Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 33 - 38)

3.1.2.1 Địa giới hành chính

Thới Bình là một huyện nằm về phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau, ranh giới hành chính được xác định bởi:

Phía Đông giáp huyện Giá Rai - Bạc Liêu; Phía Tây giáp huyện U Minh;

Phía Nam giáp thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời; Phía Bắc giáp huyện An Minh - Kiên Giang chiều dài 46,5 km;

Với diện tích tự nhiên là 636,39 km2, dân số có 33.110 hộ gồm 142.520 khẩu; có 03 dân tộc: Kinh - Hoa - Khmer. Huyện Thới Bình có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Thới Bình và các xã: Xã Biển Bạch, Tân Bằng, Biển Bạch Đông, Trí Lực, Trí Phải, Tân Phú, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc, Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ và Thới Bình.

22

Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

23

Huyện có vị trí tiếp giáp thành phố Cà Mau, khu liên hợp khí điện đạm Cà Mau, có các trục kết nối giao thông phát triển trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tuyến giao thông đường thủy phía Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đi qua. Những điều kiện trên hứa hẹn cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

3.1.2.2 Đặc điểm địa hình

Là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, có nguồn gốc do hoạt động kiến tạo của vỏ Trái đất thuộc vùng biển cạn với rừng ngập mặn và sau đó nước biển hạ thấp nên hình thành vùng đồng bằng như ngày hôm nay.

Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển. Tầng địa chất tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất được chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%. Hệ thống sông, kênh gạch khá dày đặc, phân phối tương đối đều trên toàn bộ diện tích. Do đó, giao thông đường thủy của huyện diễn ra khá thuận lợi và phổ biến.

Địa hình của huyện tạo nên thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại đáng kể như: việc xây dưng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô.

3.1.2.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn phân hóa theo mùa.

Nhiệt độ không khí trung bình là 28,70C, cao nhất vào tháng 2 là 290C và thấp nhất vào tháng 9 là 26,20

C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, đạt mức trung bình, dao động trong khoảng 76 - 88%. Độ ẩm tương đối thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản và dự trữ các mặt hàng nông sản.

Số ngày nắng: cả năm huyện có 240 ngày nắng. Số ngày nắng cao nhất trong năm vào tháng 2 là 29 ngày, thấp nhất là 11 ngày trong tháng 9. Số ngày nắng chiếm gần 2/3 số ngày trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tốt.

Lượng mưa trung bình năm 2013 là 2.459,6 mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 cung cấp 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa rất ít chiếm 10% còn lại là các tháng của mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

24

Huyện Thới Bình nói riêng cũng như tỉnh Cà Mau nói chung đều nằm ngoài ảnh hưởng của lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vào mùa mưa thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - 8.

Với khí hậu phân chia hai mùa rỏ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân huyện nhà trong việc bố trí canh tác và nuôi trồng, nhằm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

3.1.2.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Huyện Thới Bình có 2 nhóm đất chính là đất phèn và đất mặn; đất phèn chiếm tới 72% diện tích tự nhiên, trong đó đất phèn tiềm tàng 3.149 ha, đất phèn hoạt động 41.967 ha (chủ yếu là đất phèn hoạt động nông chiếm tới 33.293 ha), thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất phèn

Đất phèn trên địa bàn có đặc trưng không chỉ nhiễm phèn (chua, Al3+

, Fe2+, SO42-) mà còn bị nhiễm mặn, vì vậy sử dụng đất phèn trong vùng rất khó khăn. Đất phèn đồng thời tồn tại hai hạn chế, lại ở trong một vùng không có khả năng giải quyết nước tưới, do đó đất phèn trong vùng chỉ có thể sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa hoặc nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Các đất phèn có tầng phèn sâu, mặn nhẹ có khả năng sản xuất lúa 1-2 vụ trong mùa mưa (lúa hè thu, lúa mùa hoặc lúa hè thu + lúa mùa). Các đất phèn nông, mặn ít đến trung bình khả năng sử dụng cho nông nghiệp kém, thích hợp cho việc trồng tràm hoặc một số cây chịu phèn như khóm, mía, ...

- Nhóm đất mặn

Đất mặn trong huyện chủ yếu là đất mặn theo mùa, mặn ít, có khả năng sản xuất 1 vụ lúa vào mùa mưa (lúa hè thu hay lúa mùa), hoặc 2 vụ lúa trong mùa mưa (lúa hè thu + lúa mùa). Về cây dài ngày, cây dừa có ưu thế hơn cả. Rau, màu có khả năng trồng nhưng mở rộng diện tích rất hạn chế. Về thủy sản có khả năng nuôi tôm, cua hoặc nuôi tôm kết hợp trong lúa (lúa + tôm).

Tài nguyên nước

Nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở huyện cũng như toàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, tại các xã như Biển Bạch và Tân Bằng thì việc khai thác

25

nước ngầm còn gặp rất nhiều khó khăn; một số sinh hoạt của người dân vẫn sử dụng nước mưa là chính.

Nước mưa hiện đang là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt của người dân. Ở những vùng sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt thì nước mưa cuối vụ có thể được bao giữ lại trong kênh rạch để tưới bổ sung cho lúa vụ 2, cho mía và sản xuất vụ màu.

Nguồn nước trên mặt của huyện là nước mặn, nước lợ có nguồn gốc từ nước biển pha trộn với nước mưa. Trong mùa khô độ mặn nước sông tăng cao hơn so với mùa mưa do có sự hòa lẫn nước mưa. Trong mùa mưa, độ mặn giảm nhanh ở cả nước sông và nước trong đầm tôm, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Tài nguyên nhân văn

Địa bàn huyện có 4 di tích lịch sử (khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương của miền Nam tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, nhà máy xay lúa bên dòng sông Trẹm). Trong đó, có 1 khu di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền thờ Bác Hồ) tại xã Trí Lực, 2 bia chiến thắng và bia lưu niệm và có đình Thần làng.

Kế thừa truyền thống cách mạng trung kiên của dân tộc và ý chí tự lực tự cường của các thế hệ ông cha, nhân dân huyện Thới Bình cần cù sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để phát huy những kinh nghiệm và thành quả đã đạt được. Nhờ sự quan tâm của cấp trên, trong thời gian tới, huyện Thới Bình sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội.

3.1.2.5 Thực trạng môi trường

Trên địa bàn huyện chưa hình thành các khu công nghiệp, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên ít tác động đến môi trường. Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên của huyện do tác động của quá trình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, rác thải sinh hoạt, ... tác động đến môi trường nước và môi trường đất.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu có tác động đến môi trường đất, nước như: - Sản xuất nông nghiệp: Sử dụng nhiều hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (trừ sâu, diệt cỏ). Các hóa chất này theo kênh, rạch đổ ra sông và biển.

26

nuôi tôm, cá; các hóa chất dùng để đánh bắt thủy sản (thuốc nổ, selua, ...) và thức ăn chăn nuôi đều làm tổn thương đến môi trường.

- Các hoạt động khai thác chế biến thuỷ hải sản, giao thông vận tải hàng hóa bằng đường thủy qua các kênh rạch trong vùng đã thải vào môi trường không ít rác thải, dầu làm thay đổi thành phần vật chất trầm tích, nước ven biển.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)