Phương pháp xử lý số liệ u

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)

Bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn thiện và trên phần mềm Micrsoft Excel với các tham số sau:

- Giá trị trung bình cộng (X) : X = n x x x x1+ 2 + 3 +⋅ ⋅⋅+ n =n= i Xi n 1 1 - Sai số trung bình (mx): mx = ± n S x (n >30) - Độ lệch tiêu chuẩn (Sx): ( ) 1 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n X Xi i x S Với (n < 30) ( ) n n X Xi i x S ∑ ∑ − ± = 2 2 Với (n ≥ 30) - Hệ số biến dị (Cv): Cv (%) = x Sx x 100 Nếu Cv≤ 10%: mẫu có độđồng đều cao. Nếu 10% < Cv≤ 20%: mẫu có độđồng đều trung bình. Nếu Cv > 20%: mẫu có độ đồng đều thấp. Trong đó: X : Số trung bình n : Dung lượng mẫu mx : Sai số của số trung bình x S : Độ lệch tiêu chuẩn Xi : Giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3...n)

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

Trong quá trình thực tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của chủ trại, cùng sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau:

4.1.1. Công tác chăn nuôi

- Công tác chuẩn bị chuồng trại:

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được rửa vệ sinh sạch bằng bơm cao áp toàn bộ trần, tường, sàn bên trong và lối đi xung quanh bên ngoài. Hệ thống bạt được rửa toàn bộ hai mặt, hệ thống rãnh thoát nước được khơi thông. Sau khi rửa sạch 24 giờ tiến hành phun sát trùng bằng Benkocid, nồng độ 0,5% với liều 1lít/4m2. Sau khi phun sát trùng xong tiến hành kéo rèm, khoá cửa. Sau 2 ngày kể từ khi phun sát trùng lần 1 phun lại bằng dung dịch formol 2% với liều 1lít/4m2. Khoá cửa kéo rèm để trống chuồng 15 ngày.

Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tùy theo điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi khi đưa gà vào phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng, quạt để chống nóng.

- Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng Giai đoạn úm gà: 1 đến 13 ngày tuổi

Khi nhập gà về, tiến hành cho gà vào quây úm, trong quây úm đã chuẩn bị sẵn nước sạch có pha B.complex và Ampi - Coli. Khoảng 1 giờ sau cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này phải luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32 - 350C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà đến tuần thứ 3 nhiệt độ còn khoảng 220C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà đểđiều chỉnh chụp sưởi, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp.

Quây úm, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo đủ cho gà ăn uống bình thường.

Giai đoạn 14 đến 42 ngày tuổi

Để đạt được mức độ đồng đều cần cho gà ăn tự do đổ thức ăn 3 - 4 lần/ngày máng ăn được bố trí đủ số lượng theo quy định, phân bố đều trong chuồng nuôi, đảm bảo gà ăn được đều nhau. Gà được uống nước tự do.

Trong quá trình chăn nuôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện, điều trị kịp thời những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch. Tiến hành cân khối lượng gà hàng tuần trước khi cho ăn để xác định khối lượng, mức độ đồng đều làm cơ sở cho ăn tuần tiếp theo.

4.1.2. Công tác thú y

- Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ…. Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng bệnh cho gia cầm.

Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủđộng đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Dụng cụ chủng vaccine như cốc pha, lọ chủng, kim chủng… được sát trùng bằng cách cho vào nồi hấp tiệt trùng rồi để nguội tự nhiên ngay trước khi làm vaccine.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh Bệnh Cầu trùng ở gà:

Trong quá trình nuôi tôi đã gặp phải trường hợp như sau: Khi quan sát, thấy trong đàn có gà kém ăn, lông dựng, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, có màu sôcôla hoặc lẫn máu. Gà gầy dần rồi chết. Mổ khám và quan sát thì thấy: có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, đặc biệt là manh tràng bị sưng to. Những biểu hiện trên đây giống với triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng nên tôi chẩn đoán là gà bị mắc cầu trùng và tiến hành sử dụng liều trị cho cả đàn. Cụ thể:

Rigecoccin-WS: liều 1 g/4 lít nước uống hoặc Hancoc: liều 1,5- 2 ml/ 1 lít nước hay Vinacoc.ACB: liều 2 g/1lít nước uống (đây là các loại thuốc được thường xuyên thay đổi trong trang trại).

Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng thường xuyên theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc - 3 ngày nghỉ. Trong các phác đồ đã sử dụng, tôi nhận thấy thuốc Vinacoc.ACB có hiệu quả cao hơn cả.

