Liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học TPVH có cơ chế vận động riêng, trên cơ sở các nguyên tắc của biểu hiện tâm lý và tư duy nghệ thuật.
46
hình dung liên tưởng và tưởng tượng càng được mở rộng và tăng cường. Thực tế, nếu trí nhớ càng sáng suốt thì những cảm xúc xuất hiện càng tập trung và chính xác. Đồng thời, khi hình dung liên tưởng và tưởng tượng được đẩy mạnh, sức hút dẫn người đọc vào tác phẩm càng lớn thì cảm xúc của chủ thể tiếp nhận càng nhân lên dồi dào. Như vậy, giữa cảm xúc - trí nhớ - liên tưởng - tưởng tượng trong mỗi chủ thể tiếp nhận vừa có mối quan hệ phụ thuộc vừa có khả năng tác động thúc đẩy lẫn nhau. Trong TNVH liên tưởng, tưởng tượng xảy ra theo từng cấp độ. Ở đây chỉ đề cập những cấp độ và bình diện mà liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật tham gia nhằm tạo nên hiệu ứng tiếp nhận thẩm mỹ.
Liên tưởng tái hiện. Xuất hiện tình huống "có vấn đề", trí nhớ được huy động, sự hưng phấn sẽ HS tìm ra những dữ kiện có liên quan chặt chẽ tới đối tượng tác động trong tình huống hiện tại.
Tưởng tượng sáng tạo. Từ liên tưởng hoặc những gợi ý từ sự tác động của tình huống, HS mở rộng hình dung và bổ sung những nét mới để đưa vào dòng suy tưởng; chọn lọc, sáng tạo biểu tượng mới.
Liên tưởng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo nói trên chủ yếu đã vẽ ra bức tranh phong phú trong hình dung tâm tưởng, nhưng mới ở cấp độ cảm tính.
Tưởng tượng có phê phán: đã chuyển sang cấp độ lý tính, nó mới tự giác thực hiện các chức năng thuộc tính qua các khâu trung gian:
- Tưởng tượng tổng hợp: Bức tranh tưởng tượng theo một ý tưởng và mục đích có trước.
Tưởng tượng phân tích: Qua kỹ năng phân tích vấn đề được tưởng tượng trở nên rõ nét, tập trung nổi bật theo chủ định.
- Tưởng tượng so sánh, khái quát : Vấn đề được tưởng tượng qua so sánh, khái quát sẽ trọn vẹn, lung linh sống động hơn và trở nên ấn tượng sâu sắc.
47
Liên tưởng và tưởng tượng là quá trình chuyển ngôn ngữ bên ngoài vào ngôn ngữ bên trong. Cơ chế chuyển mã của nó: từ mã ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản tác phẩm sang mã hình tượng thẩm mỹ trong hình dung của bạn đọc - HS. Với việc học tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, cơ chế liên tưởng và tưởng tượng vận hành theo cơ chế chuyển mã: từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng. Mã hình tượng được gắn với quá trình chuyển mã,… đối tượng khách thể (ngôn ngữ), qua khúc xạ tâm lý, chuyển hóa thành "hình ảnh" mang phẩm chất chủ quan của chủ thể tiếp nhận; ở đây, chính quá trình này đã làm mờ đi những dấu hiệu vật thể trực tiếp của ngôn ngữ hiện thực (trong tiếp nhận), và thay vào đó là sự làm nổi rõ sức sống cảm xúc của chính mình gắn với hình ảnh mới mà chỉ có mình tự hình dung ra, tự biết và người thứ hai không có khả năng trực tiếp nhận thấy. Như vậy, mã hình tượng được xem là cấp độ tín hiệu trung gian giữa tác phẩm - nhà văn và người đọc.
Trong dạy học TPVH, quá trình "chuyển mã" có sự tham gia tổ chức, hướng dẫn, tác động của GV, bởi vậy cơ chế trên đây được vận hành theo chiều hướng mỗi HS tự giao tiếp im lặng, tự đối thoại với tác phẩm - nhà văn.
Liên tưởng và tưởng tượng của HS trong dạy học TPVH vừa diễn ra ở cấp độ cá thể, vừa vận hành trong yêu cầu định hướng của môi trường tập thể và nội dung, phương pháp giáo dục. Vì thế yêu cầu giới hạn liên tưởng, tưởng tượng và định hướng thẩm mỹ cho HS cần được xác định trong hoạt động TNVH.