Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63 - 71)

Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định thanh toán song phương và các văn bản hướng dẫn riêng do NHNN ban hành điều chỉnh việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới tại từng khu vực biên giới. Chính vì vậy, Pháp lệnh số 06/2013/PL- UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 quy định rằng

“Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo

66Khoản 2 Điều 34 và Khoản 2 Điều 14 Nghịđịnh số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.

quy định của các điều ước quốc tế đã ký và quy định của NHNNVN” thay vì quy định như ở Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 “người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ

các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại TCTD được phép”. Việc sửa đổi bổ sung như trên là

cần thiết. Thứ nhất, quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 quy định hơi cụ thể, trong khi vấn đề quản lý ngoại hối khá rộng, các nhà làm luật không thể dự liệu được hết các trường hợp, vì thế quy định như vậy nhằm mang tính khái quát và tránh trường hợp bỏ sót. Thứ hai, việc giao nhiệm vụ cho NHNN là phù hợp với thực tế công tác quản lý “NHNNVN là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi thực hiện thẩm quyền này, NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ”.67

Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối quy định: người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ hoặc có nguồn thu hợp pháp khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại TCTD được phép và thực hiện các giao dịch thu, chi: thu từ bán hàng hoá và dịch vụ; thu từ việc mua đồng tiền của nước có chung biên giới tại TCTD được phép; thu từ các nguồn thu hợp pháp tại Việt Nam; chi thanh toán nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; chi bán cho TCTD được phép hoặc bàn đổi tiền; chi rút tiền mặt để chi lương, thưởng, phụ cấp cho người nước ngoài làm việc cho tổ chức hoặc chi tiêu tại nước có chung biên giới; chi cho các mục đích khác được pháp luật cho phép. Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới trong mua bán hàng hóa ở khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của NHNNVN.

2.2.5.1. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới đối với người cư trú, người không cư trú là cá nhân tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu

Theo Thông tư số 07/2001/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiền của nước nào (Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào và Riel Campuchia) chỉ được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với

67Khoản 2 Điều 40 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11.

nước ấy. Người cư trú là cá nhân được sử dụng tiền của nước có chung biên giới vào các mục đích:

 Làm phương tiện thanh toán khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ tại khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu giữa các cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với TCKT được NHNN cho phép thu tiền của nước có chung biên giới;

 Bán cho Ngân hàng được NHNN cho phép kinh doanh ngoại hối (Ngân hàng được phép) hoặc Bàn đổi ngoại tệ đặt tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay đặt tại những nơi khác trong địa bàn tỉnh biên giới được NHNNVN cho phép;

Cất giữ, mang theo người

 Cá nhân được phép cất giữ, mang theo người tiền của nước có chung biên giới trong phạm vi các tỉnh biên giới có chung biên giới với một nước (Nhân dân tệ được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc, hoặc Kíp được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Lào hoặc Riel được cất giữ, mang theo người ở các tỉnh có chung biên giới với Campuchia).

 Công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam có đăng ký kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu, nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép đi vào các tỉnh trong nội địa, có nhu cầu mang theo người tiền của nước có chung biên giới với mục đích mang theo người hoặc để bán cho Ngân hàng được phép phải gửi hồ sơ cho Chi nhánh NHNN tỉnh biên giới trên địa bàn.

Hồ sơ, thủ tục cho phép công dân của nước có chung biên giới với Việt Nam mang tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh nội địa: 68

68Điều 10 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ vềđơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

gửi qua bưu điện

nộp trực tiếp 5 ngày hồ sơ đủ, hợp lệ Lập 01 bộ hồ hơ: - Đơn đề nghị chấp thuận mang tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh nội địa; - Giấy phép vào các tỉnh nội địa; - Bản sao có chứng thực GĐKKD. Không cấp (có văn bản thông báo lý do) NHNN Chi nhánh tỉnh trên địa bàn Cấp Giấy chấp thuận

 Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu và Công dân Việt Nam nhập cảnh bằng hộ chiếu, nếu đã khai báo Hải quan cửa khẩu số tiền của nước có chung biên giới thì được mang theo người số tiền mặt này ra khỏi tỉnh biên giới vào các tỉnh trong nội địa, không cần phải có sự chấp thuận của NHNN;

Ngoài các trường hợp trên, cá nhân không được phép mang theo người tiền của nước có chung biên giới vào các tỉnh trong nội địa; trước khi vào các tỉnh trong nội địa, cá nhân có tiền của nước có chung biên giới phải bán cho Ngân hàng được phép, Bàn đổi ngoại tệ hoặc gửi lại dưới hình thức giữ hộ tại Ngân hàng được phép trên địa bàn tỉnh biên giới.

Được mang theo người khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới

Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước có chung biên giới cấp có mang theo người tiền mặt tiền của nước có chung biên giới vượt mức quy định của Thống

đốc NHNNVN thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu:69

- Qua cửa khẩu biên giới Việt Nam- Trung Quốc: 6.000 CNY (sáu nghìn Nhân dân tệ Trung quốc);

- Qua cửa khẩu biên giới Việt Nam- Lào: 3.000.000 LAK (ba triệu kíp Lào); - Qua cửa khẩu biên giới Việt Nam – CamPuChia: 1.000.000 KHR (một triệu Riel Cam Pu Chia);

Cá nhân xuất cảnh có mang tiền của nước có chung biên giới vượt mức quy định trên hoặc vượt quá mức mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu giấy phép do Chi nhánh NHNN tỉnh biên giới hoặc chi nhánh NHTM trên địa bàn được Chi nhánh NHNN tỉnh ủy quyền cấp.