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)

Cũng trong quá trình thực tập tại trang trại tôi đã gặp phải trường hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Mổ khám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục. Với những biểu hiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD. Khi gặp những trường hợp như vậy, tôi đã tiến hành điều trị bằng một trong những phác đồ như sau:

- Anti - CRD 2 g/1 lít nước uống, B-complex 1 g/3 lít nước uống. - Tylosin 2 g/1 lít nước uống, B-complex 1g/3 lít nước uống.

Sử dụng trong 3 - 5 ngày liên tục gà khỏi bệnh. Trong các phác đồ đã sử dụng tôi nhận thấy phác đồ Tylosin 2 g/1lít nước uống, B. complex 1 g/3 lít

nước uống có hiệu quả cao hơn cả, gà khỏi bệnh nhanh với tỷ lệ khỏi bệnh cao, trên 98%.

4.1.3. Kết qu công tác phc v sn xut (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung công việc Đơn vị Số lượng Kết quả

Số lượng Tỷ lệ (%)

1.Nuôi dưỡng chăm sóc Nuôi sống

Đàn gà thịt Ross 308 con 5600 5410 96,61

2. Phòng bệnh An toàn

Nhỏ vaccine Medivac ND - IB 5540 5531 99,84

Nhỏ vaccine Medivac Gumboro 5518 5470 99,13

3. Điều trị bệnh Khỏi

Bệnh cầu trùng con 1977 1948 98,53

Bệnh viêm đường hô hấp con 5376 5349 99,49

4. Công tác khác Đạt

- Sát trùng chuồng trại m2 2400 2400 100,00

- Dọn vệ sinh chuồng trại m2 210 210 100,00

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. T l nuôi sng ca gà thí nghim qua các tun tui

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi, khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng, khả năng miễn dịch một số bệnh, đồng thời cũng phản ánh chất lượng con giống, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý của cơ sở chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra tỷ lệ nuôi sống còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm.

Do đó, trong chăn nuôi gà muốn đạt được tỉ lệ nuôi sống cao cần phải có con giống tốt, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, đặc biệt cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh.

Kết quả đánh giá tỉ lệ nuôi sống của đàn gà Ross 308 được trình bày ở bảng4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Đơn vị tính: (%) Tuần tuổi Số lượng gà đầu kì (con) Số lượng gà cuối kì (con) Tỷ lệ nuôi sống Trong tuần (%) Cộng dồn (%) 1 500 499 99,80 99,80 2 499 498 99,79 99,60 3 498 493 98,99 98,60 4 493 491 99,59 98,20 5 491 486 98,98 97,20 6 486 484 99,58 96,80

Qua bảng 4.2 cho thấy: trong điều kiện thuận lợi về thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm đạt khá cao dao động từ 98,98% đến 99,80%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần đầu tiên 99,80% cho thấy quy trình úm gà của chúng tôi đạt hiệu quả cao, tỉ lệ nuôi sống thấp nhất ở tuần tuổi thứ 3 do giai đoạn này gà bị nhiễm CRD nhiều. Giai đoạn 4-6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống có sự biến đổi, nguyên nhân chủ yếu trong giai đoạn này do gà chết bởi các bệnh báng nước, E.coli và do nóng.

Qua bảng chúng tôi còn nhận thấy tỷ lệ nuôi sống cộng dồn tính đến 6 tuần tuổi của gà Ross 308 là 96,80% kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân (1995) [23] theo tác giả tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 nuôi thương phẩm đến 42 ngày tuổi là 97%.

Qua kết quả thu được cho thấy gà Ross 308 nuôi theo mô hình chuồng kín trong nông hộ cho tỷ lệ nuôi sống khá cao. Điều này chứng tỏ gà Ross 308 có khả năng thích nghi cao, hoàn toàn có thể triển khai rộng vào nuôi trong các nông hộ.

4.2.2. Sinh trưởng tích lũy ca gà thí nghim

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối

với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tiến hành cân gà lúc 1 ngày tuổi (lúc bắt đầu thí nghiệm) và các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

(tính chung trống, mái) Đơn vị tính: (g/con) Tuần tuổi Số lượng (con) Sinh trưởng tích lũy (X ± mx ) Cv (%) Ss 50 42,48 ± 0,42 6,93 1 50 209,60 ± 2,25 7,64 2 50 491,30 ± 5,41 7,79 3 50 840,80 ± 15,67 13,18 4 50 1320,20 ± 21,57 11,77 5 50 1907,80 ± 29,19 10,83 6 50 2513,70 ± 32,07 9,02

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: khối lượng cơ thể của gà tăng dần qua các tuần tuổi và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép. Nhìn chung, gà thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chứng tỏ gà Broiler sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nước ta. Cụ thể, khối lượng trung bình của gà lúc bắt đầu thí nghiệm là 42,48 g/con các tuần tuổi 1, 3, 5 tương ứng là 209,60 g/con, 840,80 g/con, 1907,80 g/con. Đến khi kết thúc thí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm là 2513,70 g/con. Điều này này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm (Chambers J. R. 1990) [24], và độ đồng đều của đàn gà luôn nằm trong phạm vi cho phép.

