Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kêt thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN - 2.40, 1997) [17]
Sinh trưởng tương đối thể hiện tốc độ lớn của đàn gà nuôi, thông qua tốc độ sinh trưởng tương đối người ta có thể dự đoán được bước chuyển sang giai đoạn phát dục của đàn gà. Gà thịt thương phẩm nuôi trong giai đoạn sinh trưởng có sự tăng lên về thể tích kích thước cơ thể rất nhanh. Do vậy việc đánh giá theo dõi tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn gà là việc làm cần thiết giúp người chăn nuôi có những biện pháp tác động tích cực vào đàn gà tạo điều kiện cho gà phát huy được hết tiềm năng của giống, hay quyết định thời gian giết mổ phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Kết quả theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
(Tính chung 2 lần thí nghiệm)
Đơn vị tính: (%)
Giai đoạn (tuần tuổi ) Sinh trưởng tương đối (%)
SS - 1 132,57 1 - 2 80,41 2 - 3 52,48 3 - 4 44,37 4 - 5 36,39 5 - 6 27,41
Từ kết quả thu được ở bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy ngược với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối, tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giảm dần qua các tuần tuổi. Cụ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối ở các giai đoạn (tuần tuổi) SS-1, 1-2, 3-4, 5-6 tương ứng là: 132,57%; 80,41%; 44,37%; 27,41%.
Một đặc điểm nữa chúng tôi nhận thấy là tốc độ sinh trưởng tương đối giai đoạn SS - 1 tuần tuổi là khá lớn, cụ thể ở tuần đầu tiên là 132,57% và tuần thứ hai là 80,41%, chênh nhau 52,16%. Do giai đoạn SS đến 1 tuần tuổi khối lượng gà tăng rất nhanh (gấp 5 lần) so với khối lượng gà sơ sinh.
Từ kết quả trên chúng tôi rút ra nhận xét: nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm đã góp phần giúp chúng ta xác định được cường độ sinh trưởng của đàn gà ở các thời điểm khác nhau. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thực tế sản xuất. Tại những thời điểm gà có cường độ sinh trưởng cao thì đòi hỏi nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn, do đó cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng theo các giai đoạn thì mới thu được kết quả cao trong sản xuất và hiệu quả cao trong chăn nuôi, cụ thể giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi gà Broiler Ross 308 có cường độ sinh trưởng cao nhất do vậy nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này đòi hỏi cao hơn, đồng thời thức ăn cần có hương vị
thơm ngon giúp gà thu nhận thức ăn tốt hơn. Mặt khác chỉ tiêu sinh trưởng tương đối còn cho ta thấy rằng thời gian nuôi càng kéo dài thì chỉ tiêu này càng giảm, dẫn đến hiệu quả trong chăn nuôi giảm. vì vậy trong chăn nuôi cần phải quan tâm tới việc chọn giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng sản xuất thịt sớm, thời gian nuôi ngắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Diễn biến sinh trưởng được thể rõ qua biểu đồ 4.3 sau.
(%) 0 20 40 60 80 100 120 140 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 4.2.4. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
4.2.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng thì việc cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm là rất quan trọng. vì thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng để duy trì sự sống, vừa là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình sinh trưởng, phát triển tao ra sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi gà công nghiệp.
