trị trên đàn gà thí nghiệm
Hàng ngày chúng tôi trực tiếp chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà. Qua việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày chúng tôi nhận thấy gà nuôi trong chồng kín tại nông hộ nhiễm bệnh hô hấp (CRD) là chủ yếu, một số bệnh khác tỷ lệ nhiễm rất ít. Vì vậy ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm.
Tình hình nhiễm bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh trong thời gian thí nghiệm
(tính chung 2 lần thí nghiệm)
Tuần tuổi
Tỷ lệ nhiễm CRD Số con theo dõi
(con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 1000 0 0,00 2 997 7 0,70 3 993 218 21,95 4 984 88 8,94 5 980 43 4,39 6 972 26 2,67
Qua bảng 4.10 tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà trong 2 lần thí nghiệm cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 (chiếm 21,95%) do lúc này sức đề kháng của gà còn thấp, môi trường chuồng nuôi, thức ăn thay đổi. Từ tuần thứ 4 trở đi khi được điều trị và sức đề kháng của gà cao hơn lên tỷ lệ nhiễm giảm đi đáng kể.
- Kết quả điều trị: ở tuần tuổi thứ 2 khi phát hiện thấy các triệu chứng nghi mắc bệnh CRD chúng tôi tiến hành điều trị bằng thuốc Tylosin. Đồng thời bổ sung thêm B.complex, cho uống chất điên giải để tăng sức đề kháng cho gà bệnh thời gian điều trị từ 3 đến 5 ngày. Kết quả theo dõi điều trị CRD bằng thuốc Tylosin được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh CRD cho gà thí nghiệm Thuốc điều trị Liều dùng Cách dùng Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Tylosin 98% 2g/1 lít nước Cho uống
(3 đến 5 ngày) 373 362 97,05
B-complex 1g/3 lít nước
Kết quả bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thí nghiệm đạt 97,05% khi điều trị trong thời gian từ 3 đến 5 ngày. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc Tylosin để điều trị bệnh CRD cho hiệu quả tốt, nên ta có thể sử dụng thuốc Tylosin đểđiều trị cho gà bị mắc CRD.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian theo dõi gà thí nghiệm từ 1 đến 42 ngày tuổi và trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi sơ bộ rút ra kết luận sau:
Gà Ross 308 nuôi tại nông hộ có tỷ lệ nuôi sống là 96,8%; Khối lượng lúc 42 ngày tuổi đạt 2513,7 g, sinh trưởng tuyệt đối trung bình đạt 58,84 g/con/ngày; chỉ số tiêu tốn thức ăn là 1,89 kgTĂ/kg tăng khối lượng; Chỉ số sản xuất cao nhất ở 5 tuần tuổi đạt 303,48; Chỉ số kinh tế ở 6 tuần tuổi đạt 12,79; tỷ lệ thân thịt đạt 72,51%; tỷ lệ thịt ngực và đùi chiếm khoảng 41,43% khối lượng thân thịt.
Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà thí nghiệm khá cao, lúc 3 tuần tuổi là 21,95%; lúc 6 tuần tuổi là 2,67%. Tỷ lệ khỏi bệnh CRD khi sử dụng thuốc Tylosin đạt 97,05% thời gian điều trị từ 3 - 5 ngày.
Khi so sánh kết quả đã khảo sát của gà Broiler Ross 308 nuôi tại nông hộ với một số đề tài nghiên cứu ở các trang trại chăn nuôi tập chung kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn tuy nhiên với quy mô nông hộ, chi phí đầu tư thấp, kết quả đạt như vậy là rất tốt.
Như vậy, gà Broiler Ross 308 hoàn toàn có thể phát triển tốt khi nuôi tại các nông hộ với quy mô nhỏ, gà cho năng suất, hiệu quả kinh tế tương đối cao quay vòng vốn nhanh.
