MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT VÀ THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 55)

4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát

Như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành thu số liệu tại 5 xã và 1 thị trấn dựa trên tiêu thức phân tầng là quy mô đất đai sở hữu nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đang nghiên cứu. Tại mỗi xã, thị trấn tác giả ngẫu nhiên chọn 21 mẫu, trong đó 7 mẫu thuộc nhóm nông hộ ít đất, 7 hộ thuộc nhóm đất trung bình và 7 hộ thuộc nhóm nhiều đất. Chi tiết về khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới hình 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Địa bàn nghiên cứu

STT Địa bàn thu mẫu

Số mẫu Cỡ mẫu Tỷ trọng (%) 1 Thị trấn Thới Bình (khóm 1, khóm 2, khóm 3, khóm 4, khóm 5, khóm 6, khóm 8) 21 16,67 2 Xã Tân Lộc Bắc (ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 6, ấp 9) 21 16,67 3 Xã Tân Bằng (ấp Nguyễn Huế, ấp Tấn Công, ấp Kinh 9,

ấp Kinh 6, ấp Kinh 8, ấp Lê Hoàng Thá) 21 16,67 4 Xã Tân Lộc (ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 5, ấp 7, ấp 9) 21 16,67 5 Xã Biển Bạch (ấp 11, ấp 18, ấp Hà Phúc Ứng, ấp

Trương Thoại, ấp Thanh Tùng) 21 16,67

6 Xã Biển Bạch Đông (ấp Nguyễn Tòng, ấp Hữu Thời, ấp Bình Minh, ấp 6 La Cua, ấp Phước Hòa, ấp Lê Giáo, ấp Cái Sắn Vàm, ấp Cái Sắn Ngọn)

21 16,67

Tổng 126 100

44

4.1.1.2 Nhân khẩu học

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế 126 hộ nông dân tại huyện Thới Bình, tác giả thống kê một số thông tin về nhân khẩu học tại địa bàn nghiên cứu như sau: Bảng 4.2: Nhân khẩu học Thông tin Số hộ Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 118 93,65 Nữ 8 6,35 Dân tộc Kinh 112 88,89 Khmer 14 11,11

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Từ bảng 4.2 ta thấy, tại địa bàn huyện có 118 hộ có chủ hộ là nam, chiếm 93,65% trong toàn bộ mẫu khảo sát; còn lại 6,35% tương đương 8 hộ có chủ hộ là nữ. Thực tế cho thấy, phần lớn những hộ gia đình có chủ hộ là nam bởi lẽ trong truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời của Việt Nam thì nam giới vẫn là người giữ một vai trò quan trọng nhất định. Một số ít những hộ còn lại có chủ hộ là nữ đều là những người phụ nữ góa chồng, lớn tuổi. Tình trạng ly thân, ly hôn ở các gia đình trẻ, xu hướng phụ nữ trẻ quyết định lựa chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân không tồn tại trong toàn bộ mẫu khảo sát.

Cũng theo số liệu khảo sát ở trên cho thấy, tại địa bàn huyện có 2 dân tộc chủ yếu đang sinh sống là Kinh và Khmer. Trong đó, người kinh vẫn chiếm tỷ trọng cao là 88,89% tương đương 112 hộ, còn lại là 14 hộ người Khmer chiếm 11,11%. Điều này cho thấy, người Khmer sinh sống tại địa bàn huyện khá đông, đa phần họ sinh sống chủ yếu tại xã Tân Lộc. Mặc dù có sự khác nhau về dân tộc nhưng điều kiện kinh tế của các hộ hoàn toàn không có sự khác nhau. Những hộ người Khmer đều thích nghi tốt và sống hòa hợp với những hộ người Kinh tạo nên mối quan hệ tình làng nghĩa sớm khá tốt đẹp, cùng giúp đỡ lẫn nhau phấn đấu đạt mục tiêu chung vì một địa phương phát triển vững mạnh, văn minh, văn hóa.

