GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 32)

3.1.1 Lịch sử hình thành

Giai đoạn 1945 - 1976

Thới Bình là quận của tỉnh Bạc Liêu từ ngày 5 tháng 4 năm 1944, được lập mới trên cơ sở địa bàn tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, quận Thới Bình đổi tên thành quận Cà Mau Bắc. Sau đó, lại giải thể quận Cà Mau Bắc, sáp nhập vào địa bàn quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 10 năm 1956 tỉnh Cà Mau lại đổi tên thành tỉnh An Xuyên.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quận Thới Bình thuộc tỉnh An Xuyên, gồm 4 xã: Thới Bình, Tân Phú, Khánh An, Khánh Lâm. Quận lỵ đặt tại xã Thới Bình.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thới Bình là huyện của tỉnh Cà Mau và sau đó là tỉnh Minh Hải từ năm 1976.

Giai đoạn 1976 đến nay

 Quyết định 181 - CP ngày 11 tháng 07 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ giải thể huyện Châu Thành, tỉnh Minh Hải sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình.

 Quyết định 326 - CP ngày 29 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ phê chuẩn (về nguyên tắc) việc phân vạch địa giới hành chính huyện Thới Bình thuộc tỉnh Minh Hải, huyện Thới Bình có 23 xã, 1 thị trấn huyện lỵ.

 Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp huyện Phước Long và huyện Giá Rai, phía tây giáp xã Nguyễn Phích, xã Khánh An (huyện U Minh), phía nam giáp xã An Xuyên và xã Tân Thành (huyện Cà Mau).

 Sau nhiều lần sáp nhập, chia cắt và thành lập xã mới. Ngày 05 tháng 9 năm 2005 với Nghị định 113/2005/NĐ - CP của Chính phủ, việc thành lập các xã

21

trực thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau hoàn chỉnh cho đến nay. Cơ cấu hoàn thiện với 1 thị trấn và 11 xã.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa giới hành chính

Thới Bình là một huyện nằm về phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau, ranh giới hành chính được xác định bởi:

Phía Đông giáp huyện Giá Rai - Bạc Liêu; Phía Tây giáp huyện U Minh;

Phía Nam giáp thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời; Phía Bắc giáp huyện An Minh - Kiên Giang chiều dài 46,5 km;

Với diện tích tự nhiên là 636,39 km2, dân số có 33.110 hộ gồm 142.520 khẩu; có 03 dân tộc: Kinh - Hoa - Khmer. Huyện Thới Bình có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Thới Bình và các xã: Xã Biển Bạch, Tân Bằng, Biển Bạch Đông, Trí Lực, Trí Phải, Tân Phú, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc, Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ và Thới Bình.

22

Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

23

Huyện có vị trí tiếp giáp thành phố Cà Mau, khu liên hợp khí điện đạm Cà Mau, có các trục kết nối giao thông phát triển trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tuyến giao thông đường thủy phía Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đi qua. Những điều kiện trên hứa hẹn cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

3.1.2.2 Đặc điểm địa hình

Là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, có nguồn gốc do hoạt động kiến tạo của vỏ Trái đất thuộc vùng biển cạn với rừng ngập mặn và sau đó nước biển hạ thấp nên hình thành vùng đồng bằng như ngày hôm nay.

Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển. Tầng địa chất tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất được chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%. Hệ thống sông, kênh gạch khá dày đặc, phân phối tương đối đều trên toàn bộ diện tích. Do đó, giao thông đường thủy của huyện diễn ra khá thuận lợi và phổ biến.

Địa hình của huyện tạo nên thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại đáng kể như: việc xây dưng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và xây dựng nhà ở, các công trình dân dụng gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô.

3.1.2.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn phân hóa theo mùa.

Nhiệt độ không khí trung bình là 28,70C, cao nhất vào tháng 2 là 290C và thấp nhất vào tháng 9 là 26,20

C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, đạt mức trung bình, dao động trong khoảng 76 - 88%. Độ ẩm tương đối thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản và dự trữ các mặt hàng nông sản.

Số ngày nắng: cả năm huyện có 240 ngày nắng. Số ngày nắng cao nhất trong năm vào tháng 2 là 29 ngày, thấp nhất là 11 ngày trong tháng 9. Số ngày nắng chiếm gần 2/3 số ngày trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tốt.

Lượng mưa trung bình năm 2013 là 2.459,6 mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 cung cấp 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa rất ít chiếm 10% còn lại là các tháng của mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

24

Huyện Thới Bình nói riêng cũng như tỉnh Cà Mau nói chung đều nằm ngoài ảnh hưởng của lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vào mùa mưa thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - 8.

