Khó khăn vướng mắc và giải pháp về vấn đề đôla hóa trong việc sử dụng

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 91 - 96)

ngoi t làm đơn v tính toán và làm phương tin thanh toán Vit Nam

Mặc dù Pháp lệnh Ngoại hối quy định trên lãnh thổ Việt Nam mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại tệ, thế nhưng tình trạng niêm yết, mua- bán hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo... bằng USD diễn ra tràn lan. Nhiều cửa hàng dù niêm yết giá bằng VND nhưng vẫn nhận thanh toán bằng USD.

“Tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.Hồ Chí Minh, giá máy ảnh tại cửa hàng VH báo giá 390 USD, nếu thanh toán bằng VND, tỷ giá quy đổi là 21.750 đồng/USD, tương đương 8,482 triệu đồng. Chủ cửa hàng cho biết để nhập khẩu hàng phải mua USD tại thị trường tự do, vì thế khi bán phải quy theo giá USD để “bảo toàn vốn”. Trường hợp niêm yết giá bằng VND chỉ mang tính tham khảo vì tỷ giá thay đổi mỗi ngày. Tại cửa hàng chính thức của Sony, một chiếc máy quay phim niêm yết giá 28 triệu đồng, yêu cầu thanh toán bằng tiền USD, nhân viên cũng đồng ý nhận. Tại cửa hàng bán máy chụp hình LN, chiếc máy chụp hình Nikon có giá 32 triệu đồng cũng được quy đổi ra 1.500 USD. Điểm đặc biệt là dù các cửa hàng ở cùng một khu vực nhưng tỷ giá lại chênh lệch khá nhiều. Tại quầy hàng điện tử Sony, tỷ giá được quy đổi ở mức 21.000 đồng/USD, trong khi khu vực khác lại ở mức 21.650 đồng/USD hoặc 21.500 đồng/USD.

Không chỉ hàng hóa, các công ty dịch vụ du lịch cũng niêm yết giá hoặc nhận thanh toán bằng USD. Tại một công ty du lịch trên đường Pasteur (Q.3), giá tour đi Thái Lan sáu ngày được niêm yết bằng VND với giá gần 10 triệu đồng, nhưng khi khách hàng có nhu cầu công ty này vẫn nhận thanh toán bằng USD.

Trên các trang web khách sạn tại các trung tâm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Phú Quốc…nhiều khách sạn, resort vẫn công khai niêm yết giá các loại dịch vụ bằng USD. Trên trang web của resort có tên BO (Phú Quốc) thậm chí tất cả các loại hàng hóa dịch vụ tại đây đều được niêm yết bằng USD với giá từ 65 – 120

88Phan Đức: Về dự thảo cấm cho tặng biếu bằng ngoại tệ: Vừa không khả thi vừa nhiều hệ lụy, Trang tin Kinh tế - Tài chính, 2013, http://www.baomoi.com/Ve-du-thao-cam-cho-tang-bieu-bang-ngoai-te-Vua- khong-kha-thi-vua-nhieu-he-luy/126/12380003.epi, [ngày truy cập 14/11/2013].

USD/sản phẩm dịch vụ chứ không hề nhắc đến thanh toán bằng VND. Còn trên website của khách sạn Hương Biển (Phú Quốc), khách hàng có thể trả tiền phòng bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau”.89

“Trên thị trường nhà đất, tình trạng niêm yết USD cũng khá phổ biến. Tại các sàn giao dịch bất động sản, có đến 30% căn hộ chào bán bằng USD. Website giao dịch bất động sản ACB luôn thể hiện thông tin “căn hộ Phú Hoàng Anh 1.250 USD/m2, Hoàng Anh River View 1.350 USD/m2. Hàng loạt văn phòng cho thuê cũng chào giá bằng ngoại tệ. Thậm chí chủ một căn hộ trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận- TPHCM chỉ đồng ý cho thuê 26 m2 khi người thuê nhà chấp nhận thanh toán bằng USD. Điều đáng nói, các yếu tố để hình thành bất động sản như đền bù mặt bằng, mua đất, vật liệu xây dựng... đều thanh toán bằng VND, song đầu ra của nó lại được tính bằng ngoại tệ.

