Thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 61 - 68)

4.1.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013

Khảo sát thực tế 126 hộ tại đia bàn huyện với số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp là 100%, cho thấy đa số người dân ở đây vẫn tiếp tục duy trì truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời của dân tộc. Dưới đây là thực trạng sản xuất lúa tại địa bàn huyện năm 2013:

Bảng 4.6: Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị nhất Nhỏ nhất Lớn Trung bình Độ lệch chuẩn

Diện tích đất nông nghiệp 1000m2 1,30 110,00 19,15 16,02 Diện tích trồng lúa 1000m2 1,30 50,00 12,78 8,51 Sản lượng thu hoạch lúa Tấn/vụ 1,00 33,00 6,67 6,15 Năng suất lúa bình quân Tấn/1000m2

0,13 0,75 0,38 0,12 Chi phí sản suất lúa bình quân Triệu/Tấn 0,30 3,30 1,39 0,63

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Diện tích đất nông nghiệp

Từ bảng 4.6 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình trung bình là 19.150 m2. Hộ có diện tích đất nhiều nhất khoảng 110.000 m2

và hộ có diện tích đất ít nhất là 1.300 m2. Ở khu vực nông thôn nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng thì diện tích đất đai đóng vai trò rất quan trọng quyết định sinh kế của nông hộ. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở địa phương được nông hộ sử dụng để trồng lúa.

Diện tích canh tác lúa

Thới Bình là huyện có diện tích sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thật vậy, thực tế thông qua 126 mẫu khảo sát thì diện tích canh tác lúa trung bình của địa bàn huyện là 12.780 m2 chiếm (66,74% tổng diện tích nông nghiệp), trong đó diện tích canh tác thấp nhất là 1.300 m2 và nhiều nhất là 50.000 m2. Kết quả này cho thấy phần lớn diện tích đất sản xuất đều được nông hộ sử

50

dụng để trồng lúa nhằm phục vụ nhu cầu lương thực cho gia đình, một vài hộ có trồng thêm cây mía và hoa màu nhằm mục tiêu kiếm thêm một phần thu nhập.

Sản lượng thu hoạch lúa

Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng thu hoạch lúa năm 2013 của mỗi hộ trên địa bàn huyện trung bình là 6,67 tấn/vụ. Sản lượng thu hoạch cao nhất là 33 tấn/vụ và thấp nhất là 1 tấn/vụ. Tiếp cận thực tế và lắng nghe những chia sẽ của những người nông dân thì sản lượng thu hoạch lúa của năm 2013 đã giảm rất nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân là tình trạng đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng sâu, sự tiến triển của dịch bệnh quá bất ngờ, đặc biệt là trước những biến đổi phức tạp của thời tiết nên họ đã không thể xử trí kịp thời và hiệu quả.

Năng suất lúa bình quân

Qua bảng 4.6 ta thấy hoạt động sản xuất lúa của huyện Thới Bình trong năm 2013 chưa thật sự đạt hiệu quả như đã đề ra. Năng suất lúa bình quân trên một 1000 m2 là 0,38 tấn, năng suất thấp nhất là 0,13 tấn/1000 m2 và cao nhất là 0,75 tấn/1000 m2. Đa phần những nông hộ trên địa bàn huyện đều gieo trồng giống lúa thường nền năng suất mang lại còn rất thấp, số gieo trồng giống lúa đặc sản chỉ có 23 hộ, chiếm 17,8%. Năng suất lúa cao hầu hết ở các xã như Tân Lộc và Tân Lộc Bắc, do điều kiện khí hậu và đất đai ở hai xã này khá thuận lợi nên hầu hết nông hộ trồng được hai vụ lúa trong năm, năng suất mang lại từ 0,35 đến 0,75 tấn/vụ. Ngoài ra, các xã còn lại trong huyện do có vị trí gần biển hơn nên tình trạng đất nhiễm mặn khá nặng, năng suất lúa mang lại thấp hơn, chỉ từ 0,13 đến 0,3 tấn/vụ. Những hộ thuộc các xã này hầu hết đều tiến hành mô hình kết hợp trồng lúa trên đất nuôi tôm để đảm bảo cuộc sống của mình và chỉ trồng 1 vụ lúa duy nhất trong năm.

