Khó khăn vướng mắc và giải pháp trong việc mở và sử dụng tài khoản

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 88 - 89)

thanh toán ti TCTD cung ng dch v thanh toán

Từ năm 2002 đến nay, việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN và TCTD được thực hiện theo Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành "Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng (Quyết định 1284). Các nội dung quy định tại Quyết định 1284 cơ bản phù hợp với hành lang pháp lý tại thời điểm ban hành, tạo hành lang pháp lý để tổ chức, cá nhân mở và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của ngân hàng, qua đó góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và phục vụ công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Tuy nhiên, Quyết định 1284 được xây dựng căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định số 64/2001/NĐ-CP nhưng đến nay các văn bản này đã được thay thế bởi Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định 101). Tại các văn bản mới ban hành này, quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán đã có những thay đổi quan trọng, đó là:87

- Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng” (khoản 12 Điều 4), trong khi đó, theo Quyết định 1284, tài khoản thanh toán còn được sử dụng với mục đích giữ tiền và số dư trên tài khoản có thể là số dư có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn (Điều 3);

- Luật NHNN năm 2010 quy định: “Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại NHNN. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh không có chi nhánh của NHNN, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của NHNN”, do đó đòi hỏi NHNN cần quy định rõ về

việc mở tài khoản cho Kho bạc Nhà nước;

- Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, chỉ có ngân hàng và CN NHNNg mới được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng. Tuy nhiên, theo Quyết định 1284, một số tổ chức khác (Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện,…) vẫn được mở tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng;

87Bản giải trình Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Tại Nghị định 101, thuật ngữ “tài khoản thanh toán chung” được dùng để chỉ những tài khoản có ít nhất 2 chủ thể trở lên đứng tên mở tài khoản để phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự về tài sản chung nhưng tại Quyết định 1284 sử dụng thuật ngữ “tài khoản đồng chủ tài khoản”.

- Khoản 2 Điều 10 Nghị định 101 có quy định cho phép các cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng được mở tài khoản thanh toán để phù hợp với quy định của Bộluật lao động và Bộ luật Dân sự trong khi Quyết định 1284 lại quy định, người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) muốn mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện

đại, các NHTMđã có nhiều ứng dụng công nghệ trong cung ứng dịch vụ ngân hàng

nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng. Nhiều ngân hàng đã áp dụng các cách thức mở, sử dụng tài khoản thanh toán mới thông qua các phương tiện điện tử như: điện thoại di động hay mạng internet,… thay vì chỉ bằng hình thức đến trực tiếp tại phòng giao dịch như trước đây. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa được đề cập tại Quyết định 1284.

Những bất cập nêu trên đòi hỏi cần có một văn bản mới quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay thế Quyết định 1284, phù hợp hơn với quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)