Nếu một số hàng hóa giao dịch USD lẫn VND thì thị trường ô tô niêm yết hoàn toàn bằng USD. Bảng giá của Công ty An Dân cho thấy 4 loại ô tô đều chào bán bằng USD. Mục tin tức của Công ty Ô tô Trường Hải cũng thể hiện xe New Carens có giá 28.800 USD. Công ty Suzuki Việt Nam chào bán ô tô APV BTLimited với giá 23.490 USD...Thực tế cho thấy người mua - thuê nhà hay mua ô tô giá trị từ chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD, thời gian thanh toán thường kéo dài. Nhiều người e ngại tỉ giá tăng, tích trữ USD, góp phần tăng cầu ngoại tệ. Khi đó, giới kinh doanh ngoại tệ sẽ tranh thủ tăng tỷ giá, kéo theo tâm lý tích trữ của nhiều người làm thị trường ngoại tệ thêm căng thẳng. Mặt khác, một số hàng hóa niêm yết bằng USD đều là hàng nhập khẩu. Các đầu mối cung cấp hàng chỉ giao dịch bằng ngoại tệ để tránh rủi ro khi tỷ giá biến động nhưng chứng từ thanh toán lại bằng VND”.90

Từ vài thông tin trên, có thể thấy được tình trạng “đô la hóa” ở nước ta hiện nay. Tính đến cuối tháng 8/2013 tỷ lệ đô la hóa ở nước ta là khoảng 12%.91 Tỷ lệ giảm so với các năm trước, tuy nhiên, xét về dài hạn, việc giảm đô la hóa ở Việt Nam là rất khó khăn, sẽ dễ bùng phát nếu như nền kinh tế không ổn định; hoặc có sự chênh lệch đáng kể giữa lãi suất USD và VND.

89Ánh Hồng – Dũng Tuấn (Tuổi trẻ): Xử lý nghiêm việc niêm yết giá bằng ngoại tệ, Trang tin Tài chính – Tiền tệ, 2013, http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-se-xu-ly-nghiem-viec-niem-yet-gia-bang-ngoai-te- 9919.html, [ngày truy cập 09/9/2013].

90 Thy Thơ: “Đô la hóa” tràn lan, Trang tin Kinh tế, 2009, http://nld.com.vn/kinh-te/do-la-hoa-tran-lan- 20090520100046443.htm, [ngày truy cập 14/10/2013].

91Hoàng Lan: Vì sao tình trạng đô la hóa giảm mạnh?, Trang tin Tiền tệ - Bảo hiểm, 2013, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/tien-te-bao-hiem/vi-sao-tinh-trang-do-la-hoa-giam-manh, [ngày truy cập 09/10/2013].

Bên cạnh đó là việc xử lý hợp đồng bằng ngoại tệ chưa đồng nhất giữa các cơ quan chức năng. Trước tình trạng biến động tỷ giá, nhiều doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng đều lấy một ngoại tệ mạnh nào đó làm chuẩn để tính giá hàng hóa, dịch vụ. Giao dịch nói trên có bị xem là trái luật? Xung quanh vấn đề này vẫn còn chưa có sự thống nhất, thậm chí là “chỏi” nhau giữa cơ quan hành chính và cơ quan xét xử.

“Luật sư Trần Anh Đức, Giám đốc Công ty Vilaf – Hồng Đức cho biết tiền thuê văn phòng của công ty này khoảng 25.000 USD/tháng. Tuy nhiên, trong vòng một năm qua, với mức tăng của tỷ giá từ 18.500 đồng/USD lên 19.500 đồng/USD, mỗi tháng công ty phải trả thêm 25 triệu đồng theo yêu cầu của bên cho thuê.