Chi phí sản xuất lúa bình quân

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng chi phối nguồn thu nhập cuối cùng mà nông hộ nhận được. Số liệu thống kê cho thấy, chi phí sản xuất lúa bình quân tại địa bàn nghiên cứu là 1,38 triệu đồng/tấn. Trong đó, chi phí sản xuất cao nhất là 3,3 triệu đồng/tấn, mức chi phí này thuộc các xã trồng được hai vụ lúa mỗi năm như Tân Lộc và Tân Lộc Bắc,… do việc tiến hành trồng lúa với cường độ 2 lần trong năm buộc nông hộ phải sử dụng phân bón và nông dược nhiều hơn những vùng khác.

51

4.1.3.2 Thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là thành phần chính của kinh tế nông thôn và là nguồn thu chủ yếu của nông hộ. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp với nhiều chính sách hỗ trợ mới. Qua quá trình khảo sát thực tế, tác giả ghi nhận thực trạng hỗ trợ thông tin phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.2: Thông tin nông hộ được hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp, năm 2014 Nhìn chung, ta thấy công tác hỗ trợ thông tin về sản xuất nông nghiệp cho nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đạt hiệu quả khá, tuy nhiên song song đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

Kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược, …

Kết quả khảo sát trong tổng số 126 hộ nông dân tại địa bàn huyện chỉ có 33,33% số hộ được hỗ trợ thông tin về kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược,… Những hộ này cho biết, phần lớn những thông tin này họ tiếp thu được từ tivi là chính, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ phía các đại lý vật tư nông nghiệp. Qua đó, nông hộ được tư vấn về kỹ thuật chọn giống lúa, phân bón và những nông dược cần thiết. Đa phần những nông hộ khác không tiếp nhận được thông tin vì không có thời gian để xem truyền hình, hơn nữa vì những hộ này

52

thuộc khu vực vùng sâu vùng xa nên việc được tiếp cận trực tiếp với các kỹ sư hay các cán bộ lãnh đạo tại địa phương còn rất nhiều hạn chế.

Kỹ thuật trồng lúa

Ghi nhận chia sẽ từ 66 nông hộ được hỗ trợ thông tin về kỹ thuật trồng lúa thì phần lớn những kỹ thuật xác định thời vụ, làm đất, chăm sóc, nước tưới,… của người dân được hỗ trợ thông qua sự giúp đỡ từ phía các đại lý vật tư nông nghiệp và các cán bộ của xã. Với con số 52,38% đáng khích lệ này không thể không kể đến những đóng góp tích cực của các hội viên Hội nông dân các xã qua các cuộc tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức nuôi trồng cho người dân. Các hội còn tổ chức tặng sách kỹ thuật nuôi trồng cho từng hộ nhằm giúp nông hộ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất.

Thông tin về giá lúa

Giá lúa là được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc nắm bắt kịp thời giá lúa sẽ giúp nông hộ tăng thêm nguồn thu đáng kể. Trong toàn bộ mẫu quan sát có đến 92,86% nông hộ được hỗ trợ thông tin về giá lúa. Nhóm hộ này cho biết, những thông tin này họ tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể được thể hiện qua hình 4.3 dưới đây:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

