Quản lý nhà nước về ngoại hối là sự tác động của Nhà nước bằng những phương thức khác nhau đến hành vi xử sự của những chủ thể có ngoại hối hay có hoạt động ngoại hối. Vì vậy, đối tượng quản lý nhà nước về ngoại hối không phải
19Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11.
chính bản thân ngoại hối, mà là các tổ chức, cá nhân có ngoại hối hay có hoạt động ngoại hối.
Theo Điều 2 Pháp lệnh Ngoại hối của Việt Nam số 28/2005/PL-UBTVQH11, đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối bao gồm:
- Các tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân có trụ sở làm việc, sống và hoạt động lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, gồm: 20
a. TCTD, CN NHNNg được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (gồm các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, CN NHNNg, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các công ty tài chính (CTTC), công ty cho thuê tài chính (CT.CTTC), quỹ tín dụng nhân dân).
b. TCKT không phải là TCTD được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (gọi chung là TCKT) gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài…hoạt động ở Việt Nam. c. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.
d. Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b, c nói trên.
e. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài.
f. Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d, e nói trên và các cá nhân đi theo họ ( vợ, chồng, con cái,…)
g. Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
20Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ
h. Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
i. Chi nhánh tại Việt Nam của TCKT nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
+ Người không cư trú là những tổ chức, cá nhân không phải là người cư trú. Người không cư trú về cơ bản không phải là đối tượng chịu sự quản lý ngoại hối của NHNNVN, nếu họ không có hoạt động giao dịch nào liên quan đến Việt Nam. Như vậy người không cư trú, nếu có hoạt động liên quan đến các luồng vận động ngoại hối ra vào Việt Nam thì thuộc đối tượng quản lý ngoại hối của Việt Nam. Chẳng hạn một du khách người Pháp đến du lịch ở Việt Nam thì du khách đó thuộc đối tượng quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Như vậy, có hai dấu hiệu cơ bản để xác định một tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối. Hai dấu hiệu đó là:
- Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.