Cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường lâu nay luôn được xem là một nội dung quan trọng trong cấu trúc nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng. Để cung ứng dịch vụ ngoại hối đến tay khách hàng với chất lượng tốt nhất, các ngân hàng phải ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ ngoại hối. Hợp đồng này có thể do từng ngân hàng quy định mẫu hoặc tuân thủ theo mẫu chung về hợp đồng do Hiệp hội ngân hàng quy định. Đôi khi, trong trường hợp Hiệp hội ngân hàng chưa quy định, một số mẫu hợp đồng dịch vụ ngoại hối có thể được các ngân hàng vận dụng theo nguyên mẫu đã được sử dụng thường xuyên trong tập quán và thông lệ quốc tế. Việc sử dụng các mẫu hợp đồng này có thể rất thích hợp trong bối cảnh tự do hóa dịch vụ ngân hàng và hội nhập quốc tế, vì nó cho phép các bên có thể tránh được những rủi ro trong giao dịch bởi sự khác biệt về khung khổ pháp lý giữa các quốc gia.22
Theo pháp luật hiện hành, các TCTD là ngân hàng được phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối khi thỏa mãn các điều kiện và chỉ được hoạt động trong phạm vi do NHNN quy định.
Điều kiện để các ngân hàng được NHNN xem xét, xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:23
- Có phương án hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước được Đại hội cổ đông (trường hợp đang xin phép thành lập) hoặc Hội đồng
22TS. Võ Đình Toàn (Chủ biên): Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, Tr. 377-378.
23Khoản 6 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng và Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ
quản trị thông qua, trong đó xác định rõ nội dung, phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro;
- Có trang thiết bị và điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dịch vụ ngoại hối trong nước như: hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu, có các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối như thanh toán, kiểm soát rủi ro; có các phòng làm việc được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: máy tính, bàn ghế, điện thoại, máy fax, hệ thống ghi âm cho toàn bộ các giao dịch ngoại hối;
- Cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính; hoặc có bằng đại học ngoài các ngành nêu trên nhưng phải có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; có khả năng tiếng Anh đạt trình độ B trở lên để có thể giao tiếp, đọc, nghiên cứu thông tin liên quan đến giao dịch ngoại hối; được TCTD hoặc các tổ chức khác đào tạo từ 03 tháng trở lên kiến thức kinh doanh và quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Đối với ngân hàng có nhu cầu cung ứng dịch vụ ngoại hối quốc tế, ngoài các điều kiện trên, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:24
- Đủ cán bộ có năng lực và am hiểu nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngoại hối
trên thị trường quốc tế. Các điều kiện này đòi hỏi cán bộ phải có trình độ cũng như kinh nghiệm cao hơn so với điều kiện ở thị trường trong nước. Cụ thể:
+ Đối với các nghiệp vụ: cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài, thực hiện hoạt động XNK vàng theo quy định của NHNN: cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính; hoặc có bằng đại học ngoài các ngành nêu trên nhưng phải có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; có khả năng tiếng Anh đạt trình độ B trở lên để có thể giao tiếp, đọc, nghiên cứu thông tin liên quan đến giao dịch ngoại hối; được TCTD hoặc tổ chức khác đào tạo từ 03 tháng trở lên về kiến thức kinh doanh và quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
+ Đối với các nghiệp vụ: thực hiện vay, cho vay, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; thực hiện các nghiệp vụ thị trường tiền tệ ở nước ngoài (đầu tư, nhận tiền gửi
24Khoản 7 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng và Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ
kỳ hạn dưới 1 năm…); thực hiện các giao dịch phát sinh ở nước ngoài: cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; hoặc có bằng đại học ngoài các ngành nêu trên nhưng phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; có khả năng tiếng Anh đạt trình độ C trở lên; được đào tạo từ 06 tháng trở lên về kiến thức kinh doanh và quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thiết lập và thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của NHNN;
- Tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối trong thời gian một năm đến thời điểm đề nghị NHNN xem xét đủ điều kiện;
- Kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Sau khi được NHNN xác nhận đủ điều kiện (hoặc xác nhận đăng ký), các ngân hàng được cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng trong phạm vi dưới đây:
Trên thị trường trong nước:25
- Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế;
- Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của NHNN;
- Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế;
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán (trong nước và quốc tế); nhận và chi, trả ngoại tệ;
- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
25Khoản 1 Điều 41 Nghịđịnh số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Khoản 1 Mục 1 Chương 1 Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.
- Ủy nhiệm cho TCTD khác và TCKT làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác;
- Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ…);
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Trên thị trường quốc tế: 26 cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài; tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phát sinh ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư (tư vấn tài chính, mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ ..) trên thị trường quốc tế.