5.2.Tồn tại và đề nghị
Do thời gian có hạn nên thí nghiệm của chúng tôi chưa tiến hành được nhiều lần, nên độ chính xác chưa cao, những kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu. Cần tiếp tục làm thí nghiệm nhắc lại và ở các mùa vụ, quy mô khác nhau để có kết luận chính xác hơn về khả năng sản xuất của gà Ross 308.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Brandsch H. và Biilchel H. (1978), “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm”, Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, Nxb khoa học và kỹ thuật, trang 129-158.
2. Phan Sỹ Điệt (1990), "Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại
Pháp", Tạp chí thông tin gia cầm (số 2), trang 1- 9.
3. Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Hoa, Nguyễn Xuân Khoái, Nguyễn Văn Tuấn(1999). “Chế biến một số sản phẩm mới từ thịt gà công nghiệp và thịt gà khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1998-1999. Ác nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ
thuật chăn nuôi 1998-1999.
4. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 43 - 49, 174.
5. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994),
Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 125-137, 148. 6. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao,
Nxb Nông nghiệp.
7. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, trang 20-22.
8. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong
điều kiện Việt Nam, Luận án PTS, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 8-12.
9. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), “Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1-63 ngày tuổi’’, Thông tin gia cầm (số 13), trang 17-29.
10. Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thành Đồng (1996), “Chọn lọc và nhân thuần 10 đời các dòng gà thịt thuần chủng Plymouth Rock”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm (1896 - 1996),
Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, trang 85-90.
11. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp.
12. Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE 88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ KHNN, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên, trang 104, 107.
13. Neumeister H. (1978), “Sự thuần hóa gà”, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nxb KH và KT - Hà Nội.
14. Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
15. Hoàng Toàn Thắng (1996), Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler nuôi chung và nuôi tách trống mái theo mùa vụ ở Bắc Thái, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, trang 60-70.
16. Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995), Chọn giống và nhân giống vật nuôi, Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.
17. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-2.40-77, 1977)
18. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Hà Đức Tính, Trần Long (1993), “Nghiên cứu các tổ hợp lai 3 máu của bộ giống gà chuyên dụng Hybro HV85”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT nông nghiệp, trang 207-209
19. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Dư (1999), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà thịt lông màu Kabir nuôi tại Việt
Nam”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi gia cầm 1998-1999.
20. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung và Đặng Ngọc Dư (2006), “Khả năng sản xuất của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308 nuôi tại Việt Nam”,
Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 8.
21. Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Thị Hải (2007), “Một số chỉ tiêu về thành phần thân thịt và chất lượng thịt gà Sasso Việt Nam nuôi tại
Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kĩ thuật chăn nuôi (số 296), trang 4 - 6.
22. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh, Vũ Thị Thảo (1994), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng 882”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu KHKT gia cầm và động vật mới nhập 1998-1999, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
23. Trần Công Xuân (1995), “Nghiên cứu các mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà Broiler Ross 208, Ross 208 - V35”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi (1969- 1995), Nxb Nông Nghiệp, trang 127 - 133.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
24. Chambers J. R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken
in poultry breeding and genetics, R. D Cawforded Elsevier Amsterdam- Holland, pp. 23-30; 599; 627-628.
25. Godfrey E. F. and Joap R.G. (1952), Evidence of breed and sex differences
in the weight of chickens hatched from eggs similar weight, Poultry
Science, pp. 31.
26. Hayer J. F. and Mc Carthy J. C. (1970), The effect of selection at different
ages.
27. Herbert G. J., Walt J. A. and Cerniglia A. B. (1983), The effect of constant
ambient temperature and ratio the performance of Suxes Broiler,
poultry Science 62, pp.746-754.
28. Jull F. A (1972), “Different triae sex growth curves in breed Plymouth
Rock chicken”, Science agri., pp. 58-65.
29. North M. O., Bell B. D. (1990), Commercial chicken production manual,
(Fourth edition) van nostrand Reinhold, New York.
30. Ricard F. H. (1988), Influence of stocking density on growth rate and
carcass characteristics of floor reared meat type domestic chicken, Annales de Zootechnie 37, pp. 87-98.
31. Sonaiya E. B. (1990), Toward sustainable poultry production in Africa,
Paper presented at the FAO expert consultation on strategies for sustainable animal agriculture in developing countries, Rome, Italy.