Do đó việc xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày là rất cần thiết đối với chăn nuôi gia cầm. Nó không chỉ giúp người chăn nuôi biết được tình
trạng sức khỏe của đàn gà mà còn tính toán được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm trong chăn nuôi. Điều đó rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, hơn nữa lượng thức ăn còn phản ánh chất lượng thức ăn cũng như trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà của người chăn nuôi. Do đó lượng thức ăn thu nhận hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng của đàn gà. Theo Farrell (1983) thì có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của gia cầm là: đặc điểm sinh lý, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần thức ăn. Kết quả theo dõi lượng thức ăn thiêu thụ của gà thí nghiệm được chúng tôi trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm
(tính chung trống mái) Tuần tuổi Lượng thức ăn tiêu tốn (kg) Lượng thức ăn thu nhận (g/con/tuần) Lượng thức ăn thu nhân (g/con/ngày) 1 88,5 177,26 25,32 2 181,5 364,83 52,12 3 281 574,44 82,06 4 420,5 856,46 122,35 5 591 1211,01 173,00 6 715,5 1476,78 210,97 Tổng 2278 4660,79
Qua bảng 4.6 tôi nhận thấy: tổng khối lượng thức ăn trung bình cho 1 con gà từ 0 - 6 tuần tuổi là 4660,79 g. Lượng thức ăn gà thu nhận tăng dần theo tuổi chúng có xu hướng tỉ lệ thuận vơi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và khối lượng cơ thể gà. Như vậy, khi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và khối lượng cơ thể gà tăng lên thì lượng thức ăn thu nhận cũng tăng lên, cụ thể từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ sáu sinh trưởng tuyệt đối tăng từ 23,88 lên 86,56 g/con/ngày tương ứng với lượng thức ăn thu nhận là 25,32 lên 210,97 g/con/ngày. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên vì khối lượng cơ thể gà càng tăng thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng, năng lượng cũng tăng, do đó lượng thức ăn thu nhận cũng sẽ tăng.
4.2.4.2. Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ chuyển hóa của khẩu phần. Do đó tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi gà thịt mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng đều đưa ra hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm. Lượng thức ăn tiêu tốn chịu sụ chi phối của nhiều yếu tố: khí hậu, nhiệt độ môi trường, sức khỏe của đàn gà nhưng quan trọng nhất là mức năng lượng trao đổi và protein trong khẩu phần. Nếu tỷ lệ ME/CP cao sẽ làm gà chậm lớn, ngược lại tỷ lệ ME/CP thấp thì tiêu tốn protein sẽ lớn làm cho giá thành sản phẩm sẽ cao. Vì vậy cần một tỷ lệ ME/CP thích hợp vừa đảm bảo tốc độ sinh trưởng vừa đảm bảo lợi ích kinh tế.
Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối lượng cua gà qua các tuần tuổi được chúng tôi trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tuần tuổi Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) Tiêu tốn ME/ kg tăng khối lượng (Kcal/kg) Tiêu tốn CP/ kg tăng khối lượng (g/kg) FCRw FCRcum Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
1 1,06 1,06 3183,95 3183,95 222,88 222,88 2 1,30 1,21 3885,35 3624,06 271,97 253,68 3 1,64 1,40 4933,27 4195,74 345,33 293,70 4 1,79 1,54 5449,39 4709,75 339,47 339,39 5 2,06 1,71 6287,99 5206,55 391,71 324,34 6 2,44 1,89 7679,69 5941,80 438,84 339,40
Qua bảng 4.7 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng dần qua các tuần tuổi, nói cách khác hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi theo tuổi của gà. Điều này chứng tỏ gà càng lớn thì tiêu tốn năng lượng để cung cấp năng lượng duy trì thân nhiệt càng lớn. Cụ thể ở tuần thứ nhất lượng thức ăn tiêu tốn là 1,06(kgTĂ/kg tăng trọng), đến 6 tuần tuổi tiêu tốn tăng lên 2,44(kgTĂ/kg tăng trọng). Tính trung bình đến tuần thứ 6 chỉ số FCRcum đạt mức 1,89(kgTĂ/kg tăng trọng).
