Hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 74 - 76)

Song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, qua thời gian thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân địa bàn huyện không ngừng khởi sắc. Được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương khuyến khích nông hộ mở rộng sản xuất song song cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả đem lại là thu nhập nông hộ không ngừng tăng lên, số trường hợp thất học hoặc ít học đã được đào tạo để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, góp phần giảm thiểu đáng kể số tệ nạn xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả thống kê chi tiết các nguồn tạo ra thu nhập cho nông hộ dưới bảng 4.6 như sau:

63 Bảng 4.9: Các nguồn thu nhập của nông hộ

Các nguồn thu nhập Thu nhập trung bình

(triệu đồng/năm) Tỷ trọng (%) Trồng lúa 31,03 19,30 Trồng trọt 10,91 6,79 Chăn nuôi 7,30 4,54 Nuôi tôm 59,82 37,20 Thủy sản khác 5,56 3,45 Làm mướn 8,08 5,02 Buôn bán, làm dịch vụ 14,51 9,02

Công nhân, viên chức 16,44 10,22

Cho thuê đất 0,94 0,59

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp 2,27 1,42

Khác 3,93 2,45

Tổng 160,80 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Từ số liệu thống kê trong bảng 4.9, ta thấy nghề trồng lúa vẫn là ngành nghề gắn bó lâu dài và thường xuyên với nông hộ với 100% số nông hộ được khảo sát. Tuy nhiên, mức thu nhập của nông hộ từ hoạt động trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu trung bình chỉ chiếm khoảng 19,3% tổng thu nhập, trong khi đó thu nhập từ hoạt động nuôi tôm lại chiếm đến 37,2%. Như đã phân tích ở trên, đa phần những nông hộ đều tham gia sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực của gia đình. Ngoài ra, nuôi tôm cũng là ngành nghề tạo nguồn thu nhập song song với nghề trồng lúa của nông hộ tại địa bàn với mô hình xen canh lúa - tôm mang lại hiệu quả sản xuất vượt trội. Những hộ có nhiều đất thường tập trung vào sản xuất nông nghiệp hơn là các hoạt động khác, vì khoảng thu nhập này đủ để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và tiết kiệm của nông hộ. Hơn thế nữa, trong toàn bộ mẫu khảo sát còn có 8 hộ thuộc diện những hộ dư thừa đất, những hộ này tiến hành cho thuê những khu đất thừa hoặc không làm xuể để có thêm một nguồn thu nhập khác cho gia đình.

Bên cạnh nguồn thu từ nông nghiệp, đa phần những nông hộ không có nhiều diện tích canh tác sẽ tham gia vào các công việc phi nông nghiệp nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Những nông hộ ít vốn, thường phải đi làm mướn để trang trải cuộc sống hàng ngày, tác giả khảo sát khoảng thu nhập này trung bình chiếm khoảng 5,02% tổng thu nhập của nông hộ. Những nông hộ có nhiều vốn

64

hơn thì mở rộng buôn bán kinh doanh, trung bình khoảng thu nhập này chiếm 9,02% tổng thu nhập của nông hộ. Ngoài ra, tại địa phương có 42 hộ có thành viên là công nhân, viên chức; trung bình tạo ra 10,22% tổng thu nhập của nông hộ. Như vậy, nhìn chung những nguồn thu này giúp nông hộ ít đất sản xuất xoay trở tốt hơn cho nhu cầu chi phí sinh hoạt hàng ngày thay vì nguồn thu ít ỏi và đầy rủi ro sau một vụ mùa trồng lúa.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 74 - 76)