Sau quá trình đọc, phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật, nội dung và khái quát chủ đề của tác phẩm là hình thức luyện tập của HS. Nó được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng của một bài học. Hình thức luyện tập việc làm tái hiện
70
và thể hiện sự thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách bản chất để GV có thể đánh giá năng lực văn học của HS. Hình thức luyện tập là một trong những việc làm quan trọng hệ thống các việc làm tích cực khác, bởi nó đáp ứng đòi hỏi của phương pháp dạy học tích cực và được thực hiện theo một yêu cầu sư phạm chặt chẽ. Luyện tập là thao tác sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá, cũng là biện pháp để GV thu nhận "tín hiệu phản hồi" từ kết quả tiếp nhận của HS. Qua đó khắc sâu kiến thức của HS theo định hướng của bài học. “Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác luyện tập, có thể kể đến:
- Tiến hành đọc diễn cảm toàn bộ hoặc trích đoạn tác phẩm hoặc đọc phân vai; - Tái hiện một tình huống then chốt trong tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm; - Hình dung dự đoán kết thúc tác phẩm;
- Đặt lại tên tác phẩm;
- Xây dựng lời đối thoại hay lời tâm sự với nhân vật (hoặc trao đổi với nhà văn); - Tập so sánh, khái quát...” [11, tr. 114]
Trước hết, cần nhấn mạnh việc đọc ở giai đoạn này không phải để xác định lớp nghĩa ban đầu, cũng không phải để minh họa hay "cộng hưởng cảm xúc" cho công việc phân tích hay là căn cứ để so sánh nữa. Đọc ở giai đoạn nàylà công việc nhằm khẳng định một hiệu quả TNVH, để tái hiện toàn bộ hệ thống hình tượng của tác phẩm, xác định giọng điệu của nhà văn và khắc sâu kiến thức. Đến đây, HS đã có thể tự đọc diễn cảm, diễn xướng dưới hình thức ngâm thơ. HS có thể vận dụng toàn bộ hiểu biết về tác phẩm đã thu nhận qua giờ học để thành thạo việc đọc theo yêu cầu nhanh, chậm, thanh, trầm; thành thạo việc ngắt nhịp, ngắt câu, ngừng nghỉ khi cách đoạn... , “đặc biệt đọc bằng sự thể hiện cảm xúc được nhân lên từ bài học, khiến hình tượng tác phẩm có điều kiện được lĩnh hội không chỉ ở sự đa diện phong phú mà còn ở chiều sâu của ý nghĩa tư tưởng.” [11, tr. 114]
Chẳng hạn sau khi học xong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là thể thơ 5 tiếng HS phải đọc phải xác định được chỗ ngừng nghỉ (nhịp điệu của bài thơ):
71 Dữ dội // và dịu êm
Ồn ào // và lặng lẽ
Sông // không hiểu nổi mình Sóng // tìm ra tận bể
Ôi // con sóng // ngày xưa Và // ngày sau // vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi // trong ngực trẻ Trước muôn trùng// sóng bể Em nghĩ về anh, // em
Em nghĩ về // biển lớn Từ nơi nào// sóng lên? Sóng bắt đầu // từ gió Gió bắt đầu // từ đâu? Em //cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Con sóng // dưới lòng sâu Con sóng // trên mặt nước Ôi // con sóng // nhớ bờ Ngày đêm // không ngủ được Lòng em // nhớ đến anh Cả trong mơ // còn thức
Dẫu // xuôi về phương bắc Dẫu // ngược về phương nam Nơi nào // em cũng nghĩ
72
Hướng về anh // - một phương
Ở ngoài kia // đại dương Trăm ngàn // con sóng đó Con nào // chẳng tới bờ Dù // muôn vời cách trở Cuộc đời // tuy dài thế Năm tháng // vẫn đi qua Như biển kia // dẫu rộng Mây vẫn bay // về xa
Làm sao // được tan ra Thành // trăm con sóng nhỏ Giữa // biển lớn tình yêu
Để ngàn năm // còn vỗ.
Trong thao tác luyện tập, việc tái hiện một tình huống then chốt hay toàn bộ tác phẩm có ý nghĩa nhấn mạnh một phương diện bản chất nào đó hoặc toàn bộ hình tượng tác phẩm. Một hình ảnh gây xúc động sẽ có tác dụng nhân lên những tình cảm sâu sắc trong cá nhân người tiếp nhận, đồng thời cũng là tiền đề cho những tư tưởng và hành động đúng, một yếu tố hình thành và phát triển nhân cách HS. Yêu cầu tái hiện một tình huống then chốt hay toàn bộ tác phẩm thường được triển khai dưới dạng lời văn miêu tả, trần thuật hay lời kể lại theo giả định người kể được chứng kiến.
Ví dụ, trong phần luyện tập của bài dạy học Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, GV có thể nêu yêu cầu:
- Em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng của tác giả khi chứng kiến cảnh: “bỗng kinh hoàng
73
áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du”?
Hoặc với bài học đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, GV có thể đặt ra yêu cầu đối với HS:
- Em hãy hình dung thái độ, cảm xúc của tác giả khi cảm nhận về đất nước?