Với khí hậu phân chia hai mùa rỏ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân huyện nhà trong việc bố trí canh tác và nuôi trồng, nhằm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

3.1.2.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Huyện Thới Bình có 2 nhóm đất chính là đất phèn và đất mặn; đất phèn chiếm tới 72% diện tích tự nhiên, trong đó đất phèn tiềm tàng 3.149 ha, đất phèn hoạt động 41.967 ha (chủ yếu là đất phèn hoạt động nông chiếm tới 33.293 ha), thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất phèn

Đất phèn trên địa bàn có đặc trưng không chỉ nhiễm phèn (chua, Al3+

, Fe2+, SO42-) mà còn bị nhiễm mặn, vì vậy sử dụng đất phèn trong vùng rất khó khăn. Đất phèn đồng thời tồn tại hai hạn chế, lại ở trong một vùng không có khả năng giải quyết nước tưới, do đó đất phèn trong vùng chỉ có thể sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa hoặc nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

Các đất phèn có tầng phèn sâu, mặn nhẹ có khả năng sản xuất lúa 1-2 vụ trong mùa mưa (lúa hè thu, lúa mùa hoặc lúa hè thu + lúa mùa). Các đất phèn nông, mặn ít đến trung bình khả năng sử dụng cho nông nghiệp kém, thích hợp cho việc trồng tràm hoặc một số cây chịu phèn như khóm, mía, ...

- Nhóm đất mặn

Đất mặn trong huyện chủ yếu là đất mặn theo mùa, mặn ít, có khả năng sản xuất 1 vụ lúa vào mùa mưa (lúa hè thu hay lúa mùa), hoặc 2 vụ lúa trong mùa mưa (lúa hè thu + lúa mùa). Về cây dài ngày, cây dừa có ưu thế hơn cả. Rau, màu có khả năng trồng nhưng mở rộng diện tích rất hạn chế. Về thủy sản có khả năng nuôi tôm, cua hoặc nuôi tôm kết hợp trong lúa (lúa + tôm).

Tài nguyên nước

Nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở huyện cũng như toàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, tại các xã như Biển Bạch và Tân Bằng thì việc khai thác

25

nước ngầm còn gặp rất nhiều khó khăn; một số sinh hoạt của người dân vẫn sử dụng nước mưa là chính.

Nước mưa hiện đang là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt của người dân. Ở những vùng sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt thì nước mưa cuối vụ có thể được bao giữ lại trong kênh rạch để tưới bổ sung cho lúa vụ 2, cho mía và sản xuất vụ màu.

Nguồn nước trên mặt của huyện là nước mặn, nước lợ có nguồn gốc từ nước biển pha trộn với nước mưa. Trong mùa khô độ mặn nước sông tăng cao hơn so với mùa mưa do có sự hòa lẫn nước mưa. Trong mùa mưa, độ mặn giảm nhanh ở cả nước sông và nước trong đầm tôm, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa mang lại hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Tài nguyên nhân văn

Địa bàn huyện có 4 di tích lịch sử (khu căn cứ Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương của miền Nam tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, nhà máy xay lúa bên dòng sông Trẹm). Trong đó, có 1 khu di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền thờ Bác Hồ) tại xã Trí Lực, 2 bia chiến thắng và bia lưu niệm và có đình Thần làng.

Kế thừa truyền thống cách mạng trung kiên của dân tộc và ý chí tự lực tự cường của các thế hệ ông cha, nhân dân huyện Thới Bình cần cù sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để phát huy những kinh nghiệm và thành quả đã đạt được. Nhờ sự quan tâm của cấp trên, trong thời gian tới, huyện Thới Bình sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội.

3.1.2.5 Thực trạng môi trường

Trên địa bàn huyện chưa hình thành các khu công nghiệp, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên ít tác động đến môi trường. Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên của huyện do tác động của quá trình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, rác thải sinh hoạt, ... tác động đến môi trường nước và môi trường đất.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu có tác động đến môi trường đất, nước như: - Sản xuất nông nghiệp: Sử dụng nhiều hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (trừ sâu, diệt cỏ). Các hóa chất này theo kênh, rạch đổ ra sông và biển.

26

nuôi tôm, cá; các hóa chất dùng để đánh bắt thủy sản (thuốc nổ, selua, ...) và thức ăn chăn nuôi đều làm tổn thương đến môi trường.

- Các hoạt động khai thác chế biến thuỷ hải sản, giao thông vận tải hàng hóa bằng đường thủy qua các kênh rạch trong vùng đã thải vào môi trường không ít rác thải, dầu làm thay đổi thành phần vật chất trầm tích, nước ven biển.