Khi so sánh kết quả này với nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2006) [20], khi nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308 nuôi tại việt nam. Lúc 42 ngày tuổi cơ thể đạt 2350 - 2470 g/con kết quả của chúng tôi cao hơn.

Qua bảng 4.3 chúng tôi cũng nhận thấy, hệ số biến động về khối lượng gà từ tuần tuổi thứ 3 đến khi kết thúc thí nghiệm dao động không nhiều. Cụ thể hệ số biến động về khối lượng cơ thể gà ở tuần tuổi 3, 4, 5 và 6 là 13,18%; 11,77%; 10,83% và 9,02%. Kết quả này cho thấy đàn gà có độ đồng đều khá cao, ở tuần tuổi 3 do gà bị mắc CRD nhiều lên cũng ảnh hưởng đến độ đồng đều của đàn gà.

Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm chúng tôi minh họa bằng đồ thị 4.1 Gam/con 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 SS 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi K h i l ư n g

Hình 4.1. Biu đồ sinh trưởng tích lũy ca gà thí nghim

Qua đồ thị ta thấy rõ hơn tốc độ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tăng liên tục từ ss - 6 tuần tuổi và đạt khối lượng khi xuất bán là 2513,7 g. Độ

dốc lớn của đường biểu thị phản ánh tốc độ tăng khối lượng nhanh của gà thí nghiệm. Điều này giúp giảm thời gian nuôi dưỡng từ khi nhập vào đến xuất bán, tiết kiệm được rất nhiều chi phí trang thiết bị chuồng trại và nhân công.

4.2.3. Sinh trưởng tuyt đối và tương đối ca gà thí nghim

Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là chỉ tiêu nói lên mức độ tăng hay giảm về khối lượng của gà qua từng ngày, ở từng tuần tuổi.

4.2.3.1. Sinh trưởng tuyệt đối

Trên cơ sở theo dõi khối lượng cơ thể gà thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau, chúng tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

(Tính chung 2 lần thí nghiệm)

Đơn vị tính: (g/con/ngày)

Giai đoạn (tuần tuổi ) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

SS - 1 23,87 1 – 2 40,24 2 – 3 49,93 3 – 4 68,49 4 – 5 83,94 5 – 6 86,56 SS – 6 58,84

Qua bảng 4.4 cho ta thấy: sinh trưởng tuyệt đối của gà Broiler Ross 308 tăng dần và liên tục theo các tuần tuổi tăng nhanh từ 23,87 g/con/ngày tới tuần 5 - 6 của gà đạt cao nhất là 86,56 g/con/ngày. Các nghiên cứu trước đây cho rằng sinh trưởng tuyệt đối của gia cầm tăng không đồng đều qua từng giai đoạn, trong đó tăng nhanh và liên tục từ 0 - 6 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [4] cho rằng tốc độ sinh trưởng của gia cầm nhanh nhất là ở tháng thứ nhất. Vì vậy khi xuất gà ở 6 tuần tuổi là có hiệu quả kinh tế cao nhất, còn nếu nuôi thêm các tuần tuổi lớn hơn sinh

trưởng tuyệt đối sẽ giảm đồng thời mức tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng sẽ tăng lên, tích mỡ làm giảm hiệu quả. Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ 4.2.

(g/con/ngày) 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 Tuần tuổi

Hình 4.2. Biu đồ sinh trưởng tuyt đối ca gà thí nghim

4.2.3.2. Sinh trưởng tương đối

Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kêt thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN - 2.40, 1997) [17]

Sinh trưởng tương đối thể hiện tốc độ lớn của đàn gà nuôi, thông qua tốc độ sinh trưởng tương đối người ta có thể dự đoán được bước chuyển sang giai đoạn phát dục của đàn gà. Gà thịt thương phẩm nuôi trong giai đoạn sinh trưởng có sự tăng lên về thể tích kích thước cơ thể rất nhanh. Do vậy việc đánh giá theo dõi tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn gà là việc làm cần thiết giúp người chăn nuôi có những biện pháp tác động tích cực vào đàn gà tạo điều kiện cho gà phát huy được hết tiềm năng của giống, hay quyết định thời gian giết

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại nông hộ xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 41)