Cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37 - 40)

Nếu các TCTD là ngân hàng được pháp luật cho phép cung ứng một hệ thống dịch vụ ngoại hối đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng trên thị trường thì các TCTD phi ngân hàng lại chỉ được pháp luật cho phép cung ứng một số dịch vụ ngoại hối quan trọng, phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy mô hoạt động của mỗi loại hình TCTD phi ngân hàng. Việc giới hạn phạm vi các dịch vụ ngoại hối được phép cung ứng bởi các TCTD phi ngân hàng là một quy định cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, đồng thời cũng giúp cho khách hàng có được những quyết định hợp lý cho mình khi phải lựa chọn giữa dịch vụ ngoại hối do ngân hàng và do TCTD phi ngân hàng cung cấp.

Các TCTD phi ngân hàng muốn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối ở thị trường trong nước, ngoài những điều kiện giống như ngân hàng, còn cần phải có lãi trong năm liền kề trước năm đăng ký. Riêng đối với CTTC khi cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, điều kiện đăng ký tương tự như đối với ngân hàng, chỉ khác ở chỗ phải kinh doanh có lãi trong 3 năm liền trước năm đăng ký chứ không phải là một năm như đối với ngân hàng.

26Khoản 2 Mục 1 Chương 1 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

* Công ty tài chính

Trên thị trường trong nước:

Sau khi đã được NHNN xác nhận đăng ký hoạt động, các công ty tài chính

được cung ứng một số hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:27

- Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; vay vốn bằng ngoại tệ của các TCTD trong và ngoài nước;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ;

- Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;

- Nhận và chi, trả ngoại tệ; ủy nhiệm cho các TCKT làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý chi, trả ngoại tệ;

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

Trên thị trường quốc tế, công ty tài chínhđược cung ứng các dịch vụ:28thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài; tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ngoại hối ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài

* Công ty cho thuê tài chính

Các công ty cho thuê tài chính sau khi đã được NHNN xác nhận đăng ký hoạt

động được cung ứng một số hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối trong nước:29 nhận

tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; vay vốn bằng ngoại tệ của các TCTD trong và ngoài nước; cho thuê tài chính bằng ngoại tệ; bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ; thực hiện các dịch vụ

27Khoản 1 Điều 42 Nghịđịnh số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Khoản 3.1 Mục 2 Chương 1 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

28Khoản 3.2 Mục 2 Chương 1 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

29Khoản 2 Điều 42 Nghịđịnh số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Khoản 4 Mục 2 Chương 1 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại tệ; cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

Như vậy, phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước của TCTD phi ngân hàng được NHNN quy định hẹp hơn so với các ngân hàng (chẳng hạn: không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm), riêng CT.CTTC không được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế. Sở dĩ NHNN quy định như vậy là do mức vốn pháp định của CTTC (không thấp hơn 500 tỷ đồng) và CT.CTTC (không thấp hơn 150 tỷ đồng) thấp hơn mức vốn pháp định của ngân hàng (không thấp hơn 3000 tỷ đồng tùy từng loại hình ngân hàng).30Trong khi hoạt động ngoại hối là một hoạt động mang tính quốc tế, đòi hỏi tính ổn định lâu dài và phải có khả năng tài chính nhất định đáp ứng các nhu cầu trên thị trường trong nước cũng nhưthị trường quốc tế, đảm bảo phòng ngừa rủi ro.

* Th tc xác nhn đủ điu kin, xác nhn đăng ký hot động cung ng dch v ngoi hi ca TCTD:31

TCTD có thể đề nghị cấp GXNĐĐK hoặc GXNĐK hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối đối với một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ ngoại hối. Khi có nhu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung cung ứng dịch vụ ngoại hối, TCTD phải đề nghị bổ sung, sửa đổi GXNĐĐK hoặc GXNĐK hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.

30Nghịđịnh số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp

định của các tổ chức tín dụng.

31Mục 3 Chương 3 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổchức tín dụng và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số

25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ vềđơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lập 01 bộ hồ sơ

(theo các quy định tại Chương 3 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN )

gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp Cấp GXNĐĐK Cấp GXNĐK Từ chối cấp GXN (có văn bản nêu rõ lý do) NHNN (Cơ quan

thanh tra, Giám sát ngân hàng nhận đủ hồ sơ 30 ngày

Việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế không được thực hiện trước việc đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế thực hiện theo quy định của NHNN.

Các TCTD là ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, TCTD phi ngân hàng liên doanh và TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. CN NHNNg được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại giấy phép mở CN NHNNg.

Bên cạnh đó, NHNN có quyền đình chỉ, thu hồi hoặc hủy bỏ một số nội dung trong Giấy phép hoạt động của TCTD, nếu TCTD rơi vào một trong các trường hợp:

- Bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNNVN do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Có chứng cứ Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động có những thông tin sai lệch;

- Giấy phép thành lập và hoạt động bị thu hồi hoặc hết hiệu lực; - Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;

- Tự động chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối, chuyển đổi chức năng, ngành nghề kinh doanh;

- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ các nội dung đã đăng ký mà không thông báo cho NHNN;

- Chuyển đổi chức năng ngành nghề kinh doanh

- Không còn đáp ứng đủ các điều kiện để cung ứng các dịch vụ ngoại hối về trang thiết bị, điều kiện vật chất và đội ngũ cán bộ theo quy định....

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)