Thực trạng vay vốn tín dụng của nông hộ năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 68 - 70)

Cùng với quá trình đổi mới và cải cách đất nước, số lượng các ngân hàng thương mại hiện nay ở nước ta tăng lên đáng kể, nhiều chi nhánh ngân hàng mọc lên khắp nơi khiến cho việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức đối với nông hộ trở nên dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, sự thành lập các tổ chức xã hội, đoàn thể cũng tạo ra thêm cơ hội mới mẻ giúp nông hộ đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cần thiết phục

57

vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, một số nông hộ vẫn còn “tin dùng” nguồn vốn phi chính thức truyền thống mặc dù chi phí phải trả là khá lớn. Khảo sát thực trạng vay vốn tín dụng năm 2013 của 126 hộ tại huyện Thới Bình, tác giả đã tổng hợp thông tin cụ thể như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.6: Thực trạng vay vốn tín dụng của nông hộ

Dựa vào hình 4.6 ta thấy, năm 2013 số nông hộ có vay vốn tín dụng chỉ chiếm 47,6% tổng số hộ được khảo sát, cụ thể là 60 hộ. Trong đó, có 24 hộ chọn vay vốn chính thức từ các ngân hàng thương mại và 36 hộ đã chọn vay vốn từ các nguồn phi chính thức. Nguồn vay chính thức là nguồn vay được khá nhiều nông hộ ưu tiên vì mức lãi suất phải trả trên năm chỉ ở khoảng 7 - 10%, con số này thấp hơn rất nhiều so với các nguồn vay phi chính thức. Tuy nhiên, đa số những nông hộ chọn vay vốn phi chính thức lại cho rằng: nguồn vay chính thức khó tiếp cận vì những nguyên nhân như: thủ tục rườm rà, phải có tài sản thế chấp, vấn đề về danh dự cá nhân, … Ý kiến của nhóm nông hộ này còn cho rằng: nguồn vay phi chính thức là nguồn vay nhanh chóng nhất, chính vì lý do này mà đa số nông hộ chọn vay nguồn vốn phi chính thức bất chấp chi phí vay cao hơn rất nhiều lần.

Nhằm mục tiêu đưa ra nhận xét chính xác hơn đối với mẫu nghiên cứu, tác giả ghi nhận thêm thông tin về động cơ chọn nguồn vốn để vay khi cần thiết của nông hộ như sau:

58

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.7: Nguồn vốn nông hộ ưu tiên vay khi cần thiết

Dựa vào hình 4.7 ta thấy, mặc dù chi phí vay nguồn vốn chính thức thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn phi chính thức nhưng chỉ có 23,81% số nông hộ ưu tiên muốn vay nguồn vốn này khi cần tiền. Đa phần những hộ này có người quen trong các tổ chức tín dụng, hay các cơ quan nhà nước nên việc tiếp cận nguồn vốn này khá dễ dàng.

Nói về nhóm 76,19% nông hộ ưu tiên chọn vay nguồn vốn phi chính thức khi cần tiền. Ta có thể thấy, đây là nguồn vốn vay hoàn toàn không có bất cứ điều kiện nào đối với đối tượng vay, thêm vào đó thời gian vay lại nhanh chóng đáp ứng kịp lúc khi nông hộ cần. Sở dĩ nguồn vốn này có chi phí vay rất cao bởi vì đây cũng được xem là một hình thức kinh doanh chịu rủi ro rất lớn, người vay không cần phải thế chấp bất kỳ tài sản của mình. Bên cạnh một vài hộ có chủ ý muốn vay thì việc không có tài sản thế chấp cũng là lý do khiến nông hộ tìm đến vay nguồn vốn này. Ngoài ra, tác giả còn ghi nhận chia sẽ của một nhóm nông hộ khác rằng: khoảng cách từ nông hộ đến các tổ chức tín dụng chính thức quá xa cũng là một nguyên nhân khiến nông hộ khó tiếp cận được nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)