Bức xúc về vấn đề này, một hãng luật mới vừa có công văn hỏi NHNNVN về trường hợp thuê mặt bằng của mình. Nguyên công ty có ký kết hợp đồng thuê văn phòng của một tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội. Giá thuê mặt bằng, phí dịch vụ, tiền đặt cọc và tiền trông giữ xe đều được tính bằng đô la Mỹ nhưng được trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng công bố vào thời điểm thanh toán. Mặc dù, trong quá trình thương lượng bên thuê đề nghị các khoản tiền này được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam, tuy nhiên bên cho thuê vẫn không chấp nhận. Do vậy, công ty đề nghị NHNNVN hướng dẫn các bên phải làm gì để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

NHNNVN sau khi nhận được công văn nói trên đã có văn bản trả lời, khẳng định “trường hợp này có dấu hiệu vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối”. Tuy nhiên, văn bản của cơ quan quản lý tiền tệ không chỉ rõ hành vi vi phạm cụ thể là gì vì theo Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP có tới bốn trường hợp sử dụng ngoại hối bị nghiêm cấm gồm: giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo.

Trước đó, NHNNVN cũng có văn bản gửi NHNN Chi nhánh thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường kiểm tra tình trạng một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ. Công văn này cho rằng đây là “hành vi không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân”.

Mới đây, NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính hai công ty Phú Mỹ Hưng và Hoàng Quân, mỗi doanh nghiệp 8,5 triệu đồng do đã niêm

yết cũng như quy định hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với khách hàng bằng đô la Mỹ, mặc dù việc thanh toán các bên thỏa thuận bằng đồng Việt Nam.

Trong khi các cơ quan quản lý tiền tệ cho là vi phạm thì cũng với hành vi đó khi giải quyết tranh chấp cơ quan Tòa án lại có quan điểm khác. Hướng dẫn vấn đề này, Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 25/05/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC chia ra làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu hợp đồng kinh tế có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ mà một hoặc các bên ký kết không được phép thanh toán bằng ngoại tệ thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Trường hợp thứ hai, nếu hợp đồng thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng sau đó thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Như vậy, Nghị quyết này chỉ xem xét ở khía cạnh thanh toán, tức là hợp

đồng vẫn được công nhận hợp pháp nếu đảm bảo được điều kiện thanh toán bằng

đồng Việt Nam cho dù có thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ. Thậm chí, theo ý kiến của một số thẩm phán, trên thực tế xét xử có phần còn thoáng hơn. Chẳng hạn như đối với trường hợp thứ nhất (hợp đồng thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ) có tòa không tuyên hợp đồng vô hiệu toàn bộ như hướng dẫn của TANDTC mà chỉ tuyên vô hiệu một phần hợp đồng về điều khoản thanh toán, đồng thời cho phép các bên thỏa thuận lại theo hướng thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Phó chánh Tòa Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng việc Nghị quyết của TANDTC chỉ tập trung vào vấn đề thanh toán không phải không có cái lý của nó. Bởi điều khoản thỏa thuận về thanh toán là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng, còn niêm yết thì hoàn toàn chẳng liên quan. Quy định về niêm yết chỉ liên quan về mặt quản lý nhà nước, nằm ngoài thỏa thuận của hợp đồng và vì vậy theo ông Phú, không cần thiết phải đưa vấn đề niêm yết để xem xét hợp đồng khi các bên có tranh chấp.”92

Theo quan điểm của người viết, hợp đồng không chỉ có điều khoản về thanh toán mà còn có thỏa thuận về giá cả và các thỏa thuận khác. Trong khi đó, luật không chỉ cấm hành vi niêm yết, thanh toán hay quảng cáo bằng ngoại hối mà cấm cả “mọi giao dịch bằng ngoại hối”. Đây là một khái niệm với nội hàm rất rộng, trong đó bao gồm cả hợp đồng, giao kết…và dĩ nhiên có cả vấn đề thỏa thuận về giá cả khi giao kết hợp đồng. Do vậy, nếu căn cứ đúng theo quy định của pháp luật thì việc thỏa thuận giá cả bằng ngoại tệ thì cũng phải bị xem là điều cấm của pháp luật.

