Đa phần những nông hộ được khảo sát đều là những hộ thuần nông, tuy nhiên vì điều kiện sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây kém hiệu quả hơn nên nông hộ đã mở rộng sản xuất thêm nhiều hoạt động phi nông nghiệp khác, nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Chi tiết về cơ cấu nguồn thu nhập của nông hộ được thể hiện như sau:
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014
61
Dễ dàng thấy rằng: trong năm 2013, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ chiếm 30,49% tổng thu nhập. Kết quả này đối với một huyện có truyền thống thuần nông như huyện Thới Bình được xem là những chuyển biến tốt. Để đạt được thành quả đáng tự hào này phải kể đến những đóng góp tích cực từ công tác tuyên truyền và chỉ dẫn của các cán bộ chính quyền địa phương. Qua đó, nhiều nông hộ đã quyết định cho con em mình theo học các nghề tự do khác như: thợ may, thợ sửa xe, thợ hớt tóc, thợ mộc,… Từ đây, thu nhập của nông hộ đã được cải thiện đáng kể với sự đóng góp từ đa dạng các ngành nghề khác nhau, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông hộ. Để đưa ra nhận xét cụ thể hơn, tác giả khảo sát chi tiết về thu nhập của nông hộ như sau:
Bảng 4.8: Thu nhập của nông hộ, năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị nhất Nhỏ Trung bình nhất Lớn Độ lệch chuẩn
Thu nhập nông nghiệp Tr. đồng/năm 3,00 105,27 450,40 86,10 Thu nhập phi nông nghiệp Tr. đồng/năm 0,00 46,18 248,00 40,31 Tổng thu nhập Tr. đồng/năm 43,40 151,45 614,40 86,23 Thu nhập bình quân Tr. đồng/người/năm 10,50 37,43 104,13 19,47
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014
Qua số liệu thống kê ta thấy, tổng thu nhập trung bình của nông hộ năm 2013 là 151,45 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập cao nhất của nông hộ là 614,4 triệu đồng/năm và thấp nhất là 43,4 triệu đồng/năm. Trong thực tế, để nông hộ thu về được nguồn thu nhập như vậy sau một năm làm lụng vất vả thì chi phí mà họ bỏ ra (chưa tính công lao động gia đình) đã chiếm gần 30% tổng nguồn thu đó. Theo nhận định của đa số nông hộ thì khoảng chi phí này chủ yếu được chi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Ngoài ra, các ngành nghề phi nông nghiệp thường không tốn kém quá nhiều chi phí.
Như đã trình bày ở trên, nguồn thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của nông hộ. Hộ có thu nhập cao nhất đạt đến 450,4 triệu đồng/năm. Trong toàn bộ mẫu quan sát đến 21 nông hộ không tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, chiếm 16,67%. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu, những nông hộ có quy mô đất sản xuất lớn thường tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Những hoạt động này mang lại nguồn thu nhập khá ổn định nên nông hộ thường hạn chế hoạt động thêm những ngành nghề phi nông nghiệp khác. Ngược lại, những hộ không có hoặc có ít diện
62
tích canh tác sẽ có động cơ tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhiều hơn.
Để phản ánh đúng hơn về mức sống thực tế của nông hộ, tác giả đề cập thêm chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của nông hộ, nguyên nhân là vì mức sống của nông hộ còn phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình, có những hộ ít người nhưng có những hộ lại có nhiều thành viên. Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người trung bình của nông hộ trong toàn bộ mẫu khảo sát là 37,43 triệu đồng/người/năm. Xem xét trong bối cảnh ở nông thôn, đa phần cuộc sống là tự cung tự cấp thì với mức thu nhập này cũng được xem là tạm ổn. Trong khi khá nhiều hộ có được cuộc sống khá đầy đủ và sung túc với mức thu nhập cao nhất là 104,13 triệu đồng/người/năm thì hộ có thu nhập 10,5 triệu đồng/người/năm đã phải trang trải như thế nào khi cuộc sống còn nhiều vất vả.
Như vậy, có thể thấy rằng: mặc dù thu nhập trung bình của nông hộ khá cao nhưng thực tế cuộc sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn bất cập. Mức độ chênh lệch giữa thu nhập thấp nhất với mức thu nhập cao nhất còn rất lớn, cho thấy mức độ phân hóa giàu nghèo trên địa bàn huyện cũng khá rõ rệt. Với tình hình thu nhập của nông hộ như trên và trong điều kiện vật giá leo thang như hiện nay, đặc biệt là nhóm những nông hộ có thu nhập thấp, họ rất cần sự giúp đỡ từ phía các cấp ban ngành, địa phương để có điều kiện tốt hơn giúp cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.