- Môi trường kinh tế vĩ mô: Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng nhanh từ đầu năm. Nợ xấu nhƣ “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn của nền kinh tế; Bƣớc vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhƣng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với bốn thách thức ngắn hạn nhƣ sau: Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trƣờng. Thứ hai, tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải
thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ đƣợc vốn. Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều vẫn quanh ngƣỡng 15%; khó đáp ứng sự mong đợi của ngƣời có nhu cầu vay vốn lẫn hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trƣờng bất động sản chƣa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trƣờng này khó đƣợc cải thiện. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô thiếu ổn định nhƣ vậy đã ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập và cuộc sống của ngƣời dân, vì thế mà nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ của ngƣời dân cũng bị hạn chế.
- Môi trường kinh tế vi mô: Thành phố Vinh là một thành phố nhỏ nhƣng có tới trên 32 ngân hàng thƣơng mại đóng trên địa bàn. Các ngân hàng thƣơng mại đều có chung trọng tâm phát triển đó là dịch vụ ngân hàng bán lẻ làm cho cuộc chay đua để giành thị phần luôn diễn ra hết sức khốc liệt. Đặc biệt có sự xuất hiện của các
60
ngân hàng đã từng rất thành công trong lĩnh vực bán lẻ trong nƣớc nhƣ ACB, VCB, Sacombank….Việc chuyển mình từ hoạt động bán buôn sang hoạt động bán lẻ chậm một bƣớc đã làm cho BIDV khó khăn hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần.
- Hành lang pháp lý pháp luật: Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet nhƣ: Internet banking, home banking... còn thiếu và chậm đổi mới so với việc phát triển của các dịch vụ bán lẻ của một ngân hàng hiện đại. Vì vậy Chi nhánh rất khó khăn trong việc triển khai dịch vụ cũng nhƣ ngƣời dân ngần ngại khi sử dụng dịch vụ.
- Công nghệ: Tại thời điểm này các phƣơng tiện tiếp cận với công nghệ đối với ngƣời dân trên địa bàn còn hạn chế, Những dòng điện thoại thông minh có thể cài đặt các tiện ích dịch vụ bán lẻ của ngân hàng có giá quá cao, không phù hợp với đa số thu nhập của ngƣời dân. Tỷ lệ công nhân viên chức đƣợc tiếp xúc với internet còn thấp do các văn phòng, công ty, công sở không có kết nối internet cho nhân viên sử dụng, sợ ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc hoặc chi phí phải trả cho nhà mạng…
- Môi trường văn hóa xã hội: Tâm lý ngƣời dân vẫn chƣa thoát ra đƣợc thói quen sử dụng tiền mặt và các doanh nghiệp vẫn chƣa muốn công khai về thu nhập thực của nhân viên trong doanh nghiệp mình, điều đó đã gây khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ thanh toán lƣơng tự động.