Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 109)

Sau khi tiến hành tổ chức cho HS rèn các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng

trong dạy học thực nghiệm tại 2 địa bàn, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá HS bằng câu hỏi tự luận (phụ lục 4). Kết quả được đánh giá bằng điểm số của bài kiểm tra và chúng tôi xếp:

+ HS có điểm 1, 2 vào loại kém + HS có điểm 3, 4 vào loại yếu

+ HS có điểm 5, 6 vào loại trung bình + HS có điểm 7, 8 vào loại khá

103 + HS có điểm 9, 10 vào loại giỏi

Sau khi chấm, chúng tôi đã tổng hợp và thống kê được kết quả như sau: Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra

ĐỐI TƢỢNG SỐ LƢỢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 168 2 5 8 10 23 28 41 34 16 1 6.38 ĐC 169 3 9 13 15 37 29 34 21 8 0 5.66

Bảng 3.3. Thống kê chất lượng kiểm tra

ĐỐI TƢỢNG SỐ LƢỢNG GIỎI (9-10đ) KHÁ (7-8đ) TB (5-6đ) YẾU (3-4đ) KÉM (1-2đ) SL % SL % SL % SL % SL % TN 168 17 10.1 75 44.6 51 30.4 18 10.7 7 4.2 ĐC 169 8 4.7 55 32.5 66 39.1 28 16.6 12 7.1

Biểu đồ 3.1. Thống kê chất lượng kiểm tra

0 10 20 30 40 50 YK TB K G TN DC 3.3.2. Xử lý kết quả thực nghiệm

Để đưa ra được những nhận xét chính xác, kết quả kiểm tra được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự các bước như sau: Lập bảng phân

104

phối tần suất, tần suất luỹ tích; Vẽ đồ thị đường luỹ tích theo bảng phân phối tần suất luỹ tích; Tính các tham số thống kê đặc trưng. Cụ thể như sau:

* Bƣớc 1: Lập bảng phân phối tần suất, tần suất luỹ tích.

Bảng 3.4. Phân phối tần suất luỹ tích bài kiểm tra

ĐỐI TƢỢNG ĐIỂM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 1.19 4.17 8.93 14.88 28.57 45.24 69.64 89.88 99.4 100 ĐC 1.78 7.11 14.8 23.68 45.57 62.73 82.85 95.28 100

*Bƣớc 2: Vẽ đồ thị đƣờng luỹ tích theo bảng phân phối tần suất luỹ tích.

Để có thể rút ra những nhận xét chính xác, đầy đủ hơn chúng tôi so sánh chất lượng của HS giữa lớp TN và lớp ĐC bằng đường luỹ tích ứng với kết quả nêu trong bảng 3.4. Trục tung chỉ số % HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số.

Đồ thị 3.1. Đường luỹ tích bài kiểm tra

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN DC Nhận xét :

Dựa trên kết quả TN sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS khối TN cao hơn HS khối ĐC, thể hiện cụ thể như:

105

- Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu, kém của khối TN luôn thấp hơn của khối

ĐC (thể hiện qua biểu đồ 3.1).

- Tỉ lệ phần trăm(%) HS khá, giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ 3.1). Chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thi hiểu bài và vận dụng kiến thức để cảm thụ tác phẩm tốt hơn lớp ĐC.

- Đồ thị đường luỹ tích của khối TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC (thể hiện qua đồ thị 3.1). Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn trong các lớp TN. Đây cũng là một bằng chứng khách quan về tác động tích cực của biện pháp được áp dụng.

- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn khối ĐC (bảng 3.2).

*Bƣớc 3: Tính các tham số đặc trƣng thống kê

Bảng 3.5. Giá trị của các tham số đặc trưng

Nhận xét:

- Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn của các lớp ĐC (bảng 3.5). Như vậy, việc sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS thông qua điểm và xếp loại chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

Các tham số đặc trƣng

X S V(%)

ĐC TN ĐC TN ĐC TN

106

- Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên (V) của lớp TN và ĐC < 30% vậy kết quả thu được là đáng tin cậy. Hệ số biến thiên (V) của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn.

