Quy định pháp luật về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 48)

2.2.1. Quy định v hn chế s dng ngoi hi

Theo quy định của Pháp lệnh số 28/2005/UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 quy định hạn chế sử dụng ngoại hối được hiểu là: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với TCTD, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ

cho phép”. Việc triển khai thực hiện được quán triệt cụ thể tại Điều 29 Nghị định số

160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối. Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp:

- TCTD được phép, tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo được thực hiện bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được NHNNVN cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hoạch toán phụ thuộc và ngược lại);

- Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, xuất khẩu;

- Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;

- Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

- Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quanđược nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hóa và cung ứng dịch vụ;

- Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ;

- Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ;

- Người cư trú và người không cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức;

- Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;

- Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận.

Tuy nhiên, trong thời gian qua phát sinh rất nhiều trường hợp báo giá, định giá, ghi giá hàng hóa và dịch vụ trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ. Tình trạng này làm phức tạp hoạt động ngoại hối, ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và mục tiêu chống đô la hóa của Chính phủ. Đồng thời các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm vì chưa có quy định pháp luật. Đối với các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối, trên thực tế những năm qua đã phát sinh một số trường hợp khác cần thiết (ngoài quy định cụ thể tại Nghị định 160/2006/NĐ-CP) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện do đặc thù hoạt động.46Vì vậy, nhằm thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, cũng như để đảm bảo linh hoạt trong quản lý và điều hành, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 đã bổ sung như sau: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của NHNNVN.” Để triển khai thực hiện quy định này, NHNN đã ban hành dự thảo Thông tư hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam năm 2013 dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2014.47

Theo dự thảo, có 16 trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam nhiều hơn so với quy định tại Nghị định số 160/2006/NĐ-CP (chỉ có 11 trường

46Bản thuyết minh các nội dung sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối.

47 Thanh Hoài: Đề xuất quy định hạn chế sử dụng ngoại hối, Trang tin Chính sách mới, 2013, http://baodientu.chinhphu.vn/Chinh-sach-moi/De-xuat-quy-dinh-han-che-su-dung-ngoai-hoi/178897.vgp, [ngày truy cập 12/9/2013].

hợp). Ngoài các trường hợp tương tự Nghị định 160/2006, đáng chú ý là các trường hợp người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi điều chuyển giữa các tài khoản của chính tổ chức đó mở tại các TCTD

được phép khác nhau hoặc mở trong cùng hệ thống của một TCTD được phép, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác. Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng VND và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài. Tương tự, người cư trú là doanh nghiệp làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hoá quốc tế, tuy nhiên, việc thanh toán phải thực hiện bằng VND; người cư trú là cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật...

Ngoại trừ các trường hợp nêu trong Thông tư, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú, phải tuân thủ nguyên tắc:

- Không được thực hiện bằng ngoại hối.

- Không được quy đổi giá hàng hoá, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam ra ngoại hối tương đương hoặc quy định điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ theo tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ hoặc dưới các hình thức bảo đảm giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại hối khác.

TCTD được phép và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định nêu trên; cũng như kiểm tra, lưu giữ các chứng từ và giấy tờ phù hợp với các giao dịch thực tế. Tổ chức, cá nhân vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng – “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 300.000.000

đồng đến 500.000.000 đồng, đồng thời tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam (VND) hoặc vàng đối với hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật”.48

2.2.2. M và s dng tài khon

Theo pháp luật hiện hành, ngoài quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trong các giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam như dự liệu tại Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, người cư trú và người không cư trú có quyền mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước thông qua dịch vụ thanh toán, mởvà sử dụng tài khoản ở nước ngoài (đối với người cư trú).

Dịch vụ thanh toán qua tài khoản chỉ có thể thực hiện được nếu ít nhất một bên chủ thể của quan hệ thanh toán có tài khoản mở tại trung gian thanh toán là TCTD là ngân hàng, NHNN. Các dịch vụ thanh toán sẽ được ghi chép, phản ánh thông qua tài khoản này.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán ngân hàng cung ứng. Về bản chất, khái niệm tài khoản dùng để chỉ công cụ ghi chép phản ánh vốn và nguồn vốn của chủ tài khoản. Tài khoản được thể hiện dưới hình thức sổ tài khoản hoặc hình thức điện tử. Tài khoản do các chủ thể mở tại các trung gian thanh toán để thực hiện thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán gọi là tài khoản thanh toán. Hiện nay, hầu như tất cả các trung gian thanh toán đều sử dụng hình thức điện tử để quản lý tài khoản thông qua hệ thống mạng máy tính.