4.1.2 Thông tin chung về nông hộ

Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 126 nông hộ trên địa bàn khảo sát, tác giả tổng hợp một số thông tin tổng quát về nông hộ như sau: số nhân khẩu, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, thời gian sinh sống, khoảng cách địa lý giữa nông hộ đến các trung tâm huyện. Chi tiết các thông tin trên được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:

45 Bảng 4.3: Thông tin về nông hộ

Chỉ tiêu nhất Nhỏ nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn

Nhân khẩu (người) 2,00 10,00 4,22 1,33

Số thành viên có tham gia lao động 1,00 8,00 2,75 1,35

Tuổi chủ hộ (năm) 23,00 85,00 43,79 14,11

Trình độ học vấn (lớp) 0,00 14,00 5,73 2,85

Thời gian sinh sống tại địa phương (năm) 9,00 85,00 42,49 14,35 Kinh nghiệm sản xuất hay số năm làm

nghề trồng lúa (năm) 4,00 60,00 21,29 13,21

Khoảng cách địa lý giữa nông hộ với đại

lý vật tư gần nhất (km) 0,00 9,00 3,55 2,01

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Nhân khẩu

Số liệu khảo sát số nhân khẩu trung bình tại địa bàn là 4,22 cho thấy quy mô gia đình thường là 4 đến 5 người, đa phần mỗi hộ bao gồm: cha mẹ, 2 con (trong đó có con dâu hoặc con rể) và 1 cháu. Số nhân khẩu cao nhất trong toàn bộ mẫu quan sát là 10 thành viên và thấp nhất là 2 thành viên với độ lệch chuẩn là 1,33. Phần lớn những hộ đông nhân khẩu là những hộ có nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng sinh sống với nhau. Thông qua sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình mà đa số những hộ này đều có đời sống vật chất lẫn tinh thần cao hơn so với nhiều hộ khác. Những hộ có 2 thành viên là những cặp vợ trồng trẻ, chưa có con hoặc con đã ra riêng. Từ kết quả khảo sát trên ta thấy: công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa bàn huyện được thực hiện khá hiệu quả, nhiều cặp vợ chồng đã hiểu rõ việc sinh ít con không những mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội, mà còn tạo điều kiện chăm sóc con cái chu đáo. Những năm gần đây, mức sinh duy trì trong quy định cho phép, bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh được chăm sóc tốt, tỷ lệ trẻ chết non, trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Số thành viên có tham gia lao động

Khảo sát thực tế cũng cho thấy, số thành viên có tham gia lao động tại địa bàn nghiên cứu trung bình khoảng từ 2 đến 3 người. Đa số trong mỗi hộ đều có cha, mẹ và con tham gia lao động tạo ra thu nhập cho gia đình, cùng với một nội

46

trợ và một cháu nhỏ. Do lực lượng lao động trung bình của nông hộ chiếm 65% số nhân khẩu nên hầu hết đời sống kinh tế của các hộ đều khá ổn định, đạt từ mức cận nghèo trở lên. Kinh tế hộ phần lớn là hoạt động sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng đi làm ngoài tỉnh ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do lúa mất mùa, giá thấp và không ổn định đã làm cho kinh tế hộ gặp nhiều khó khăn đáng kể.

Tuổi của chủ hộ

Bảng 4.3 chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của chủ hộ tại địa bàn là 44 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi, cao nhất là 85 tuổi với độ lệch chuẩn là 14,11. Thực trạng này cho thấy, chủ hộ đều là người có độ tuổi không quá lớn, vì vậy đã mang lại thuận lợi cho kinh tế hộ về khả năng sáng tạo, ứng dụng những kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất của gia đình. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Độ tuổi của chủ hộ

Độ tuổi của chủ hộ Số hộ Tỷ trọng (%)