53

Từ hình 4.3 ta thấy, nông hộ thường tìm hiểu thông tin về giá lúa qua thương lái là chủ yếu, với tỷ trọng 41,27%; kế đến là một số đông nông hộ tìm hiểu thông tin này thông qua người thân và bạn bè của họ với tỷ trọng là 34,13%. Ở khu vực nông thôn, do chưa thể tiếp cận được nhiều với các phương tiện truyền thông như: báo chí, truyền hình nên đa phần các nông hộ thường tham khảo giá lúa thông qua những thương lái mà họ quen biết, người thân và bạn bè; một số ít khoảng 11,9% nông hộ cũng tham khảo qua các đại lý vật tư nông nghiệp. Từ nền tảng những thông tin tìm hiểu được về giá lúa, nông hộ kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để đưa ra quyết định bán lúa ngay sau thu hoạch hay giữ lại chờ giá tốt. Thực trạng về thời điểm bán lúa của nông hộ cũng được tác giả thống kê lại như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.4: Thời điểm bán lúa của nông hộ, năm 2014

Như vậy, nhờ có được thông tin về giá lúa mà nông hộ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về thời điểm bán lúa. Phần lớn nông hộ chờ giá lúa tốt mới bán nhằm tăng thêm thu nhập cho mình, nhóm hộ này chiếm đến 40,48%. Tuy nhiên, vẫn có một số đông 39,68% nông hộ quyết định bán lúa ướt ngay sau thu hoạch, vì họ cho rằng lợi nhuận của việc giữ lúa không bù đắp được chi phí của việc bảo quản và thất thoát lúa do thời gian dữ trữ quá lâu. Kết hợp cả hai quyết định này là nhóm nông hộ chọn cả hai thời điểm bán lúa này theo kinh nghiệm bản thân chiếm tỷ trọng 19,05%. Những hộ này dựa vào đặc điểm của lúa mà họ

54

thu hoạch tùy theo từng mùa, từng năm để đưa ra quyết định bán ngay hay dự trữ chờ giá tốt.

Thông tin về giá vật tư

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, giá vật tư được đề cập như là một yếu tố quyết định chi phí sản xuất mà nông hộ phải chi trả, vì hầu hết nông hộ đều sử dụng nhân công của gia đình nên chi phí chủ yếu mà họ phải chịu đó là chi phí mua vật tư phục vụ quá trình sản xuất. Khảo sát thực tế cho thấy có đến 92,1% trong 126 nông hộ được hỗ trợ thông tin về giá vật tư. Với truyền thống nông nghiệp lâu đời qua nhiều thế hệ nên hầu hết nông hộ đều có mối quan hệ gắn bó khá lâu dài với các đại lý vật tư, điều này khiến họ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin nhanh hơn khi giá vật tư có biến động. Hơn thế nữa, mối quan hệ quen biết này còn tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ có thể mua vật tư theo hình thức trả chậm khi chưa xoay trở kịp tiền mặt để chi trả. Các đại lý vật tư còn hỗ trợ cho nông hộ với mức chênh lệch tiền phải trả theo hình thức trả chậm vẫn thấp hơn nhiều so với việc vay mượn phi chính thức để mua vật tư cho kịp thời vụ.

Thông tin về các nguồn tín dụng

Vốn là nguồn lực hạn chế trong tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Hơn thế nữa, ở khu vực nông thôn thì nguồn vốn lại càng là yếu tố mang tính chất quyết định hơn hết. Thực tế cho thấy, tại địa bàn khảo sát có 52,38% nông hộ đã được hỗ trợ thông tin về các nguồn vốn tín dụng. Kết quả đáng mừng này cần phải kể đến những nỗ lực tích cực từ phía các cán bộ của từng ấp, xã với công tác tuyên truyền những thông tin về các nguồn tín dụng, khuyến khích người dân mở rộng sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho từng nông hộ.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy những thông tin phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà nông hộ được hỗ trợ ngày càng tốt hơn và đầy đủ hơn. Đặc biệt là những thông tin về các nguồn tín dụng, đa số nông hộ đã giải quyết được khó khăn trong vấn đề xoay sở nguồn vốn cho sản xuất hiện tại, hơn nữa nhiều hộ còn mở rộng thêm với nhiều hoạt động phi nông nghiệp khác. Kết quả mang lại là đời sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được nâng cao rõ rệt.