Điều kiện được cấp giấy phép: 70

- Cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới.

69Điều 4 Quyết định 92/2000/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về

việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới.

70Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về

việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài (đối với cá nhân là công dân Việt Nam) hoặc có thu nhập hợp pháp tại Việt Nam (đối với cá nhân là công dân nước có chung biên giới).

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép mang tiền của nước có chung biên giới ra nước ngoài : 71

Thẩm quyền cấp giấy phép : 72

Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh biên giới ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh NHTM (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) trên địa bàn cấp giấy phép cho cá nhân mang tiền của nước có chung biên giới ra nước ngoài theo mức quy định sau:

+ Đối với biên giới Việt - Trung: từ trên 6.000 CNY đến 60.000 CNY (sáu

mươi nghìn Nhân dân tệ Trung Quốc);

+ Đối với biên giới Việt - Lào: từ trên 3.000.000 LAK đến 30.000.000 LAK (ba mươi triệu Kíp Lào);

+ Đối với biên giới Việt Nam- Campuchia: từ trên 1.000.000 KHR đến 10.000.000 KHR (mười triệu Riel Campuchia);

71Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về

việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

72Điều 7 Quyết định 92/2000/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về

việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới.

gửi qua bưu điện nộp trực tiếp hồ sơ đủ, hợp lệ 5 ngày Lập 01 bộ hồ sơ:

-Đơn xin cấp giấy phép

- Bản sao giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc chứng minh biên giới; - Các giấy tờ liên quan nhu cầu chi tiêu. Từ chối (có văn bản giải thích lý do) NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc CN NHTM (được ủy quyền)

Cấp giấy phép

Trường hợp cá nhân xin mang số tiền vượt mức ủy quyền cấp giấy phép nói trên thì Chi nhánh NHNN tỉnh xem xét, giải quyết.

Đầu tư vào Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu đối với trường

hợp là công dân nước ngoài. Việc đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.2.5.2. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới trong mua bán hàng hóa ở

Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu

Thời gian qua, NHNN đã ban hành 04 văn bản hướng dẫn việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới trong mua bán hàng hoá ở khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu, gồm:

Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2004 về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

Quyết định số 845/2004/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 7 năm 2004 về việc ban hành Quy chếthanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và viện trợ giữa Việt Nam với Lào.

Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 6 năm 2004 về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt

động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên cơ sở này, việc sử dụng VND – KHR trong thanh toán mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia; sử dụng VND – CNY trong thanh toán XNK qua biên giới Việt – Trung; sử dụng VND – LAK trong thanh toán đối với các hoạt động XNK hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào được thực hiện qua Ngân hàng được phép của hai nước (Việt – Campuchia, Việt – Trung, Việt – Lào) tại khu vực biên giới và được thực hiện bằng KHR, CNY tiền mặt.

Ngân hàng được phép của hai nước (Việt – Campuchia, Việt – Trung, Việt – Lào) tại khu vực biên giới thực hiện theo các quy định:73

- Ngân hàng được phép của Việt Nam tại tỉnh biên giới được phép thoả thuận với Ngân hàng của Campuchia hoặc Ngân hàng Trung Quốc hoặc Ngân hàng Lào (tùy từng trường hợp) về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản KHR, CNY, LAK cho nhau để phục vụ thanh toán cho thương nhân hai nước.

- Ngân hàng được phép của hai bên có thể thoả thuận về số dư tối đa bằng VND hoặc KHR, CNY, LAK được duy trì trên tài khoản thanh toán của bên này mở tại Ngân hàng phía bên kia. Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa theo thoả thuận thì các Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước.

- Ngân hàng được phép của hai bên căn cứ vào khả năng của Ngân hàng và điều kiện cụ thể của từng khu vực để thoả thuận áp dụng các hình thức thanh toán phù hợp, đáp ứng các nhu cầu giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại giữa thương nhân của hai nước.

- Tỷ giá giữa VND – KHR, VND – CNY, VND – LAK do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng được phép (hoặc người được uỷ quyền) quyết định (trên cơ sở tham khảo tỷ giá thị trường và tỷ giá tính chéo qua đồng đô la Mỹ hoặc theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng của hai nước có quan hệ đại lý thanh toán).

- Các Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại giữa hai nước bằng VND và KHR, VND – CNY, VND – LAK được XNK VND và KHR, CNY, LAK tiền mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, không phải xin phép NHNN nhưng phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu khi XNK tiền mặt.

Việc kiểm tra hồ sơ chứng từ thanh toán theo thoả thuận giữa Ngân hàng hai bên phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam muốn mở tài khoản tại Lào để thực hiện các cam kết, thỏa thuận với Lào trong trường hợp việc mở tài khoản trong nước không thể đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cam kết, thỏa thuận đã ký kết phải được NHNN cấp giấy phép.

73Điều 7 Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia ban hành kèm theo Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2004

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)