92Thời báo kinh tế Sài Gòn: Xử lý hợp đồng bằng ngoại tệ: “Chỏi”, Trang tin Tư vấn và Hướng dẫn, 2011, http://luatkhaiphong.com/Phap-Luat-ve-Hop-dong/Xy-ly-hop-dong-bang-ngoai-te-Choi-3864.html, [ngày truy cập 15/10/2013].

Nói cách khác, hợp đồng phải bị vô hiệu. Hay trong trường hợp các bên có thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam nhưng lấy biến động tỷ giá ngoại tệ để làm cơ sở điều chỉnh giá cả thì vẫn có thể rơi vào trường hợp “giao dịch bằng ngoại hối” bị nghiêm cấm. “Vi phạm ở chỗ, các bên vẫn áp giá trị ngoại tệ, dùng giá trị ngoại tệ để thực hiện giao dịch”.

Trước vấn đề này, xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, các bên giao kết hợp đồng cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc quy định điều khoản thanh toán trong hợp đồng. Vì vậy, khi bắt đầu tham gia giao kết hợp đồng cần tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng nói chung và điều khoản về giá cả, thanh toán nói riêng; cân nhắc, lựa chọn thật kỹ phương án nào là có lợi nhất cho mình. Đừng để vi phạm pháp luật hoặc cố tình vi phạm pháp luật nhằm đở tốn thời gian và tiền bạc cũng như công sức để đi giải quyết hậu quả của sự vi phạm này.

Thứ hai, cần có sự đồng bộ, nhất quán giữa các cơ quan nhà nước trong việc xử lý vi phạm. Các cơ quan nhà nước cần thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm về việc quy định đồng tiền giao dịch, thanh toán trong hợp đồng, và có biện pháp xử lý thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng mà vi phạm điều khoản hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, Tòa án nhân dân, trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng, nếu đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại hối không thuộc trường hợp pháp luật cho phép thì tuyên bố hợp đồng vô hiệu, đồng thời vận dụng linh hoạt buộc bên soạn thảo hợp đồng sử dụng ngoại hối khi giao kết hợp đồng phải bồi thường thiệt hại, đồng thời chuyển cho các cơ quan có liên quan có những biện pháp xử lý thích đáng.

Thứ tư, điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ.

Thứ năm, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và hiệu lực của các quy định của NHNN. Tiến tới thực hiện nghiêm chỉnh quy định thanh toán ngoại tệ chỉ được thực hiện với người không cư trú hoặc người cư trú là người nước ngoài (trong phạm vi pháp luật cho phép).

Thứ sáu, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khuyến khích và tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kiểm soát sử dụng ngoại tệ bất hợp pháp trong thanh toán.

Ngoài ra, cần thực hiện tuyên truyền giáo dục sâu rộng các quy định quản lý ngoại hối, hạn chế sử dụng USD làm đơn vị tính toán trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay, nhằm nâng cao việc sử dụng đồng tiền Việt Nam (VND) thanh toán trong các giao dịch, hợp đồng vừa đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật, vừa thể hiện sự tôn trọng đồng tiền Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, UBTVQH khóa 13 đã thông qua Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 03 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005. Tại văn bản này, các nhà làm luật đã thêm trường hợp “báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của NHNNVN” tại Khoản 13 Điều 1 của Pháp lệnh. Để triển khai thực hiện quy định này, NHNN đang dự thảo Thông tư về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam dự kiến có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2014. Mong rằng với hành lang pháp lý này, có thể hạn chế được việc sử dụng ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp trong mua bán, giao dịch hàng hóa, góp phần tiến tới mục tiêu xóa bỏ hiện tượng đô la hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)