Từ 23 đến 45 79 62,70

Từ 46 đến 65 38 30,16

Từ 66 đến 85 9 7,14

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Kết quả thống kê trong bảng trên cho ta thấy chủ hộ có độ tuổi trung bình từ 23 đến 45 chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,7% số mẫu quan sát, kế đến là 30,16% chủ hộ có độ tuổi từ 46 đến 65 và những chủ hộ có độ tuổi từ 66 đến 85 chỉ chiếm tỷ trọng 7,14%. Thực tế cho thấy, những nông hộ được khảo sát là những hộ vừa tách khẩu chưa lâu. Bên cạnh đó, đa số chủ hộ đều là lao động chính và chủ yếu của gia đình, vì vậy, hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương phụ thuộc nhiều vào sức lao động của chủ hộ hơn là yếu tố kinh nghiệm. Tuy nhiên, với độ tuổi trung bình là 44 tuổi, đa phần chủ hộ đều đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu riêng và đủ để phục vụ quá trình sản xuất của gia đình. Mặt khác, lý thuyết cơ bản đã chứng minh, những người lao động càng trẻ tuổi sẽ càng năng động hơn. Nhờ khả năng tìm tòi sáng tạo cao mà họ sẽ dễ dàng thích nghi với những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, từ đó chủ hộ sẽ đưa ra những quyết định áp dụng những cái mới có thể giúp nâng cao năng suất và làm tăng thu nhập của nông hộ.

47

Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của một nền kinh tế. Qua quá trình khảo sát thì trình độ học vấn trung bình của huyện là lớp 6, cao nhất là trình độ từ 12 trở lên đạt 4,8%. Cụ thể hơn, thực trạng trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện qua hình dưới đây:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ theo cấp học

Dựa vào hình ta có thể thấy, tỷ lệ mù chữ trong toàn bộ mẫu khảo sát chỉ chiếm 2,38%, tương ứng là 3 hộ. Việc tồn tại những hộ có chủ hộ mù chữ và ít học gây ra nhiều khó khăn trong việc truyền đạt và tiếp thu những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Những hộ này đánh giá cao yếu tố kinh nghiệm mà họ đang sở hữu hơn là những tiến bộ mới của khoa học, vì vậy nền nông nghiệp truyền thống vẫn lưu truyền từ đời này sang đời khác theo một khuôn mẫu từ trước và hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm.

Với tổng tỷ trọng trên 90%, đa phần những chủ hộ được khảo sát đều có trình độ từ trung bình đến khá (từ cấp 2 đến hết cấp 3), số chủ hộ có trình độ trên 12 tại địa phương có 2 trường hợp. Được biết nhóm những chủ hộ này phần lớn đều là những người tương đối trẻ, khả năng linh hoạt với kỹ thuật và công nghệ rất cao. Thêm vào đó, do điều kiện cuộc sống trở về sau tiến bộ hơn, vì vậy mà họ cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của học vấn.

48

Thời gian sinh sống tại địa phương

Kết quả khảo sát bảng 4.2 cho thấy thời gian sinh sống tại địa phương trung bình của mẫu quan sát là 43 năm, hộ có thời gian định cư lâu nhất là 85 năm và thấp nhất là 9 năm. Thực trạng này cho thấy phần lớn các nông hộ đều đã định cư rất lâu dài tại địa phương do kế thừa đất đai từ tổ tiên, dòng họ; chỉ có một vài hộ mới chuyển đến từ các vùng ngoài trong vài năm trở lại đây. Cụ thể như sau: Bảng 4.5: Thời gian sinh sống của nông hộ

Thời gian sinh sống tại địa phương Số hộ Tỷ trọng (%)

Dưới 20 năm 1 0,80

Từ 20 đến 40 năm 69 54,76

Từ 41 đến 60 năm 44 34,92

Trên 60 năm 12 9,52

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Bảng 4.5 thể hiện khá rõ về thời gian định cư tại địa phương của nông hộ. Hộ có số năm sinh sống tại địa phương từ 20 năm đến 40 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 54,76%, kế đến là những hộ đã định cư từ 41 đến 60 năm, chiếm 34,92%, số hộ định cư dưới 20 năm chỉ chiếm 0,8%; điều này cho thấy phần lớn nông hộ đều gắn bó với địa bàn từ khi sinh ra cho đến lúc về già. Nông hộ gần như không có nhu cầu thay đổi chỗ ở bởi họ cho rằng đất đai ở quê nhà đã gắn liền với tổ tiên của họ và họ muốn gìn giữ chúng cho con cháu họ sau này. Thật vậy, thực tế cũng đã chứng minh, việc định cư lâu dài tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ tìm được đầu vào, đầu ra uy tín và ổn định. Hơn thế nữa, những hộ có thời gian định cư càng lâu thì việc tiếp cận với nguồn vốn và những chính sách hỗ trợ sản xuất sẽ dễ dàng hơn, từ đó góp phần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ gia đình.

