Trong phát triển chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm có rất nhiều thuận lợi hơn các loại gia súc khác. Cùng với những tiến bộ về di truyền, ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc. Nhờ đó mà các kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật được áp dụng và sản xuất mà năng suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên. Nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không ngừng cải tiến về mặt di truyền, phương pháp chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Vấn đề này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, để tạo ra những giống gà có năng suất cao, chất lượng tốt. Đối với các nước trên thế giới thì công nghiệp chăn nuôi đã phát triển từ rất lâu đặc biệt là các nước có nền khoa học, chăn nuôi phát triển như Mỹ và Châu Âu. Họ đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc rồi lai tạo ra những con lai với những phẩm chất ưu tú ghép lại từ những dòng, giống khác nhau như Avian, AA, Babcock, Isa Brown, Hyline Brown… tại các nước này các giống gà cao sản được chăn nuôi theo một quy trình hiện đại khép kín và Ross 308 là một trong sốđó.
Các điều kiện nuôi hầu hết là điều kiện nhân tạo và được thử nghiệm điều chỉnh thành một công thức chuẩn để tiến hành nuôi trên quy mô lớn. Sản phẩm của quá trình này tạo ra là thịt gà có chất lượng cao, sản xuất sạch, chế biến sạch không mang mầm bệnh và an toàn với người tiêu dùng. Ở nước ta các quá trình thử nghiệm vẫn tiếp tục được tiến hành nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất phát huy hết tiềm năng sản xuất của giống gà này trong các điều kiện tư nhiên và nhân tạo cho phép, mục tiêu hướng đến cũng là khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao. Theo tài liệu của Giáo sư Turo Komai (Đoàn Xuân Trúc, 1999) [19] thịt gà chất lượng cao nay chiếm tới 16% thị trường thịt gà ở Nhật và đang tăng trưởng ở mức 10% hàng năm. Xu hướng này chắc chắn sẽ lan rộng ở nước ta và là điều kiện cho chăn nuôi công nghiệp phát triển.
Hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới đều tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này do tiềm năng di truyền của các giống gà và hiệu quả của các phép lai là rất lớn. Các công ty và các hãng sản xuất con giống ở Mỹ, Châu Âu liên tục giới thiệu những con giống mới, những phương pháp nuôi dưỡng tiên tiến đến người chăn nuôi. Ở Israel, đất nước có nền nông nghiệp công nghệ cao. Công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông trắng) và K156 (Lông nâu). Ngoài ra theo Chickens L. td Israel, 1999 [30] công ty Kabir sử dụng trống GGK x mái K277 tạo con thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,28 kg… Đó là những ví dụ về sự tiến bộ của nghiên cứu ngoài nước để chúng ta có thể học tập.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Gà Broiler Ross 308 nuôi trong điều kiện nuôi nhốt chuồng kín từ 1 đến 42 ngày tuổi, số lượng 500 con
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Trại gà ông Mai Văn Hiệp Xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian: Từ tháng 12/7/2014 đến 16/12/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và năng suất thịt của gà Broiler Ross 308, trong điều kiện chăn nuôi chuồng kín.
Theo dõi một số bệnh thường gặp trên gà Broiler Ross 308.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên gà Broiler Ross 308 thời gian từ 1 đến 42 ngày tuổi, số lượng 500 con.
