Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 25 - 28)

Dựa trên cơ sở lý luận vừa được trình bày, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu như sau:

Diễn giải các biến trong mô hình

Thu nhập bình quân đầu người của nông hộ (THUNHAPBQ): là tổng thu nhập của nông hộ trong một năm chia đều cho các thành viên, đơn vị tính triệu đồng/người/năm.

Quy mô đất sản xuất (QUYMODAT): là tổng diện tích đất thuộc quyền sở hữu của chủ hộ bao gồm đất canh tác, đất vườn, đất ở và các loại đất khác. Biến này được tính bằng đơn vị 1.000m2. Như đã phân tích ở trên, ảnh hưởng của quy mô đất đai còn tùy theo độ lớn của nó.

Quy mô đất bình phương (QUYMODAT2): như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ. Sự hiện diện của biến QUYMODAT2 cho thấy kỳ vọng của tác giả về ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ. Sự tác động này khác với xu hướng tuyến tính (hoặc tăng hoặc giảm) của biến QUYMODAT trong mô hình. Nghĩa là, quy mô đất sản xuất tăng sẽ làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, sự tăng lên của thu nhập đến một mức độ nào đó sẽ giảm dần nếu quy mô đất sản xuất tiếp tục tăng.

Trình độ học vấn của chủ hộ (TRINHDO): trình độ học vấn đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất (Theo Chuẩn Phân Loại Quốc Tế Về Giáo Dục – ISCED) đã hoàn thành. Dùng cho mục đích vận hành, trình độ học vấn đạt được thường được đo lường bằng chương trình học cao nhất đã hoàn THUNHAPBQ = 0 + 1QUYMODAT + 2QUYMODAT2 +

3TRINHDO + 4GIOITINH + 5HDTTN + 6KHOANGCACH +

7NKTTN + 8VAYVON + 9SONAMDP =

0+1QUYMODAT+2QUYMODAT2+3TRINHDO+4GIOITINH+5H DTAOTHUNHAP+6NHANKHAU+7NKTAOTHUNHAP+8VAYVON +9TUOILAODONG

14

thành, thường được chứng nhận bằng những bằng cấp được công nhận (UNESCO, 2011).Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trình độ học vấn là một nhân tố có tác động tích cực với thu nhập của nông hộ.

Giới tính của chủ hộ (GIOITINH): chủ hộ thông thường là nam, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp chủ hộ lại là nữ. Chủ hộ điều hành, chi phối hầu hết các hoạt động của hộ và là người đại diện đưa ra các quyết định quan trọng của hộ. Do đó, giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động, ngành nghề của hộ. Qua đó, giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Hoạt động tạo ra thu nhập của hộ (HDTTN): là toàn bộ các hoạt động tạo ra thu nhập của các thành viên trong hộ. Trong một hộ gia đình, số hoạt động tạo ra thu nhập càng nhiều sẽ tạo ra càng nhiều nguồn thu cho hộ. Do đó, số hoạt động tạo ra thu nhập có tác động tích cực đến tổng thu nhập của nông hộ và ngược lại.

Khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm huyện (KHOANGCACH): Là khoảng cách (km) từ nông hộ đến trung tâm huyện. Trung tâm huyện là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các tổ chức tín dụng, nơi thông thương, buôn bán, giao lưu. Do đó, nông hộ càng ở gần trung tâm huyện càng có nhiều lợi thế về tiếp cận thông tin, chính sách ưu đãi, tiếp cận được thị trường mua bán, tiếp thu kỹ thuật sản xuất mới nhanh chóng hơn so với hộ ở xa trung tâm huyện.

Số nhân khẩu tạo ra thu nhập (NKTTN): là số nhân khẩu trong hộ tham gia lao động tạo ra thu nhập, đóng góp vào thu nhập chung của hộ. Trong một hộ, số nhân khẩu tạo ra thu nhập càng nhiều sẽ tạo ra càng nhiều nguồn thu. Vì vậy, số nhân khẩu tạo ra thu nhập có tác động tích cực đến thu nhập của nông hộ.

Tình trạng vay vốn (VAYVON): là biến giả, mô tả tình trạng có (không có) vay vốn của nông hộ có (không có) ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Tác giả kỳ vọng tình trạng có vay vốn của nông hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ.

Thời gian sống tại địa phương (SONAMDP): độ dài thời gian sống tại địa phương của chủ hộ, đơn vị là năm. Khi chủ hộ sinh sống ở địa phương càng lâu thì việc thiết lập các mối quan hệ xã hội sẽ trở nên thuận lợi hơn. Từ đây, nông hộ sẽ có thể tiếp cận với những thông tin về sản xuất một cách dễ dàng hơn. Trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh, chủ hộ có thể chia sẽ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm sản xuất có hiệu quả. Hơn thế nữa, việc chủ hộ sống định cư lâu dài tại địa phương sẽ giúp chủ hộ thông thạo các địa điểm đại lý vật tư

15

hay những đầu ra ổn định nhất. Thực tế, việc sinh sống gắn bó lâu dài sẽ giúp nông hộ có nhiều hiểu biết về đặc điểm đất đai và điều kiện tự nhiên ở địa phương, giúp nông hộ ứng phó kịp thời trước những bất lợi trong quá trình sản xuất. Vì những lý do trên, tác giả kỳ vọng thời gian định cư của chủ hộ càng dài sẽ tạo ra thu nhập càng cao cho nông hộ.

Bảng 2.1: Tên của các biến độc lập và kỳ vọng dấu của βi Biến phụ thuộc: THUNHAPBQ (đơn vị triệu đồng/người/năm)

Tên biến Diễn giải

Kỳ vọng về dấu của hệ

số βi

Quy mô đất sản xuất (QUYMODAT) Đơn vị 1000 m2

+ Quy mô đất bình phương

(QUYMODAT2) +/- Trình độ học vấn của chủ hộ (TRINHDO) 0 = mù chữ 1, 2, 3 = học lớp 1, 2, 3 + Giới tính chủ hộ (GIOITINH) 0 = nữ 1 = nam +/-

Hoạt động tạo thu nhập (HDTTN)

Có trị số tương ứng với số hoạt động tạo ra thu

nhập của hộ

+

Khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm thi trấn (KHOANGCACH)

Khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm thị trấn

(đơn vị km)

-

Số nhân khẩu tạo ra thu nhập (NKTTN)

Có trị số tương ứng với số nhân khẩu có tham gia

tạo ra thu nhập

+

Thời gian sống tại địa phương (SONAMDP)

Thời gian sinh sống tại địa phương của chủ hộ

(đơn vị năm)

+

Tình trạng vay vốn (VAYVON) 1 = có vay vốn

0 = không có vay vốn +

16

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 25 - 28)