân thủ đúng các quy định pháp luật về học và dậy nghề, trong đó có quy định dành riêng cho ngứời chưa thành niên. Tuy nhiên, cũng còn không ít các cơ sở

dạy nghề, doanh nghiệp nhận trẻ em vào học nghề, tập nghề, nhìn chung, chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Cụ thể như:

Điều phổ biên là không lộp hựp đổng học nghề (bằng văn bail ) giữa người học nghể chưa thành niên với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề. Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sử dụng lao động của họ sau khi học cũng thường chưa cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và vẫn liến hành thu học phí, như tại làng nghề xã Vân Hà, huyện Đông Anh - Hà Nội.

Các cơ sở đào tạo nghề, nhất là của tư nhân, thường không có chương trình đào tạo nghề thống nhất về chuẩn mực để trên cơ sở đó công nhận việc đạt trình độ về tay nghề. Hơn nữa, lại thiếu những cam kết cụ thể ràng buộc giữa người dạy nghề và người học nghề bằng hợp đồng viết (mà thường được thực hiện theo thoả thuận miệng), nên trên thực tế, chất lượng đào lạo nghề chưa cao, thời gian học nghề thường kéo dài, nên dễ dãn tới tình trạng lạm dụng sức laơ động của các em.

Do đặc thù của từng loại ngành nghề, nên có sự khác nhau về đào tạo nghề. Năm 1999, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã khảo sát 230 em dưới 18 tuổi làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số em được đào tạo nghề từ vài tháng chở lên chiêm 24,4%, tỷ lệ chưa được học nghề chiếm 75,6%. Đối với các nghề như thủ công, cơ khí, điện có gần 1/3 số trẻ làm các công việc trên được đào tạo nghề từ vài ba tháng đến 1 năm. Trong đó số trẻ qua đào tạo nghề cơ khí là 31,8, điện 31,3% và thủ công là 36% [50,25].

Nhìn chung, các gia đình thiếu điều kiện cho con ăn học cao thường gửi trẻ vào các cơ sở để học nghề. Người học nghề cũng được coi như người lao động, nhưng không có lương, hoặc được trả công ít mặc dù có tham gia làm sản phẩm. Khá nhiều cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ hiện nay người chưa thành niên không phải qua giai đoạn học nghề, thay vào đó chúng sẽ học làm

các công đoạn dơn giản và được trả công ít. Khi học được cách làm và làm tốt hơn sẽ được trả công cao hơn. Tại cơ sở sản xuất đồ gỗ ở xã Van Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, vào thời điểm tiêu thụ được nhiều sản phẩm, số lao động, học nghề tại xã xấp xỉ 3000 người, có khoảng 400 người chưa thành niên trong đó 200 em là người ngoài xã, 250 em dưới 15 tuổi. Thời gian của học nghề thường kéo dài 2 năm: 6 tháng đầu, các em ở nơi khác đến học phải mang theo gạo, thời gian học nghề còn lại chủ nuôi cơm, không được trả công lao động (tuy quá trình lao động đã tạo ra sản phẩm dạng thô) [45, 3].

Nhìn chung, do hoàn cảnh có khó khăn, việc học nghề của các trẻ chưa thành niên rất phổ biến, nhất là ở các thị xã, thị trấn, các làng nghề. Cũng do không hiểu biết pháp luật, các em thường phải chấp nhận các điều kiện do người dậy nghề, và phần lớn cũng là người chủ sử dụng lao động đặt ra, trên tất cả các mặt, từ độ tuổi, thời gian, tiền công, điều kiện làm việc...

2 .2 .2 3 . T rong lĩnh vực hợp đồng ì ao động

Điều kiện bắt buộc đối với người sử dụng lao động trong trường hợp nhận trỏ em chưa đủ 15 luổi vào làm việc là phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Và sự đồng ý này phải bằng văn bản mới cỏ giá trị pháp lý. Tuy nhiên, tình trạng rất phổ biến hiện nay là việc nhận và sử dụng lao động chưa thành niên hầu như không ký kết hợp đồng và không có sự đổng ý hằng văn ban của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. "Về hình thức thuê mướn lao dộng: Chỉ tập Irung vào hai hình thức thoả thuận miệng với gia đ ìn h ” và "Ihoả thuận miệng với người lao động". Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1,27%) đối với các cháu làm gia nhân là có ký hợp đồng lao động"[63].

Một hiện tượng phổ biến nữa, là chủ sử dụng lao động không đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo

mẫu - kèm theo Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Kicm Ira Cư sử gia công vàng bạc Tuấn Anh tại thành phố Mổ Chí Minh có sử dụng 06 lao động chưa thành niên, kết quả cho thấy rằng chủ cơ sở không biết gì về Bộ luật lao động và không thực hiện quy định nào của Bộ luật. Phương Ihức quản lý hết sức “gia đình” không có sổ theo dõi nhân sự, trả lương. Tấl cả đều trao đổi thoả thuận miệng [46,2-3]. Hoặc tại Công ly nhôm nhựa Kim Hằng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không ký hợp đồng với 14/14 lao động chưa thành niên tại thời điểm đoàn thanh tra về lao động chưa thành niên tiến hành thanh tra. Còn đối với Cơ sở chế biến cà phê Phương Vi hợp

đồng với lao động chưa thành niên không có chữ ký bảo lãnh của cha mẹ hoặc người đỡ đầu [46,3]- Thực tế cũng cho thấy, một số các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại thành phố Hà Nội mà đoàn thanh tra tiến hành, có cơ sở sử

dụng vài ba em, hoặc có cơ sở sử dụng 10 đến 20 em, nhưng đều không có hợp

đồng lao động [45,5].

Một cuộc điều tra về trẻ em làm thuê do Trung tâm Thống kê Lao dụng - Xã hội tiến hành với sự giúp đỡ của UNICEF Việt Nam xem xét thực tế tình hình lao động của 265 em độ tuổi từ 6 đến 17 đang làm thuê trong các nghề nặng nhọc, độc hại 153 hộ, cơ sở, doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn 78 xã, phường của 13 tỉnh, thành phố thuộc 8 vùng lãnh thổ, cho thấy: 153 chủ sử dụng lao động có sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi làm việc, thì có 102 người ký hợp đồng lao động khi thuê trẻ em làm việc (66,7%); 51 người (33,3%) không ký hợp đồng [66,104].

Năm 1999, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã khảo sát 230 em dưới 18 tuổi làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: 55,2% có thoa thuận miệng với chủ lao động về công việc, thời gian, tiền công. Tuy

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động chưa thành niên ở việt nam luận văn ths luật (Trang 62 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)