Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khố

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 55)

lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ chuyển hóa của khẩu phần. Do đó tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi.

Trong chăn nuôi gà thịt mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng đều đưa ra hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm. Lượng thức ăn tiêu tốn chịu sụ chi phối của nhiều yếu tố: khí hậu, nhiệt độ môi trường, sức khỏe của đàn gà nhưng quan trọng nhất là mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần. Nếu tỷ lệ ME/CP cao sẽ làm gà chậm lớn, ngược lại tỷ lệ ME/CP thấp thì tiêu tốn protein sẽ lớn làm cho giá thành sản phẩm sẽ cao. Vì vậy cần một tỷ lệ ME/CP thích hợp vừa đảm bảo tốc độ sinh trưởng vừa đảm bảo lợi ích kinh tế.

Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối lượng cua gà qua các tuần tuổi được chúng tôi trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Tiêu tốn ME/ kg tăng khối lượng (Kcal/kg) Tiêu tốn CP/ kg tăng khối lượng (g/kg) FCRw FCRcum Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,06 1,06 3183,95 3183,95 222,88 222,88 2 1,30 1,21 3885,35 3624,06 271,97 253,68 3 1,64 1,40 4933,27 4195,74 345,33 293,70 4 1,79 1,54 5449,39 4709,75 339,47 339,39 5 2,06 1,71 6287,99 5206,55 391,71 324,34 6 2,44 1,89 7679,69 5941,80 438,84 339,40

Qua bảng 4.7 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng dần qua các tuần tuổi, nói cách khác hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi theo tuổi của gà. Điều này chứng tỏ gà càng lớn thì tiêu tốn năng lượng để cung cấp năng lượng duy trì thân nhiệt càng lớn. Cụ thể ở tuần thứ nhất lượng thức ăn tiêu tốn là 1,06(kgTĂ/kg tăng trọng), đến 6 tuần tuổi tiêu tốn tăng lên 2,44(kgTĂ/kg tăng trọng). Tính trung bình đến tuần thứ 6 chỉ số FCRcum đạt mức 1,89(kgTĂ/kg tăng trọng).

Từ kết quả bảng 4.7 cũng cho ta thấy: tiêu tốn ME và CP cho 1 kg tăng khối lượng hầu như đều tăng theo các tuần tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm, khi khối lượng cơ thể tăng theo các tuần tuổi thì cần lượng ME và CP cho duy trì của cơ thể càng lớn. Ở giai đoạn đầu khối lượng gà con tăng nhanh nhưng chủ yếu do sự phát triển của xương và cơ, cơ thể ít tích lũy mỡ, năng lượng cho duy trì thấp, do đó tiêu tốn năng lượng ở giai đoạn này là thấp. Giai đoạn sau khối lượng cơ thể gà vẫn tăng nhanh, sự tích lũy protein và sự tích lũy mỡ ngày càng tăng, năng lượng cho duy trì tăng, nên tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tích lũy ngày càng cao. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Tính trung bình đến 6 tuần tuổi thì để tăng lên 1kg thịt gà cần tiêu tốn 5941,80 (Kcal) ME và 339,40 (g) CP.

Như vậy trong chăn nuôi gà thịt rút ngắn được thời gian nuôi sẽ giảm tiêu tốn thức ăn làm hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 55)