3.4. Kết luận và đề xuất

Dựa vào kết quả TN trên, có thể kết luận một số biện pháp rèn kĩ năng liên

tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 khi được áp dụng vào thực tiễn dạy học sẽ mang lại hiệu quả trong dạy học - phương án khoa học luận văn đề xuất có tính khả thi.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành TN sư phạm chúng tôi nhận thấy:

- GV bộ môn đều có thể thấy được vai trò đặc trưng và quan trọng của liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS trong quá trình tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình. Nhưng cách thức, biện pháp thực hiện các yêu cầu liên tưởng, tưởng tượng như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là điều đòi hỏi sự đóng góp khoa học trong những nghiên cứu tiếp tục để bổ sung và hoàn thiện cả về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp TN sư phạm nhằm có được những kiểm chứng vững chắc hơn.

- Bên cạnh các HS có vốn sống phong phú, ngôn ngữ dồi dào, có khả năng nhạy cảm trong việc huy động trí nhớ và hình thành biểu tượng để liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật, có khả năng tư duy phân tích, so sánh và khái quát… ; Vẫn còn HS có vốn sống, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, diễn đạt kém, chưa có khả năng tri giác ngôn ngữ và liên tưởng, tưởng tượng, đồng nhất tiếp nhận tác phẩm

107

với phân tích từ ngữ trong tác phẩm… Vì vậy, việc hình thành ý thức trau dồi vốn sống, vốn ngôn ngữ và vốn biểu tượng cũng như kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cùng với các kĩ năng văn học khác cho HS là một yêu cầu thiết thực

không chỉ đặt ra đối với HS lớp 12 mà còn từ các lớp học, cấp học trước đó. - Cũng cần nhấn mạnh không nhất thiết bài học nào cũng thể hiện tất cả các biện pháp sư phạm nhằm phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS; bởi lẽ, thời lượng không cho phép. Chẳng hạn, với bài Đàn ghi ta của Lor-ca, thời gian theo phân phối chương trình chỉ trong 1 tiết nên không thể thực hiện việc làm luyện tập tại lớp.

- Huy động khả năng liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình phải có sự kiểm soát - có tính định hướng thẩm mỹ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật là hoạt động đặc thù của sáng tác và TNVH. Trong nhà trường, giờ đọc văn (giờ học TPVH) là phương thức TNVH đặc biệt ; bởi lẽ bạn đọc - HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể tiếp nhận sáng tạo của quá trình dạy học văn. Liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS trong giờ đọc văn là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng để chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Nếu GV tổ chức, định hướng, dẫn dắt hoạt động này bởi một số biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất thì có thể làm chủ được giờ đọc văn theo tinh thần phát huy tính năng động sáng tạo của HS và HS sẽ trở thành chủ thể đồng sáng tạo nghệ thuật. Các biện pháp sư phạm nhằm khơi gợi và thúc đẩy năng lực liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS không chỉ tăng cường tính

108

tích cực của chủ thể đồng sáng tạo trong giờ học TPVH mà còn góp phần khẳng định những ý nghĩa phương pháp luận dạy học có tính đặc thù trong hoạt động TNVH.

Liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật được xem là dấu hiệu đặc trưng xác

nhận năng lực văn học của HS. Việc trau dồi tri thức, ngôn ngữ, tích luỹ vốn biểu tượng nghệ thuật và định hướng thẩm mỹ là cơ sở mang tính tiền đề nhằm phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo cũng như nâng cao hiệu quả dạy học TPVH.

2. Đối với việc phát huy hoạt động liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của HS có

thể thừa nhận được ưu thế của nó trong thực tế dạy học TPVH cũng như tác phẩm thơ trữ tình; song sử dụng độc tôn một phương pháp hay một biện pháp nào đó cũng không thể đem lại một hiệu quả tối ưu. Vì vậy, không thể tách rời, cô lập hoạt động này với các hoạt động khác trong TNVH mà cần đặt nó trong một chỉnh thể, một hệ thống. Các yêu cầu về biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình chỉ có ý nghĩa khi nó được hoà nhuyễn trong mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp và biện pháp dạy học khác

Với đề tài “Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12”, chúng tôi xuất phát từ mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, dạy HS khả năng tư duy tức là theo cách tiếp cận năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong tiếp nhận TPVH. Từ đó, GV sẽ là người thắp lửa để tình yêu văn chương luôn thăng hoa trong mỗi tâm hồn học sinh.