Thí nghiệm được nuôi theo phương thức nuôi nhốt chung trống mái, nuôi nhốt trên nền đệm lót đảm bảo các yếu tố cần thiết, chuồng sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông., thuận tiện giao thông đi lại, nguồn điện, nguồn nước, thiết bị chăn nuôi phải đầy đủ và đồng bộ đảm bảo các yêu cầu của chăn nuôi gà công nghiệp theo hình thức nuôi nhốt chuồng kín.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Đơn vị Lô thí nghiệm Lần 1 Lần 2
Giống gà nuôi TN Ross 308 Ross 308
Tuối bắt đầu TN Ngày tuổi 1 1
Khối lượng bắt đầu TN g/con 42,96 ± 0,41 42,00 ± 0,42
Thời gian thí nghiệm Ngày 42 42
Số lượng Con 500 500
Phương thức nuôi Nuôi nhốt chuồng kín
Thức ăn sử dụng
1 đến 21 ngày tuổi Deheus (6620)
21 đến 35 ngày tuổi Deheus (6830)
35 ngày tuổi đến
xuất chuồng Deheus (6930)
3.4.2. Thực hiên quy trình chăm sóc gà thịt Broiler Ross 308
* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà
Trước khi nhập gà, chuồng nuôi được dọn sạch sẽ, phun sát trùng bằng omniside, sút (NAOH) và để trống chuồng từ 12 - 15 ngày
Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi vào chuồng nuôi.
Đệm lót được sử dụng bằng trấu phơi khô và tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Farmsafe hai lần (lần 1 cách lần 2 từ 1 - 2 ngày) rồi mới đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót được trải một lớp dày 3 - 5 cm.
Chuẩn bị máng ăn và máng uống đầy đủ phù hợp với từng lứa tuổi gà: + Khay ăn: 50 con/khay đối với gà nhỏ, 50 con / máng đối với gà lớn + Máng uống: 50 con/galon với gà nhỏ, 10 con/ núm uống đối với gà lớn Làm buồng úm: có 2 lớp bạt tạo thanh khu vực úm nhằm đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho gà
Khay ăn, máng uống bố trí xen kẽ nhau và phải đủ và đều
Trước khi thả gà cần đảm bảo đủ nhiệt độ buồng úm trước khi gà về, chuẩn bị nước sạch có pha glucose, chuẩn bị kháng sinh cho gà uống trong 3 ngày đầu
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Giai đoạn úm gà con: khi gà về thả nhẹ, đều vào quây úm cho gà uống glucose, sau 1 giờ cho gà ăn TĂ. Cho gà ăn nhiều lần trong một ngày (6 -8 lần) để TĂ luôn mới giúp kích thích gà ăn được nhiều hơn. Kiểm tra diều gà đểđánh giá khả năng ăn của gà. Thường xuyên xua gà dậy ăn.
Sử dụng bếp than và đèn Gas giữ cho nhiệt độ trong chuồng ấm để đảm bảo nhiệt độ cho gà
Bảng 3.2. Nhiệt độ tiêu chuẩn và mật độ thích hợp cho gà Ngày tuổi Nhiệt độ (0C) Mật độ (con/m2)
1 - 3 34 - 32 50 - 60 4 - 7 31 - 30 40 - 50 8 - 14 30 - 28 20 - 30 15 - 21 28 - 26 15 - 20 21 - 29 25 - 22 15 - 20 30 - 42 22 8 - 10
Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, giữ nhiệt độ ổn định khi gà 1 ngày tuổi (340C) sau đó giảm dần đến 30 ngày tuổi giữ nhiệt độ khoảng (220C). Nhiệt độ đủ giúp gà dàn đều quây úm, lông bông, gà nhanh nhẹn, ăn uống phát triển tốt
Trong giai đoạn úm gà không những phải đảm bảo nhiệt độ mà còn phải đảm bảo độ thông thoáng giúp gà phát triển tốt không bị báng nước.
Dãn quây: khi gà lớn dần lên phải dãn quây cho phù hợp + 1 - 3 ngày đầu quây úm chiếm 1/8 diện tích chuồng nuôi
+ 4 - 7 ngày quây úm chiếm 1/4 diện tích chuồng nuôi + 7 - 10 ngày quây úm chiếm 1/2 diện tích chuồng nuôi
Sau 10 - 14 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường có thể dãn quây úm hết chuồng nuôi.
