Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thới Bình năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 49 - 52)

Thới Bình cùng với truyền thống là một huyện thuần nông, sinh kế chủ yếu của người dân nông thôn là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, nguồn tài nguyên đất đai từ lâu đã được khai thác, sử dụng một cách triệt để. Theo Thống kê mới nhất vào tháng 1/2014 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình về hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 như sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính của huyện năm 2013

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 63.638,99 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 58.810,68 92,41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 35.649,95 56,01

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 23.160,73 36,39

1.4 Đất làm muối LMU - -

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.828,32 7,59

2.1 Đất ở OTC 704,53 1,11

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.787,13 4,38

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 31,34 0,05

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 14,06 0,02 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng SMN 1.291,26 2,03

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình, năm 2013

Bảng 3.3 cho thấy trong 63.638,99 ha tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện thì diện tích đất nông nghiệp là 58.810,68 ha, chiếm 92,41% tổng diện tích; còn lại 4.828,32 ha đất phục vụ các hoạt động phi nông nghiệp, chỉ chiếm 7,59%. Như vậy, so với diện tích 58.988,84 ha đất nông nghiệp vào năm 2011 thì diện tích đất đai được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp của huyện đang tiếp tục tăng dần.

3.3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cà Mau đang gặp rất nhiều khó khăn phát sinh từ vấn đề đất đai bị nhiễm phèn,

38

nhiễm mặn quá sâu, không tháo rửa được. Huyện Thới Bình may mắn có vị trí địa lý xa biển, mặn về chậm hơn nên đảm bảo được thời gian giữ ngọt cho sản xuất. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, năng suất sản xuất tại địa bàn đang bắt đầu giảm xuống và hệ quả song song là diện tích đất nông nghiệp năm 2013 đã giảm gần 200 ha so với năm 2011.

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thới Bình năm 2013

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 58.810,68 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 35.649,95 60,62 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 28.879,95 49,11

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 27.385,40 46,57

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - - 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.494,57 2,54 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.769,97 11,51

1.2 Đất lâm nghiệp LNP - -

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 23.160,73 39,38

1.4 Đất làm muối LMU - -

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - -

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Bình, năm 2013

Kế thừa truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước của ông cha ta từ xưa đến nay, diện tích đất chuyên trồng lúa nước của huyện Thới Bình năm 2013 vẫn chiếm 46,57% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Với diện tích 27.385,40 ha, cây lúa trở thành sinh kế quan trọng gần như không thể thiếu đối với nông hộ tại huyện nhà. Đất trồng lúa phân bố khắp 12 xã, thị trấn, nhiều nhất ở xã Tân Phú và thấp nhất ở thị trấn Thới Bình.

Từ bảng 3.4 ta thấy, diện tích đất trồng cây hàng năm khác của huyện chỉ còn 1.494,57 ha, tiêu biểu cho nhóm cây hàng năm khác lúa được trồng ở huyện Thới Bình đó là cây mía. Tuy nhiên, do chịu sức ép từ việc giá mía giảm liên tục cùng với sự khắc nghiệt của khí hậu và đất đai, nhiều nông hộ đã tự phát chuyển từ trồng mía sang sản xuất lúa - tôm vì sản xuất không thu được lợi nhuận.

Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện 6.769,97 ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây lâu năm khác. Nguyên nhân là do cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm đều không mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

39

Từ khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước cho phép chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi trên cùng diện tích đất. Huyện Thới Bình đã tập trung quy hoạch lại vùng sản xuất, chuyển từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa và các loại cây con khác kết hợp. Kết quả, tổng diện tích 23.160,73 ha đất nuôi trồng thủy sản đã trở thành thu nhập chính và khá ổn định cho nông hộ tại các xã Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc Đông, Tân Phú, Biển Bạch Đông và Thới Bình.

3.3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Trong công cuộc đổi mới đất nước từ những năm 1980, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ rất nhanh. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, vì vậy, tất yếu đã dẫn đến sự tăng lên rất nhanh của diện tích đất phi nông nghiệp tại nhiều địa bàn trên cả nước. Tuy nhiên, quá trình đổi mới này diễn ra khá chậm và không rõ rệt tại huyện Thới Bình khi tổng diện tích đất nông nghiệp cho đến năm 2013 vẫn chỉ chiếm 7,59% diện tích tự nhiên của huyện.

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Thới Bình, năm 2013

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ trọng (%)

1 Đất phi nông nghiệp PNN 4.828,32 100,00

1.1 Đất ở OTC 704,53 14,59

1.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 650,89 13,48

1.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 53,64 1,11

1.2 Đất chuyên dùng CDG 2.787,13 57,72

1.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 29,18 0,60

1.2.2 Đất quốc phòng CQP 166,32 3,44

1.2.3 Đất an ninh CAN 2,60 0,05

1.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 8,23 0,17 1.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.580,80 53,45

1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 31,34 0,65

1.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 14,06 0,29 1.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.291,26 26,74

1.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

40

Số liệu trong bảng cho ta thấy: diện tích đất ở năm 2013 của huyện là 704,53 ha, tức đã tăng 4 ha so với năm 2011. Trong đó, đất ở tại nông thôn chỉ còn 650,89 ha (giảm gần 3 ha so với năm 2011) và đất ở tại thành thị đã tăng lên 53,64 ha (tăng gần 7 ha so với năm 2011). Như vậy, ta thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh hơn ở khu vực thành thị chứ không phải ở khu vực nông thôn như là hướng phát triển kỳ vọng chung của cả nước.

Tổng diện tích đất chuyên dùng của toàn huyện là 2.787,13 ha, tăng khá nhiều so với mức 2.610,91 ha của năm 2011. Trong đó, diện tích đất quốc phòng, an ninh, đất tôn giáo, tín ngưỡng tương đối ổn định. Tổng diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cũng tăng khá do tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đất nước. Đặc biệt, nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình cung cấp dịch vụ công cộng của huyện nên diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng đã tăng rất nhanh, thời điểm cuối năm 2013 thì tổng diện tích công cộng là 2.580,80 ha, tăng rất nhiều so với 2.406,00 ha năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 49 - 52)