Với những yêu cầu tái hiện một tình huống then chốt hay toàn bộ tác phẩm, một phần (hoặc toàn bộ) hình tượng tác phẩm sẽ được tái hiện trở lại trong trí nhớ của HS, giúp HS được thêm một lần khắc sâu kiến thức để có thể lưu giữ trở thành ấn tượng, "dữ liệu" cho hành trang văn học của mình.
Để rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho HS, việc hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm cũng có một ý nghĩa không nhỏ. Dựa trên kết thúc đã có của TPVH hoặc kết thúc còn bỏ ngỏ của nhà văn, HS bằng tưởng tượng sáng tạo của mình, có thể đưa ra dự kiến một kiểu kết thúc khác hoặc giả định viết tiếp mạch phát triển tác phẩm. Để làm được điều này, HS trước hết phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, phương thức trình bày nghệ thuật. Nếu không nắm vững các yếu tố đó, HS dễ sa vào dự đoán sẽ vu vơ, thiếu căn cứ hoặc xa rời tác phẩm và dẫn đến hiệu quả tưởng tượng sáng tạo không như mong muốn. Để kiểm tra kết quả tưởng tượng của HS, GVcó thể đặt câu hỏi: "Tại sao lại hình dung hoặc dự đoán như vậy? ”. Ví dụ:
- Em hãy tưởng tượng và phân tích tâm trạng tác giả trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng?
- Em hãy hình dung và phân tích cảnh biển trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh? - Em thử hình dung thái độ, phản ứng của bạn đọc sau khi đọc xong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo?
Bản chất của việc làm này là đặt HS trước những tình huống tự bộc lộ khả năng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.
74
Đó là tình huống giả định, nhằm đặt HS trước yêu cầu phải suy nghĩ, tìm tòi và lựa chọn khả năng hợp lý khác trên cơ sở logic phát triển hình tượng hay xu thế của tác phẩm. Để thực hiện được nhiệm vụ này HS phải hồi cố, huy động các dữ liệu trí nhớ, liên tưởng và tưởng tượng, tái hiện toàn bộ diễn biến, cấu trúc nội dung và hình thức TPVH vừa học để đưa ra ý kiến cá nhân. Ví dụ:
- Sau khi học bài thơ "Tây Tiến", em hãy lựa chọn và đặt một tên khác cho bài thơ, giải thích tại sao lại đặt như vậy?
- Em hãy đặt một tên khác cho bài thơ "Sóng" và giải thích tại sao lại đặt như vậy? ...
Một trong những giải pháp hữu hiệu có khả năng bộc lộ và thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ, kích thích hứng thú liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của HS là cần xây dựng lời trao đổi, đối thoại hay tâm sự với nhà thơ (hoặc nhân vật trữ tình trong tác phẩm). TPVH thường được trình bày dưới dạng "kết cấu mở" để bạn đọc có thể "lấp đầy chỗ trống", mỗi tác phẩm có thể có một hoặc nhiều đề án tiếp nhận. Mỗi người đọc có một hình dung riêng, cách lý giải riêng, trong việc làm luyện tập HS sẽ trình bày "đề án" của mình thông qua lời đối thoại (giả tưởng) để tranh luận, trao đổi với nhà thơ về một vấn đề nào đó. HS cũng có thể xây dựng lời tâm sự để chia sẻ với những điều tâm đắc cùng nhà thơ. Ví dụ:
- Hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn miêu tả tâm trạng của người lính Tây Tiến (Tây Tiến - Quang Dũng) khi nhìn thấy cảnh:"Kìa em xiêm áo tự bao giờ" trong đêm liên hoan ở doanh trại?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của em với Lor-ca sau khi học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo?
- Hãy viết một bức thư ngắn chia sẻ cảm xúc cùng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sau khi học xong đoạn trích Đất nước?
Tuy đó chỉ là những việc làm mang tính chất "giả định", nhưng sẽ huy động được khả năng tái hiện, "liên hình dung" ở HS.
75
Trong giờ học, so sánh, khái quát là những năng lực phản ánh bản chất kiến thức mà HS lĩnh hội được. Để hình thành và phát triển khả năng đánh giá chính xác một hiện tượng hay vấn đề văn học, GV phải yêu cầu HS tập trung kết nối kiến thức thành hệ thống, rút ra nhận xét hoặc định tính, định danh một vấn đề
văn học chứ không thể qua vài ấn tượng riêng lẻ hay biệt lập trong từng bài học. Ví dụ:
- Sau khi học bài thơ "Tây Tiến" và bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", em hãy so sánh và rút ra nhận xét về hiệu quả của cách thể hiện hình ảnh người lính qua hai tác phẩm? (Câu hỏi phát hiện, so sánh).
- Sau khi học các tác phẩm "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Việt Bắc" của Tố Hữu, "Đất nước"(trích Trường ca Đất nước) của Nguyễn Khoa Điềm, em hãy so sánh để rút ra nhận xét về những tìm tòi sáng tạo có tính đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm trong việc ngợi ca hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong những năm kháng chiến? (Câu hỏi so sánh, khái quát).