- Giai đoạn nuôi thịt: Ở giai đoạn này thì ta thay dần khay ăn tròn bằng máng ăn dành cho gà lớn, thay máng uống gallon bằng máng uống tựđộng. Những dụng cụ được thay thế và những dụng cụ thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng
Tất cảđàn gà thí nghiệm đều được ăn một loại thức ăn của công ty Deheus việt nam, tương ứng theo từng độ tuổi của gà.
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm Loại TĂ Thành phần De Heus (6620) 1-21 ngày tuổi De heus (6830) 21-35 ngày tuổi De Heus (6930) 35-xuất bán Độẩm tối đa (%) 14,0 14,0 14,0
Protein thô tối thiểu (%) 21,0 19,0 18,0
Xơ thô tối đa (%) 4,0 5,0 5,0 Canxi tối thiểu- tối đa (%) 0,5 – 0,8 0,6 – 1,0 0,4 – 1,0 Photpho tối thiểu (%) 1,2 0,8 0,8 Muối tối thiểu- tối đa (%) 0,25 – 0,4 0,25 – 0,4 0,25 – 0,4 Năng lượng trao đổi tối thiểu- tối đa (Kcal/kg) 3000 3050 3150
Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều phải tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Cho gà ăn tự do, đổ thức ăn 3 - 4 lần một ngày, cung cấp ánh sáng đầy đủ giúp gà thu nhận thức ăn tốt hơn, cung cấp nước sạch đầy đủ theo nhu cầu đàn gà. Đảo trấu thường xuyên giúp chất độn chuồng luôn khô
Có sổ ghi chép hàng ngày để theo dõi: số gà bị nhiễm bệnh, số gà chết hàng ngày, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn hàng ngày, lịch dùng thuốc và vaccine, cân ghi chép trọng lượng gà từng tuần
* Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng an toàn sinh học + Dọn phân sạch sẽ trong khu vực trại + Chất độn chuồng luôn khô ráo
+ Định kì phun thuốc sát trùng 1 lần/ tuần + Không đi lại sang các chuồng nuôi khác + Không cho người ngoài vào khu vực trại
+ Máng ăn máng uống sạch sẽ, sát trùng nước bằng chloramin B - Phòng bệnh bằng thuốc và vaccine
Phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh.
Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà theo lịch phòng bệnh, lịch phòng bệnh được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm Ngày tuổi Vaccine và thuốc Cách sử dụng Phòng bệnh
1 – 4 Gentadoc 1g/lít nước uống Bệnh đường ruột
Tylanvet 0,5g/lít nước uống Viêm phế quản
6 ND - IB lần 1 Nhỏ mắt 2 giọt Newcastle
9 Coxymax 1g/lít nước uống Cầu trùng
12 Gumboro A lần 1 Nhỏ mồm 2 giọt Gumboro
18 ND - IB lần 2 Uống Newcastle
24 Gumboro A lần 2 Uống Gumboro
Chú ý: Trước và sau khi sử dụng vaccine 1 ngày không được dùng nước có pha thuốc khử nước để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của vaccine và cho gà uống nước đường Glucoza và vitamine để tăng cường sức đề kháng
cho gà, chỉ dùng vaccine khi gà khỏe mạnh, lúc gà yếu hoặc bị bệnh không được chủng vaccine
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
3.4.3.1. Tỉ lệ nuôi sống
Hàng ngày kiểm tra sức khỏe đàn gà, phát hiện những con ốm, loại trừ các con bị ốm chết do nguyên nhân khác, xác định số con nhiễm bệnh đang theo dõi, ghi chép lại đầy đủ, từ đó theo dõi tỷ lệ nuôi sống của mỗi lô gà đến 6 tuần tuổi theo công thức. Tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức:
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng gà cuối kỳ (con)
× 100 Tổng gà đầu kỳ (con)
3.4.3.2. Khả năng sinh trưởng
Hàng tuần tiến hành quây và cân ngẫu nhiên 5 -10% số lượng gà trong đàn với dung lượng mẫu lớn hơn hoặc bằng 50. Thời gian cân vào buổi sáng ở các ngày tuổi 1, 7, 14, 21, 28, 35, 42 cân trước khi cho gà ăn.