Pháp luật quy định chỉ có những tổ chức được thực hiện dịch vụ thanh toán mới có quyền nhận mở tài khoản thanh toán. Như vậy, các tổ chức sau đây được phép nhận mở tài khoản thanh toán cho khách hàng:

- NHNN mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho Kho bạc Nhà nước , TCTD và CN NHNNg.

- TCTD là ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Đối với NHTM Nhà nước được mở tài khoản tiền gửi cho Kho bạc Nhà nước đặt tại trụ sở ở những địa bàn là huyện, thị xã không phải tỉnh lỵ nhưng phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

48Khoản 1 Điều 1 Nghịđịnh số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

2.2.2.1. Tài khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước

* Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại TCTD là ngân hàng được phép tại Việt Nam:49

Để mở tài khoản tại ngân hàng, pháp luật quy định có sự khác biệt giữa tổ chức và cá nhân.

- Đối với Tổ chức gồm các giấy tờ: giấy đề nghị mở tài khoản;50các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản

-Đối với đồng chủ tài khoản gồm: giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu;

các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho Tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu. Văn bản thoả thuận (hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.

- Đối với cá nhân gồm các giấy tờ chính sau: giấy đề nghị mở tài khoản; các giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ngoài các giấy tờ chính quy định trên đây, để phục vụ yêu cầu và đặc thù hoạt động của đơn vị mình, Ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết khác để bổ sung cho hồ sơ mở tài khoản. Các yêu cầu này được thông báo công khai và có hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

49Điều 4 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước.

50Giấy đề nghị mở tài khoản gồm:

- Họ tên và địa chỉ của chủ tài khoản (hoặc các đồng chủ tài khoản), thuộc đối tượng người cư trú hay không cư trú.

- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu (nếu còn thời hạn) của chủ tài khoản (hoặc các đồng chủ tài khoản);

- Tên đăng ký, địa chỉ giao dịch (nếu chủ tài khoản là tổ chức)

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng và người được uỷ

quyền ký thay.

- Mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và những người được người này uỷ quyền ký thay (đối với tài khoản tiền gửi của tổ chức nếu có yêu cầu). Một người không được đồng thời đăng ký chữ

ký trong vai trò của chủ tài khoản, người có trách nhiệm ký trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng hoặc người được uỷ quyền.

- Mẫu dấu (nếu có) sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng.

- Họ tên, địa chỉ của người được chuyển giao tài khoản khi chủ tài khoản (hoặc đồng chủ tài khoản) là cá nhân chết hoặc tuyên bố là mất tích.

Ngân hàng được bổ sung thêm các thông tin khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của mình và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Theo Điều 5 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN2 ngày 21 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

* Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN:51

Để mở tài khoản thanh toán tại NHNN, Kho bạc Nhà nước, TCTD và CN NHNNg có nhu cầu mở tài khoản nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới NHNN (Sở giao dịch) hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi mở tài khoản 01 bộ hồ sơ, các gồm các giấy tờ:

- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán do người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, TCTD, Tổng giám đốc (Giám đốc) CN NHNNg ký tên và đóng dấu, kèm theo bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ chứng minh Kho bạc Nhà nước, TCTD và CN NHNNg được thành lập theo quy định của pháp luật:

+ Quyết định thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, GCNĐKKD. + Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (người làm chủ tài khoản) và chứng minh nhân dân (chứng minh thư ngoại giao, hộ chiếu) của người làm chủ tài khoản.

+ Quyết định bổ nhiệm và chứng minh nhân dân (chứng minh thư ngoại giao, hộ chiếu) của Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc người kiểm soát chứng từ giao dịch thanh toán với NHNN.

- Trường hợp mở tài khoản thanh toán khác địa bàn, ngoài giấy đề nghị mở tài khoản, các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, Kho bạc Nhà nước, TCTD, CN NHNNg còn phải gửi NHNN bản cam

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)