chức tín dụng và các tổ chức khác
Cung ứng dịch vụ ngoại hối là hoạt động cần thiết trong đời sống kinh tế - xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng ngoại hối đa dạng của tổ chức; cá nhân trong hoạt động dân sự và thương mại. Ở các nước trên thế giới, hoạt động này thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp là ngân hàng. Ở Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối hiện nay được thực hiện bởi các TCTD bao gồm: các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng ( CTTC, CT.CTTC và các TCTD phi ngân hàng khác). Ngoài ra, các tổ chức khác nếu thỏa điều kiện do pháp luật quy định thì cũng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối, nhưng chỉ đóng vai trò là những tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của TCTD.21
TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ. Chính vì vậy, trong hoạt động của mình, TCTD sẽ phải đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng, trong đó có nhu cầu về ngoại hối. TCTD được pháp luật cho phép là chủ thể được kinh doanh ngoại hối bên cạnh việc kinh doanh tiền tệ xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, bản thân ngoại hối cũng là một loại công cụ thanh toán trên thị trường quốc tế. Nhu cầu về ngoại hối luôn gắn liền với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác. Để đáp ứng nhu cầu đó, với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ TCTD có thể mở tài khoản ngoại tệ và thực hiện các hành vi kinh doanh ngoại hối nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Thứ hai, TCTD thường đáp ứng được các điều kiện để tiến hành kinh doanh ngoại hối như nhân lực, cơ sở vật chất, các mối quan hệ trên thị trường tiền tệ trong nước cũng như quốc tế.
Thứ ba, thông qua việc TCTD hoạt động ngoại hối, nhà nước có thể quản lý tốt hơn đối với thị trường ngoại hối, từ đó điều tiết thị trường này một cách có hiệu quả. Các giao dịch ngoại hối của tổ chức, cá nhân chủ yếu được thực hiện thông qua các tài khoản, trong khi chỉ TCTD mới được quyền mở tài khoản cho khách hàng, trong đó có tài khoản ngoại tệ.
21Các Điều 4, 105, 111, 116 và 123 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11.
Về nguyên tắc, theo quy định tại Khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/PL- UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, để được hoạt động ngoại hối, TCTD phải được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối (văn bản chấp thuận); NHNN là cơ quan có thẩm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối của TCTD và các tổ chức khác trong hoạt động ngoại hối. NHNN quy định điều kiện cũng như phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD có khác nhau giữa TCTD là ngân hàng và TCTD phi ngân hàng, giữa cung ứng dịch vụ ngoại hối trong nước và cung ứng dịch vụ ngoại hối quốc tế.