3.1.3 Dân số và nguồn lao động

3.1.3.1 Dân số

Dân số toàn huyện năm 2013 là 142.520 người với 32.968 hộ. Trong đó, dân số nam chiếm 49,99%, còn lại là nữ chiếm 50,01%. Như vậy, mức độ chênh lệch về giới tính của dân cư trong toàn huyện theo thống kê là không đáng kể.

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Hình 3.2: Dân số Huyện Thới Bình giai đoạn 2009- 2013

Qua hình 3.1 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 137.920 người, năm 2010 dân số toàn huyện là 139.184 người, tăng 0,92% so với cùng kỳ năm 2009. Dân số huyện năm 2011 và năm 2012, lần lượt là 140.104 người và 140.862 người, giai đoạn này dân số tăng không nhiều. Tuy nhiên, năm 2013, dân số đã tăng lên 142.520 người, tức đã tăng 1,18% so với năm 2012. Theo số liệu thống kê toàn tỉnh đã kết luận: bình quân dân số tăng thêm của huyện Thới Bình thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

27

Mật độ dân số của toàn huyện là 225 người/km2. So với mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 226 người/km2

thì mật độ độ dân số của huyện Thới Bình được xem là đại diện tương đối tốt.

Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân số phân theo xã, thị trấn năm 2013

STT Đơn vị Dân số trung bình

(Người) Mật độ dân số (Người/ Km2 ) 1 Thị trấn Thới Bình 10.763 513 2 Xã Biển Bạch 7.023 168 3 Xã Tân Bằng 8.867 197 4 Xã Trí Phải 13.007 347 5 Xã Trí Lực 7.290 207 6 Xã Biển Bạch Đông 10.902 153 7 Xã Thới Bình 17.974 178 8 Xã Tân Phú 18.762 203 9 Xã Tân Lộc Bắc 10.314 368 10 Xã Tân Lộc 11.720 424 11 Xã Tân Lộc Đông 6.543 159 12 Xã Hồ Thị Kỷ 19.710 210 Tổng số 142.875 225

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với mật độ 513 người/km2. Dân số trong huyện phân bố không đều. Các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Tân Lộc Đông, Biển Bạch Đông, Tân Bằng có mật độ dân số thấp hơn khá nhiều so với các xã còn lại.

Huyện Thới Bình có các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Khmer, cuối năm 2011 có 1.626 hộ với 7.614 người, chiếm 5,42%, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Hồ Thị Kỷ. Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh nhiều con hơn, bình quân số người/hộ của toàn huyện là 4,4 người/hộ, riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 4,7 người/hộ.

28

3.1.3.2 Tình hình lao động và việc làm

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế.

Bảng 3.2: Tình hình lao động và việc làm của huyện Thới Bình năm 2013

Giới tính Dân số Số lao động trong độ tuổi Số lao động có việc làm Số lao động được đào tạo Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Nam 71.245 49,99 48.706 51,89 43.850 51,49 Nữ 71.275 50,01 45.158 48,11 41.305 48,51 Tổng 142.520 100,00 93.864 65,86 85.155 90,72 7.222

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Từ số liệu thống kê trong bảng 3.2 ta thấy. Dân số phân theo giới tính huyện Thới Bình tương đối cân bằng nhau với tỷ lệ phần trăm nam, nữ lần lượt là 49,99% và 50,01%. Tỷ lệ này xấp xỉ 1:1 cho thấy rằng: không có sự chênh lệch về giới tính của dân cư trên địa bàn huyện.

Năm 2013, số lao động trong độ tuổi của toàn huyện là 93.864 người, chiếm 65,86% tổng dân số. Tỷ trọng này cho thấy huyện Thới Bình có cơ cấu lao động trẻ với thể lực tốt cùng với khả năng sáng tạo, tiếp thu cao. Tuy nhiên, số lao động đã được đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật trong huyện chỉ có 7.222 người, chiếm 8,48% tổng số người lao động đã có việc làm. Tỷ trọng này còn quá thấp cho thấy trình độ của lao động ở nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Thực tế này cũng lý giải cho hiện trạng lao động chung của nước ta hiện nay. Việt Nam là một quốc gia dồi dào lao động, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây vẫn liên tục tăng. Nhiều doanh nghiệp trong cả nước đang rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nguyên nhân là do lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được nhu cầu về số lượng mà chất lượng thì chưa thể thỏa mãn yêu cầu.

29

Hơn thế nữa, cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng lệch về nam giới nhiều hơn. Số lao động nữ tham gia làm việc trong các ngành kinh tế của huyện chiếm 48,11%. Như vậy, nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng hợp lý, ngoài thời gian nhàn rỗi ở nông thôn còn nhiều thì số lượng khá lớn lao động nữ của huyện chủ yếu làm việc nội trợ gia đình.

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thới Bình, 2013

Hình 3.3: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Thới Bình, năm 2013

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 32)