Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 38 - 42)

3.1.3.1 Dân số

Dân số toàn huyện năm 2013 là 142.520 người với 32.968 hộ. Trong đó, dân số nam chiếm 49,99%, còn lại là nữ chiếm 50,01%. Như vậy, mức độ chênh lệch về giới tính của dân cư trong toàn huyện theo thống kê là không đáng kể.

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Hình 3.2: Dân số Huyện Thới Bình giai đoạn 2009- 2013

Qua hình 3.1 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 137.920 người, năm 2010 dân số toàn huyện là 139.184 người, tăng 0,92% so với cùng kỳ năm 2009. Dân số huyện năm 2011 và năm 2012, lần lượt là 140.104 người và 140.862 người, giai đoạn này dân số tăng không nhiều. Tuy nhiên, năm 2013, dân số đã tăng lên 142.520 người, tức đã tăng 1,18% so với năm 2012. Theo số liệu thống kê toàn tỉnh đã kết luận: bình quân dân số tăng thêm của huyện Thới Bình thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

27

Mật độ dân số của toàn huyện là 225 người/km2. So với mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 226 người/km2

thì mật độ độ dân số của huyện Thới Bình được xem là đại diện tương đối tốt.

Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số phân theo xã, thị trấn năm 2013

STT Đơn vị Dân số trung bình

(Người) Mật độ dân số (Người/ Km2 ) 1 Thị trấn Thới Bình 10.763 513 2 Xã Biển Bạch 7.023 168 3 Xã Tân Bằng 8.867 197 4 Xã Trí Phải 13.007 347 5 Xã Trí Lực 7.290 207 6 Xã Biển Bạch Đông 10.902 153 7 Xã Thới Bình 17.974 178 8 Xã Tân Phú 18.762 203 9 Xã Tân Lộc Bắc 10.314 368 10 Xã Tân Lộc 11.720 424 11 Xã Tân Lộc Đông 6.543 159 12 Xã Hồ Thị Kỷ 19.710 210 Tổng số 142.875 225

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với mật độ 513 người/km2. Dân số trong huyện phân bố không đều. Các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Tân Lộc Đông, Biển Bạch Đông, Tân Bằng có mật độ dân số thấp hơn khá nhiều so với các xã còn lại.

Huyện Thới Bình có các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Khmer, cuối năm 2011 có 1.626 hộ với 7.614 người, chiếm 5,42%, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Hồ Thị Kỷ. Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh nhiều con hơn, bình quân số người/hộ của toàn huyện là 4,4 người/hộ, riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 4,7 người/hộ.

28

3.1.3.2 Tình hình lao động và việc làm

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế.

Bảng 3.2: Tình hình lao động và việc làm của huyện Thới Bình năm 2013

Giới tính Dân số Số lao động trong độ tuổi Số lao động có việc làm Số lao động được đào tạo Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Nam 71.245 49,99 48.706 51,89 43.850 51,49 Nữ 71.275 50,01 45.158 48,11 41.305 48,51 Tổng 142.520 100,00 93.864 65,86 85.155 90,72 7.222

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Từ số liệu thống kê trong bảng 3.2 ta thấy. Dân số phân theo giới tính huyện Thới Bình tương đối cân bằng nhau với tỷ lệ phần trăm nam, nữ lần lượt là 49,99% và 50,01%. Tỷ lệ này xấp xỉ 1:1 cho thấy rằng: không có sự chênh lệch về giới tính của dân cư trên địa bàn huyện.

Năm 2013, số lao động trong độ tuổi của toàn huyện là 93.864 người, chiếm 65,86% tổng dân số. Tỷ trọng này cho thấy huyện Thới Bình có cơ cấu lao động trẻ với thể lực tốt cùng với khả năng sáng tạo, tiếp thu cao. Tuy nhiên, số lao động đã được đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật trong huyện chỉ có 7.222 người, chiếm 8,48% tổng số người lao động đã có việc làm. Tỷ trọng này còn quá thấp cho thấy trình độ của lao động ở nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Thực tế này cũng lý giải cho hiện trạng lao động chung của nước ta hiện nay. Việt Nam là một quốc gia dồi dào lao động, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây vẫn liên tục tăng. Nhiều doanh nghiệp trong cả nước đang rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nguyên nhân là do lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được nhu cầu về số lượng mà chất lượng thì chưa thể thỏa mãn yêu cầu.

29

Hơn thế nữa, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng lệch về nam giới nhiều hơn. Số lao động nữ tham gia làm việc trong các ngành kinh tế của huyện chiếm 48,11%. Như vậy, nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng hợp lý, ngoài thời gian nhàn rỗi ở nông thôn còn nhiều thì số lượng khá lớn lao động nữ của huyện chủ yếu làm việc nội trợ gia đình.

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Hình 3.3: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Thới Bình, năm 2013

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, huyện Thới Bình nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung đã và đang thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng của cả nước. Cho đến nay, nền kinh tế của huyện Thới Bình chủ yếu vẫn là ngư - nông - lâm nghiệp. Mặc dù số lao động trong ngành ngư - nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm đã nhường bước cho sự tăng lên của số lao động trong 2 ngành còn lại. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch này diễn ra còn rất chậm. Số lao động trong ngành ngư - nông - lâm nghiệp vẫn chiếm 79,76%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 6,86%; lao động dịch vụ chiếm 13,38%. Hệ quả này phát sinh từ truyền thống nông nghiệp lâu đời ăn sâu vào nhận thức của những người con nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, những điều kiện tự nhiên và đặc điểm đất đai cũng mang lại nhiều thuận lợi cho nền nông nghiệp Việt Nam tiếp tục được duy trì và phát triển bền vững.

30

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 38 - 42)