Khoảng cách giữa nông hộ và đại lý vật tư gần nhất

Thông qua toàn bộ số mẫu quan sát được, khoảng cách giữa nông hộ đến đại lý vật tư gần nhất trung bình khoảng 3,6 km. Trong đó, hộ cách xa nhất là khoảng 9 km và gần nhất là chính nông hộ cũng là đại lý vật tư nông nghiệp. Với điều kiện giao thông đường thủy hiện nay thì khoảng cách này khá dễ dàng để nông hộ có tiếp cận được với nguồn vật tư nông nghiệp cần thiết cho quá trình sản xuất của mình. Hệ thống giao thông đường thủy vẫn còn rất phổ biến với những người dân vùng sông nước, điều này giúp cho nông hộ tiết kiệm được một phần chi phí

49

trong vấn đề đi lại và mua vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống giao thông đường bộ tại địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, đa phần vì hư hỏng và còn quá nhỏ hẹp nên vào những tháng mưa, xe cộ đi lại vẫn thường xuyên gây ra tai nạn.

4.1.3 Thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp

4.1.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013

Khảo sát thực tế 126 hộ tại đia bàn huyện với số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp là 100%, cho thấy đa số người dân ở đây vẫn tiếp tục duy trì truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời của dân tộc. Dưới đây là thực trạng sản xuất lúa tại địa bàn huyện năm 2013:

Bảng 4.6: Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị nhất Nhỏ nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn

Diện tích đất nông nghiệp 1000m2 1,30 110,00 19,15 16,02 Diện tích trồng lúa 1000m2 1,30 50,00 12,78 8,51 Sản lượng thu hoạch lúa Tấn/vụ 1,00 33,00 6,67 6,15 Năng suất lúa bình quân Tấn/1000m2

0,13 0,75 0,38 0,12 Chi phí sản suất lúa bình quân Triệu/Tấn 0,30 3,30 1,39 0,63

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Diện tích đất nông nghiệp

Từ bảng 4.6 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình trung bình là 19.150 m2. Hộ có diện tích đất nhiều nhất khoảng 110.000 m2

và hộ có diện tích đất ít nhất là 1.300 m2. Ở khu vực nông thôn nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng thì diện tích đất đai đóng vai trò rất quan trọng quyết định sinh kế của nông hộ. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở địa phương được nông hộ sử dụng để trồng lúa.

Diện tích canh tác lúa

Thới Bình là huyện có diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thật vậy, thực tế thông qua 126 mẫu khảo sát thì diện tích canh tác lúa trung bình của địa bàn huyện là 12.780 m2 chiếm (66,74% tổng diện tích nông nghiệp), trong đó diện tích canh tác thấp nhất là 1.300 m2 và nhiều nhất là 50.000 m2. Kết quả này cho thấy phần lớn diện tích đất sản xuất đều được nông hộ sử

50

dụng để trồng lúa nhằm phục vụ nhu cầu lương thực cho gia đình, một vài hộ có trồng thêm cây mía và hoa màu nhằm mục tiêu kiếm thêm một phần thu nhập.

Sản lượng thu hoạch lúa

Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng thu hoạch lúa năm 2013 của mỗi hộ trên địa bàn huyện trung bình là 6,67 tấn/vụ. Sản lượng thu hoạch cao nhất là 33 tấn/vụ và thấp nhất là 1 tấn/vụ. Tiếp cận thực tế và lắng nghe những chia sẽ của những người nông dân thì sản lượng thu hoạch lúa của năm 2013 đã giảm rất nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân là tình trạng đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng sâu, sự tiến triển của dịch bệnh quá bất ngờ, đặc biệt là

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)