Từ kết quả bảng 4.7 cũng cho ta thấy: tiêu tốn ME và CP cho 1 kg tăng khối lượng hầu như đều tăng theo các tuần tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm, khi khối lượng cơ thể tăng theo các tuần tuổi thì cần lượng ME và CP cho duy trì của cơ thể càng lớn. Ở giai đoạn đầu khối lượng gà con tăng nhanh nhưng chủ yếu do sự phát triển của xương và cơ, cơ thể ít tích lũy mỡ, năng lượng cho duy trì thấp, do đó tiêu tốn năng lượng ở giai đoạn này là thấp. Giai đoạn sau khối lượng cơ thể gà vẫn tăng nhanh, sự tích lũy protein và sự tích lũy mỡ ngày càng tăng, năng lượng cho duy trì tăng, nên tiêu tốn năng lượng cho sinh trưởng tích lũy ngày càng cao. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Tính trung bình đến 6 tuần tuổi thì để tăng lên 1kg thịt gà cần tiêu tốn 5941,80 (Kcal) ME và 339,40 (g) CP.
Như vậy trong chăn nuôi gà thịt rút ngắn được thời gian nuôi sẽ giảm tiêu tốn thức ăn làm hạ giá thành sản phẩm.
4.2.5. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm
Chỉ số sản xuất (PI) là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả của việc chăn nuôi gà thịt. Chỉ số này càng cao hiệu quả chăn nuôi càng lớn. Như vậy chỉ số sản xuất phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, thời gian nuôi và hiêu quả sử dụng thức ăn của gà. Khối lượng cơ thể gà càng lớn, tỷ lệ nuôi sống càng cao, hiệu quả sử dụng thức ăn càng tốt thì chỉ số này sẽ cao và hiệu quả chăn nuôi lớn.
Chỉ số kinh tế (EN) càng cao càng có lợi chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số sản xuất và chi phí tiền thức ăn cho 1 kg tăng trọng (đồng). vì vậy chỉ số sản xuất càng cao, chi phí cho 1kg tăng trọng càng thấp thì chỉ số này càng cao.
Kết quả về chỉ số kinh tế (EN) và chỉ số sản xuất (PI) được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm Tuần tuổi Chỉ số sản xuất (PI) Chỉ số kinh tế (EN)
4 289,63 15,01
5 303,48 14,22
6 301,40 12,79
Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm cao nhất ở 5 tuần tuổi sau đó giảm dần, trong khi đó chỉ số kinh tế liên tục giảm do chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà ngày càng tăng. Vì vậy thời điểm xuất bán của gà Broiler tốt nhất vào giai đoạn khi chỉ số sản xuất bắt đầu giảm, nên xuất bán lúc 6 tuần tuổi là đạt hiệu quả kinh tế, tại thời điểm này khối lượng cũng như chất lượng thịt đều đạt tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu thu mua.
4.2.6. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm
Kết thúc 42 ngày tuổi chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 3 mái 3 trống để khảo sát tỷ lệ thành phần thân thịt của gà thí nghiệm. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm 6 tuần tuổi
STT Chỉ tiêu ĐVT Gà Broiler Ross 308 Tính chung Trống (n=3) Mái (n=3) (X ± mx) (X ± mx) 1 Khối lượng sống (g) 2663,33 ±18,56 2446,67 ±26,03 2555,00 2 Khối lượng thịt xẻ (g) 1946,67 ±23,33 1760,00 ±20,82 1853,33 3 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 73,09 ±0,4 71,93 ±0,17 72,51 4 Tỷ lệ thịt đùi (%) 19,94 ±0,33 20,73 ±0,26 20,34 5 Tỷ lệ thịt ngực (%) 21,65 ±0,41 20,54 ±0,51 21,10 6 Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) 41,59 ±0,71 41,33 ±0,77 41,43 7 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 2,14 ±0,06 2,84 ±0,13 2,49
Qua bảng 4.9 chúng tôi thấy: khối lượng sống trung bình giữa gà mái và gà trống có sự chênh lệch rõ rệt khối lượng sống trung bình của gà trống cao hơn gà mái 216,66 g điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của gia cầm. Tuy nhiên tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ ngực, cơ đùi của gà trống và gà mái không có sự chênh lệch nhiều. Cụ thể:
Tỷ lệ thịt xẻđạt cao trên 70%, gà trống là 73,09%; gà mái là 71,93% Tỷ lệ cơ ngực của gà trống là 21,65%; gà mái là 20,54%
Tỷ lệ cơđùi của gà trống là 19,94%; gà mái là 20,73%
Tỷ lệ thịt ngực + đùi của gà trống là 41,59 %; gà mái là 41,43% Tỷ lệ mỡ bụng của gà gà trống là 2,14%; mái là là 2,84%
Theo Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2006) [20], khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308 đến 6 tuần tuổi, tỷ lệ thịt sẻ đạt 70-71%, thịt ngực đạt 22,75%, tỷ lệ thịt đùi đạt 21,95%, tỷ lệ mỡ bụng 1,65%. Kết quả thực tế của chúng tôi có phần thấp hơn tuy nhiên mức độ không đáng kể và có thể chấp nhận được.