Thực hiện đề tài chúng tôi không tham vọng mang đến một bước đột phá mới trong dạy học tác phẩm văn chương, mà chỉ mong muốn được đề xuất và tìm tòi ra những biện pháp mới để nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm thơ trữ

109

tình lớp 12. Hi vọng, đề tài này sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho GV và HS trong quá trình dạy và học tác phẩm thơ trữ tình.

Trên đây là kết quả của bước đầu nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình đã nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (1998), Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Đức Nam, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Viết Chữ (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Hà Minh Đức (1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

5. Phạm Minh Hạc (1991), Tâm lý học, Nxb Giáo dục.

6. Lê Bá Hãn (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Thanh Hùng (2004), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách, Nxb Văn học.

9. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và tầm nhìn biến đổi, Nxb Văn học.

10. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Trọng Hoàn (1999), Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ giảng văn, Luận án tiến sĩ Giáo dục.

12. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb khoa học xã hội.

14. Nguyễn Trọng Hoàn (2009), Tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học ngữ văn 12,Nxb Giáo dục.

15. Phan Trọng Luận (2003), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục.

111

17. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi mới, Nxb Đại học sư phạm.

18. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục.

19. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục.

20. Phan Trọng Luận (2009), Thiết kế Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục.

21. Phƣơng Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.

22. Trƣờng Đại học sƣ phạm tp Hồ Chí Minh (1981), Giảng văn (nhiều tác giả).

23. Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lý học trẻ em, Nxb Giáo dục.

24. A. RuĐich (1980), Tâm lý học, Nxb Thể dục thể thao.

112

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH RÈN KĨ NĂNG LIÊN TƢƠNG, TƢỞNG TƢỢNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12

Kính gửi quý thầy cô.

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu về vấn đề Rèn kĩ năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình, chúng tôi mong muốn được

tiến hành thực nghiệm đề tài tại 2 trường THPT Hàm Long và Trần Hưng Đạo. Với mục đích của chúng tôi là tìm hiểu tình hình thực tế và những thuận lợi, khó khăn của việc rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho HS trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12. Đồng thời chúng tôi cũng muốn tìm hiểu những kinh nghiêm quý báu của thầy cô đúc kết được trong quá trình dạy học.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn.

Thông tin cá nhân

Họ và tên giáo viên……… Trường………

Xin thầy cô vui lòng điền các thông tin và lựa chọn (bằng cách khoanh tròn) phương án mà thầy cô xem là phù hợp nhất.

Câu1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tiếp nhận tiếp nhận văn học cũng như hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS trong dạy học tác phẩm văn học?

A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Không quan trọng.

Câu 2: Theo thầy (cô) việc tổ chức hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 đã đáp ứng được yêu cầu về

113

học tập của HS chưa?

A. Quá nhiều so với nhu cầu học tập của HS. B. Đáp ứng đủ nhu cầu học tập của HS

C. Đã đáp ứng được một phần. D. Chưa đáp ứng được.

Câu3: Khi dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12, tổ chức hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS thầy (cô) nhận thấy HS yếu nhất ở vấn đề nào?

A. Vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn.

B. Khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh kém hiệu quả. C. Thiếu sự xúc động thẩm mỹ trước vẻ đẹp của tác phẩm.

D. Khả năng diễn đạt ý thành ngôn ngữ tường minh kém.

Câu 4: Khi dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12, tổ chức hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS thầy (cô) thường lựa chọn biện pháp nào?

A. Xây dựng câu hỏi phát huy liên tưởng tưởng nghệ thuật của HS.

B. Xây dựng yêu cầu liên tưởng tưởng nghệ thuật trong hình thức luyện tập của HS.

C. Khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh thông qua hoạt động đọc và dùng lời chuyển tiếp của GV.

D. Tùy vào bài học để đưa ra biện pháp phù hợp.

Câu 5: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hiệu quả việc tổ chức hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cho HS trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 của GV ở nhà trường hiện nay?

A. Rất hiệu quả.

B. Đã có hiệu quả nhưng chưa cao. C. Chưa hiệu quả.

114

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LIÊN TƢỞNG, TƢỞNG TƢỢNG CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)