Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối

với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tiến hành cân gà lúc 1 ngày tuổi (lúc bắt đầu thí nghiệm) và các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

(tính chung trống, mái) Đơn vị tính: (g/con) Tuần tuổi Số lượng (con) Sinh trưởng tích lũy (X ± mx ) Cv (%) Ss 50 42,48 ± 0,42 6,93 1 50 209,60 ± 2,25 7,64 2 50 491,30 ± 5,41 7,79 3 50 840,80 ± 15,67 13,18 4 50 1320,20 ± 21,57 11,77 5 50 1907,80 ± 29,19 10,83 6 50 2513,70 ± 32,07 9,02

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: khối lượng cơ thể của gà tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Nhìn chung, gà thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chứng tỏ gà Broiler sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nước ta. Cụ thể, khối lượng trung bình của gà lúc bắt đầu thí nghiệm là 42,48 g/con các tuần tuổi 1, 3, 5 tương ứng là 209,60 g/con, 840,80 g/con, 1907,80 g/con. Đến khi kết thúc thí

nghiệm là 2513,70 g/con. Điều này này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm (Chambers J. R. 1990) [24], và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép.

Khi so sánh kết quả này với nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2006) [20], khi nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308 nuôi tại việt nam. Lúc 42 ngày tuổi cơ thể đạt 2350 - 2470 g/con kết quả của chúng tôi cao hơn.

Qua bảng 4.3 chúng tôi cũng nhận thấy, hệ số biến động về khối lượng gà từ tuần tuổi thứ 3 đến khi kết thúc thí nghiệm dao động không nhiều. Cụ thể hệ số biến động về khối lượng cơ thể gà ở tuần tuổi 3, 4, 5 và 6 là 13,18%; 11,77%; 10,83% và 9,02%. Kết quả này cho thấy đàn gà có độ đồng đều khá cao, ở tuần tuổi 3 do gà bị mắc CRD nhiều lên cũng ảnh hưởng đến độ đồng đều của đàn gà.

Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm chúng tôi minh họa bằng đồ thị 4.1 Gam/con 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 SS 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi K h i l ư n g

Hình 4.1. Biu đồ sinh trưởng tích lũy ca gà thí nghim

Qua đồ thị ta thấy rõ hơn tốc độ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tăng liên tục từ ss - 6 tuần tuổi và đạt khối lượng khi xuất bán là 2513,7 g. Độ

dốc lớn của đường biểu thị phản ánh tốc độ tăng khối lượng nhanh của gà thí nghiệm. Điều này giúp giảm thời gian nuôi dưỡng từ khi nhập vào đến xuất bán, tiết kiệm được rất nhiều chi phí trang thiết bị chuồng trại và nhân công.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 49)