- Từ không gian, hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ"Sóng" của Xuân Quỳnh, hãy kể một vài bài thơ, âm nhạc... có đề tài tương tự và so sánh? (Câu hỏi so sánh mở rộng).
Trong một giờ học nói chung cũng như giờ học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng công việc luyện tập chiếm không nhiều thời gian nhưng không phải vì thế mà xem nhẹ vai trò của nó. Với một thời gian hạn hẹp, GV cần có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các hình thức việc làm trong số các việc luyện tập nêu trên sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu riêng của mỗi bài học; đồng thời phải thích hợp đối với từng đối tượng. Có như vậy mới tạo ra hứng thú sáng tạo, phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng tưởng nghệ thuật của HS.
76
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Các vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Tất cả các biện pháp, phương pháp được đề xuất khi nghiên cứu để tiến hành công việc nào đó một cách hiệu quả đều được căn cứ trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đồng thời, khi hoàn thiện nó cũng phải được đưa trở lại vào thực tiễn để kiểm chứng. Việc tổ chức thực nghiệm các giải pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 nhằm kiểm chứng những kết luận trong tiến trình nghiên cứu lý luận. Đồng thời, tìm hiểu tính khả thi và bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp được đề xuất cũng như những hạn chế còn tồn tại của các giải pháp đó khi ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để ứng dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng và TPVH nói chung trong nhà trường.
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
3.1.2.1.Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng TN và ĐC là HS lớp 12, ban cơ bản. Có 8 lớp được lựa chọn, trong đó 4 lớp lựa chọn TN (dạy học theo hướng chuẩn bị bài và thiết kế lên lớp theo hướng tác động mà luận văn đề xuất - phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng tích cực của HS trong giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình) và 4 lớp lựa chọn ĐC (dạy học được tiến hành bình thường). Việc tiến hành lựa chọn đối tượng TN và ĐC trên cở sở khảo sát bước đầu về lực học và khả năng tiếp nhận tri thức của HS. Vì vậy, lớp được lựa chọn TN và ĐC ở có số lượng HS tương đương nhau, mặt bằng về học lực tương đối đồng đều.
Các tác phẩm được TN: + Tiết 18, 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
+ Tiết 40: Đàn ghita của Lor- ca (Thanh Thảo)
77
Chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành hành thực nghiệm ở 2 địa bàn: - Trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông, Hà Nội:
+ Lớp TN: 85 HS (12A5 là 43 HS; 12A7 là 42HS) + Lớp ĐC: 82 HS (12A8 là 42 HS; 12A11 là 40 HS)
- Trường THPT Hàm Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh: + Lớp TN: 83 HS (12A1 là 41 HS; 12A2 là 42HS)
+ Lớp ĐC: 87 HS (12A4 là 44 HS; 12A5 là 43 HS)
3.1.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
3.1.3.1. Nội dung thực nghiệm
Nội dung TN sư phạm của chúng tôi là đánh giá năng lực TNVH, thông qua kết quả thực hiện các yêu cầu về liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật trong hệ thống các việc làm sáng tạo của HS trong giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12. Để thực hiện nội dung trên, TN giải quyết các nhiệm vụ:
- GV tổ chức một hệ thống các việc làm tích cực khơi gợi, thúc đẩy năng lực liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của HS.
- Hình thành kĩ năng liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật, thông qua khả năng tiếp nhận sáng tạo và tự phát triển của HS để nâng cao hiệu quả dạy học văn.
3.1.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý luận về các giải pháp nhằm khơi gợi, thúc đẩy năng lực cũng như rèn kĩ năng liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của HS.
- Trao đổi thống nhất với GV kế hoạch TN. Đối với lớp TN, HS và GV chuẩn bị bài theo hệ thống công việc mà luận văn đề xuất. Còn ở lớp ĐC, HS và GV chuẩn bị bài theo những hướng dẫn trong SGK và SGV.
78
- Tiến hành kiểm tra HS sau khi học xong tác phẩm TN. Để thu được kết quả phản ánh khách quan về năng lực liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của HS, chúng tôi đưa ra các câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp TN và ĐC. - Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả TN và ĐC để rút ra những kết luận về TN.
3.1.4. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm
Tiêu chuẩn chúng tôi chọn GV dạy TN (đồng thời dạy đối chứng) như sau: - Trình độ chuyên môn từ khá trở lên, có năng lực thực hiện các phương án TN. - Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có thâm niên ít nhất 3 năm liên tục giảng dạy.
Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đã cộng tác với 2 nhóm GV của 2 trường lựa chọn TN và phân công như sau:
Bảng 3.1. Phân công giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng
Giáo viên Trƣờng THPT Lớp TN
Lớp ĐC
Nguyễn Thị Huế Hàm Long 12A1 12A4 Nguyễn Văn Phương Hàm Long 12A2 12A5 Lê Thị Tuyết Trần Hưng Đạo 12A5 12A8 Nguyễn Hải Yến Trần Hưng Đạo 12A7 12A11
3.2. Tiến hành thực nghiệm
3.2.1. Quy trình tiến hành thực nghiệm
Quy trình tiến hành thực nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước sau :