Như vậy, khi khảo sát năng xuất thịt của gà thí nghiệm chúng tôi nhận thấy gà Ross 308 cho năng xuất thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp.
4.2.7. Kết quả theo dõi về tình hình nhiễm một số bệnh và kết quả diều trị trên đàn gà thí nghiệm trị trên đàn gà thí nghiệm
Hàng ngày chúng tôi trực tiếp chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà. Qua việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày chúng tôi nhận thấy gà nuôi trong chồng kín tại nông hộ nhiễm bệnh hô hấp (CRD) là chủ yếu, một số bệnh khác tỷ lệ nhiễm rất ít. Vì vậy ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm.
Tình hình nhiễm bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh trong thời gian thí nghiệm
(tính chung 2 lần thí nghiệm)
Tuần tuổi
Tỷ lệ nhiễm CRD Số con theo dõi
(con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 1000 0 0,00 2 997 7 0,70 3 993 218 21,95 4 984 88 8,94 5 980 43 4,39 6 972 26 2,67
Qua bảng 4.10 tôi thấy tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà trong 2 lần thí nghiệm cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 (chiếm 21,95%) do lúc này sức đề kháng của gà còn thấp, môi trường chuồng nuôi, thức ăn thay đổi. Từ tuần thứ 4 trở đi khi được điều trị và sức đề kháng của gà cao hơn lên tỷ lệ nhiễm giảm đi đáng kể.
- Kết quả điều trị: ở tuần tuổi thứ 2 khi phát hiện thấy các triệu chứng nghi mắc bệnh CRD chúng tôi tiến hành điều trị bằng thuốc Tylosin. Đồng thời bổ sung thêm B.complex, cho uống chất điên giải để tăng sức đề kháng cho gà bệnh thời gian điều trị từ 3 đến 5 ngày. Kết quả theo dõi điều trị CRD bằng thuốc Tylosin được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh CRD cho gà thí nghiệm Thuốc điều trị Liều dùng Cách dùng Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Tylosin 98% 2g/1 lít nước Cho uống
(3 đến 5 ngày) 373 362 97,05
B-complex 1g/3 lít nước
Kết quả bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thí nghiệm đạt 97,05% khi điều trị trong thời gian từ 3 đến 5 ngày. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc Tylosin để điều trị bệnh CRD cho hiệu quả tốt, nên ta có thể sử dụng thuốc Tylosin đểđiều trị cho gà bị mắc CRD.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian theo dõi gà thí nghiệm từ 1 đến 42 ngày tuổi và trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi sơ bộ rút ra kết luận sau:
Gà Ross 308 nuôi tại nông hộ có tỷ lệ nuôi sống là 96,8%; Khối lượng lúc 42 ngày tuổi đạt 2513,7 g, sinh trưởng tuyệt đối trung bình đạt 58,84 g/con/ngày; chỉ số tiêu tốn thức ăn là 1,89 kgTĂ/kg tăng khối lượng; Chỉ số sản xuất cao nhất ở 5 tuần tuổi đạt 303,48; Chỉ số kinh tế ở 6 tuần tuổi đạt