Thực hiên quy trình chăm sóc gà thịt Broiler Ross 308

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 37)

* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhập gà, chuồng nuôi được dọn sạch sẽ, phun sát trùng bằng omniside, sút (NAOH) và để trống chuồng từ 12 - 15 ngày

Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi.

Đệm lót được sử dụng bằng trấu phơi khô và tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Farmsafe hai lần (lần 1 cách lần 2 từ 1 - 2 ngày) rồi mới đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót được trải một lớp dày 3 - 5 cm.

Chuẩn bị máng ăn và máng uống đầy đủ phù hợp với từng lứa tuổi gà: + Khay ăn: 50 con/khay đối với gà nhỏ, 50 con / máng đối với gà lớn + Máng uống: 50 con/galon với gà nhỏ, 10 con/ núm uống đối với gà lớn Làm buồng úm: có 2 lớp bạt tạo thanh khu vực úm nhằm đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà

Khay ăn, máng uống bố trí xen kẽ nhau và phải đủ và đều

Trước khi thả gà cần đảm bảo đủ nhiệt độ buồng úm trước khi gà về, chuẩn bị nước sạch có pha glucose, chuẩn bị kháng sinh cho gà uống trong 3 ngày đầu

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

- Giai đoạn úm gà con: khi gà về thả nhẹ, đều vào quây úm cho gà uống glucose, sau 1 giờ cho gà ăn TĂ. Cho gà ăn nhiều lần trong một ngày (6 -8 lần) để TĂ luôn mới giúp kích thích gà ăn được nhiều hơn. Kiểm tra diều gà đểđánh giá khả năng ăn của gà. Thường xuyên xua gà dậy ăn.

Sử dụng bếp than và đèn Gas giữ cho nhiệt độ trong chuồng ấm để đảm bảo nhiệt độ cho gà

Bảng 3.2. Nhiệt độ tiêu chuẩn và mật độ thích hợp cho gà Ngày tuổi Nhiệt độ (0C) Mật độ (con/m2)

1 - 3 34 - 32 50 - 60 4 - 7 31 - 30 40 - 50 8 - 14 30 - 28 20 - 30 15 - 21 28 - 26 15 - 20 21 - 29 25 - 22 15 - 20 30 - 42 22 8 - 10

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, giữ nhiệt độ ổn định khi gà 1 ngày tuổi (340C) sau đó giảm dần đến 30 ngày tuổi giữ nhiệt độ khoảng (220C). Nhiệt độ đủ giúp gà dàn đều quây úm, lông bông, gà nhanh nhẹn, ăn uống phát triển tốt

Trong giai đoạn úm gà không những phải đảm bảo nhiệt độ mà còn phải đảm bảo độ thông thoáng giúp gà phát triển tốt không bị báng nước.

Dãn quây: khi gà lớn dần lên phải dãn quây cho phù hợp + 1 - 3 ngày đầu quây úm chiếm 1/8 diện tích chuồng nuôi

+ 4 - 7 ngày quây úm chiếm 1/4 diện tích chuồng nuôi + 7 - 10 ngày quây úm chiếm 1/2 diện tích chuồng nuôi

Sau 10 - 14 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường có thể dãn quây úm hết chuồng nuôi.

- Giai đoạn nuôi thịt: Ở giai đoạn này thì ta thay dần khay ăn tròn bằng máng ăn dành cho gà lớn, thay máng uống gallon bằng máng uống tựđộng. Những dụng cụ được thay thế và những dụng cụ thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng

Tất cảđàn gà thí nghiệm đều được ăn một loại thức ăn của công ty Deheus việt nam, tương ứng theo từng độ tuổi của gà.

Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm Loại TĂ Thành phần De Heus (6620) 1-21 ngày tuổi De heus (6830) 21-35 ngày tuổi De Heus (6930) 35-xuất bán Độẩm tối đa (%) 14,0 14,0 14,0

Protein thô tối thiểu (%) 21,0 19,0 18,0

Xơ thô tối đa (%) 4,0 5,0 5,0 Canxi tối thiểu- tối đa (%) 0,5 – 0,8 0,6 – 1,0 0,4 – 1,0 Photpho tối thiểu (%) 1,2 0,8 0,8 Muối tối thiểu- tối đa (%) 0,25 – 0,4 0,25 – 0,4 0,25 – 0,4 Năng lượng trao đổi tối thiểu- tối đa (Kcal/kg) 3000 3050 3150

Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều phải tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Cho gà ăn tự do, đổ thức ăn 3 - 4 lần một ngày, cung cấp ánh sáng đầy đủ giúp gà thu nhận thức ăn tốt hơn, cung cấp nước sạch đầy đủ theo nhu cầu đàn gà. Đảo trấu thường xuyên giúp chất độn chuồng luôn khô

Có sổ ghi chép hàng ngày để theo dõi: số gà bị nhiễm bệnh, số gà chết hàng ngày, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn hàng ngày, lịch dùng thuốc và vaccine, cân ghi chép trọng lượng gà từng tuần

* Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng an toàn sinh học + Dọn phân sạch sẽ trong khu vực trại + Chất độn chuồng luôn khô ráo

+ Định kì phun thuốc sát trùng 1 lần/ tuần + Không đi lại sang các chuồng nuôi khác + Không cho người ngoài vào khu vực trại

+ Máng ăn máng uống sạch sẽ, sát trùng nước bằng chloramin B - Phòng bệnh bằng thuốc và vaccine

Phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh.

Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà theo lịch phòng bệnh, lịch phòng bệnh được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm Ngày tuổi Vaccine và thuốc Cách sử dụng Phòng bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 – 4 Gentadoc 1g/lít nước uống Bệnh đường ruột

Tylanvet 0,5g/lít nước uống Viêm phế quản

6 ND - IB lần 1 Nhỏ mắt 2 giọt Newcastle

9 Coxymax 1g/lít nước uống Cầu trùng

12 Gumboro A lần 1 Nhỏ mồm 2 giọt Gumboro

18 ND - IB lần 2 Uống Newcastle

24 Gumboro A lần 2 Uống Gumboro

Chú ý: Trước và sau khi sử dụng vaccine 1 ngày không được dùng nước có pha thuốc khử nước để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vaccine và cho gà uống nước đường Glucoza và vitamine để tăng cường sức đề kháng

cho gà, chỉ dùng vaccine khi gà khỏe mạnh, lúc gà yếu hoặc bị bệnh không được chủng vaccine

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 37)