55

4.1.3.3 Những khó khăn của nông hộ

Thăm hỏi trực tiếp những nông hộ tại địa bàn về những rủi ro mà họ thường xuyên gặp phải, tác giả nhận thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại huyện Thới Bình nói riêng đang phải gánh chịu rủi ro rất cao do rất nhiều nguyên nhân khách quan của đất đai và thời tiết. Bên cạnh đó, vì sản xuất chủ yếu dựa vào lao động của gia đình nên nảy sinh thêm nhiều rủi ro khác mang tính bất ngờ, không lường trước được. Chi tiết những rủi ro được tác giả ghi nhận như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2014

Hình 4.5: Những khó khăn của nông hộ, năm 2014

Dựa vào hình 4.5, ta có thể thấy tình hình dịch bệnh phá hoại mùa màng đang là mối đe dọa lớn nhất khiến cho 42 nông hộ được khảo sát phải trăn trở. Thật vậy, nhóm hộ này chia sẽ về tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 và năm 2014 tới đây sẽ ngày càng xấu đi do tình hình sâu bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là rầy nâu và đạo ôn cổ bông đang gây thiệt hại khá lớn. Thực tế cho thấy, nhiều hộ đã bị mất trắng trên nhiều diện tích mặc dù đã tốn rất nhiều chi phí cho nông dược.

Bên cạnh vấn đề sâu bệnh đang ở mức báo động thì những biến đổi thất thường của thời tiết cũng mang đến nhiều rủi ro thường xuyên cho 23 nông hộ được tác giả khảo sát. Mùa mưa hàng năm chính là thời điểm mà nông hộ chuẩn bị trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm, tuy nhiên với điều kiện thời tiết như năm 2013

56

với những cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh làm cho cánh đồng lúa của nhiều hộ bị ngã đổ gần 2/3 diện tích.

Một phương châm quá quen thuộc trong lĩnh vực nông nghiệp của ông cha ta từ thời cổ xưa, rằng: “Nhà nông lấy công làm lời”; vì vậy vai trò của máy móc trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện đến nay vẫn chưa được nông dân đồng tình, hưởng ứng. Đa số nông hộ vẫn sử dụng nguồn lao động thủ công của gia đình để phục vụ sản xuất là chính. Đây là nguyên nhân khiến cho việc thành viên trong gia đình ốm đau trở thành khó khăn mà nông hộ phải đối mặt. Khi lực lượng lao động của gia đình không đủ đáp ứng nhu cầu, nhất thiết nông hộ phải chi thêm một khoản chi phí thuê nhân công để tranh thủ kịp vụ sản xuất. Chi phí tăng thêm đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ giảm xuống, thực tế có đến 22 nông hộ đã phải đối mặt với khó khăn này.

Hình 4.5 cũng cho thấy, có 13 nông hộ cho biết rủi ro mà họ gặp phải là thực trạng giá lúa thấp và không ổn định. Thật vậy, giá lúa quyết định lợi nhuận mà nông hộ nhận được sau một vụ mùa vất vả, do đó nông hộ đều cân nhắc rất kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định về thời điểm bán lúa. Nếu thời điểm thu hoạch mà giá lúa thấp, nông hộ thường có động cơ dự trữ lúa lại chờ giá tốt. Tuy nhiên, với thực tế như năm 2013 giá lúa thấp và không ổn định thì nhiều hộ đã phải chịu lỗ khi lợi nhuận của việc chờ giá tốt không bù đắp được khoảng chi phí dự trữ mà nông hộ phải chịu.

Ngoài những khó khăn đã nêu trên, 26 hộ còn lại gặp phải những khó khăn chủ quan khác như chưa có phương tiện vận chuyển phù hợp, thiếu các công cụ cần thiết cho việc thu hoạch,…

Nhìn chung về những rủi ro bất cập mà người nông dân đã và đang phải đối mặt ta thấy: toàn cảnh nền sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức đang cần được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa. Vì mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp theo định hướng thị trường với

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của quy mô đất sản xuất đến thu nhập của nông hộ huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 61 - 68)