- Sinh trưởng tích lũy:
Cân gà lúc 1 ngày tuổi, sau đó mỗi tuần cân gà một lần vào một thời điểm nhất định (ngày, giờ) trước khi cho ăn, cân 5 - 10% gà thí nghiệm.
Cân gà 1 ngày tuổi bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,05g.
Từ 1-4 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có phân độ nhỏ nhất 10g, sai số 5 - 10g.
Từ 5-6 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5kg có phân độ nhỏ nhất 20g, sai số 10 - 30g.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày)
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát và được tính theo công thức.
A =
t W
Trong dó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1: Khối lượng cơ thể gà lần cân sau (g) W0: Khối lượng cơ thể gà lần cân trước (g)
t: Khoảng thời gian giữa 2 lần cân + Sinh trưởng tương đối (R) (%)
Là tỉ lệ % giữa khối lượng tăng lên trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát được tính theo công thức sau.
R = 100 2 0 1 0 1+− × W W W W
Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%)
W1: Khối lượng cơ thể gà lần cân sau (g) W0: Khối lượng cơ thể gà lần cân trước (g)
3.4.3.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
Hàng tuần cân chính xác lượng thức ăn đã sử dụng của gà thí nghiệm để theo dõi về khối lượng thức ăn mà gà ăn hết trong tuần từđó tính.
- Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được tính theo công thức:
Lượng TĂ/gà/ngày (g) = ∑ Thức ăn tiêu thụ trong tuần (g) 7 × số lượng gà bình quân trong tuần (con) - Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức:
TTTĂ/kg tăng khối lượng trong kỳ (kg) =
∑ Khối lượng thức ăn đã dùng trong tuần(kg)
∑ khối lượng gà tăng trong tuần (kg) - Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng
Tiêu tốn ME (Kcal)/kg tăng khối lượng = mức ME (Kcal)/1kg thức ăn x tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng.
- Tiêu tốn CP/ kg tăng khối lượng
Tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng = CP g/kg thức ăn x tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
3.4.3.4. Chỉ số sản xuất (PI), chỉ số kinh tế (EN)
- Chỉ số sản xuất PI (production - Index)
PI =
Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) (Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn) x 10
- Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)
EN = Chỉ số sản xuất
x 1000 Chi phi thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng
3.4.3.5. Tình hình nhiễm bệnh của gà thí nghiệm
Hàng ngày theo dõi và ghi chép tình hình sức khỏe và bệnh tật của đàn gà đề xuất các biện pháp can thiệp.
3.4.3.6. Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà thí nghiệm
Khi kết thúc thí nghiệm chọn 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng cơ thể xấp xỉ khối lượng trung bình của lô để khảo sát. Các thành phần thân thịt khi giết mổ được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Polinova (1976)
- Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Khối lượng sống: Không cho gà ăn chỉ cho uống nước trong 12 giờ, sau đó cân lên được khối lượng sống.
+ Khối lượng thịt xẻ (g): là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, cắt đầu giữa xương chẩm và xương Atlas, cắt chân ở đoạn khuỷu, rạch bụng dọc theo xương lườn. Bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, lá lách, phổi, thận để lại. Lấy túi mật ra khỏi gan. Lấy thức ăn ra khỏi mề cùng với lớp màng sừng, phần còn lại nhét vào bụng. Sau đó tính tỷ lệ thịt xẻ theo công thức:
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (g)
x 100 Khối lượng sống (g)
+ Khối lượng cơđùi
Khối lượng cơđùi được xác định bởi cơđùi trái nhân đôi
Cách làm: rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương ống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng bên trái của gia cầm. Lọc phần cơ đùi, cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy hai xương này cùng xương bánh chè và xương sụn.Cân khối lượng cơ đùi trái, nhân đôi được khối lượng cơ đùi. Sau đó tính tỉ lệ cơ đùi theo công thức: