Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III (Trang 71 - 73)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GTVT

3.2.2.Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro.

Hiện nay, công tác quản trị rủi ro của Nhà trƣờng chƣa đƣợc quan tâm. Rủi ro có thể đến từ bên trong và bên ngoài đơn vị. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro phải thực hiện nhƣ sau:

Trong công tác nhận dạng rủi ro.

Để nhận dạng rủi ro bên trong:

+ Duy trì thƣờng xuyên các cuộc họp giữa các phòng ban/ khoa với Ban Giám Hiệu để phát hiện rủi ro kịp thời.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với giảng viên và nhân viên các phòng ban.

Để nhận dạng rủi ro bên ngoài:

+ Nhà trƣờng cần liên tục cập nhật những thay đổi trong chính sách, quy định của Nhà nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội...và nhu cầu việc làm thông qua các cuộc khảo sát.

+ Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng cũng nhƣ xu hƣớng nghề nghiệp để nhận dạng rủi ro trong công tác tuyển sinh.

Trong công tác đánh giá rủi ro.

Nhà trƣờng chỉ có thể hạn chế rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất chứ không thể loại bỏ hết rủi ro. Do đó, ban lãnh đạo trƣớc hết cần đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến mục tiêu của Nhà trƣờng, cụ thể:

+ Đánh giá rủi ro bên ngoài: cần thƣờng xuyên có những buổi nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để có thể đánh giá những rủi ro Nhà trƣờng có thể gặp phải và mức độ tác động của nó.

+ Đánh giá rủi ro bên trong: lãnh đạo Nhà trƣờng cần tìm hiểu nguyên nhân của các rủi ro, đánh giá xem rủi ro ảnh hƣởng đáng kể hay không đáng kể đến mục tiêu của đơn vị, từ đó có biện pháp kiểm soát tốt hơn.

Trong công tác lựa chọn biện pháp đối phó rủi ro.

- Sau khi nhận dạng và đánh giá đƣợc các rủi ro có thể tác động đến hoạt động của Nhà trƣờng, tùy thuộc vào loại rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của nó, có thể lựa chọn các biện pháp đối phó rủi ro nhƣ giảm thiểu rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro. Nhà

trƣờng không thể né tránh rủi ro vì Nhà trƣờng là đơn vị sự nghiệp hoạt động vì lợi ích cộng đồng theo chỉ tiêu nhà nƣớc giao cũng nhƣ chia sẻ rủi ro cho đơn vị khác.

- Tóm lại, để quản lý tốt rủi ro, Nhà trƣờng cần xây dựng các biện pháp để toàn thể nhân viên nhận thức rõ về tác hại của rủi ro cũng nhƣ giới hạn rủi ro tối thiểu mà đơn vị có thể chấp nhận đƣợc. Đồng thời, Ban Giám Hiệu cần xây dựng hoàn chỉnh quy trình nhận diện, đánh giá và đối phó rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Giao thông vận tải III (Trang 71 - 73)