Giới hạn của liên tưởng, tưởng tượng và vấn đề định hướng thẩm mỹ cho

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 54 - 57)

cho học sinh

Trong quá trình dạy văn, một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với GV là khả năng kiểm soát được diễn biến và kết quả nhận thức của HS. Liên tưởng và tưởng tượng là những hoạt động bên trong, hoạt động nội tại của chủ thể, vì vậy cần có sự tác động định hướng để vừa hạn chế độ thị sai, vừa tạo điều kiện cho

48

chủ thể tập trung khai thác sâu sắc những phương diện bản chất và vi tế của tác phẩm văn học. Những biểu hiện tưởng tượng tản mạn, ngoài chủ định khi tiếp nhận xuất phát từ tính đa nghĩa của ngôn ngữ và tính năng động của hình tượng nghệ thuật cũng như sự lĩnh hội của từng cá nhân. Hình tượng nghệ thuật gợi lên những trường liên tưởng bất tận trong người cảm thụ. Như vậy, về bản chất, hình tượng nghệ thuật tạo ra “những tác động khác nhau và không bao giờ khai thác hết" [1, tr. 334-341]. Vì vậy trong TNVH có những trường hợp đọc cùng tác phẩm, ý kiến đánh giá rất khác nhau, thậm chí trái ngược.

" Tiếp nhận văn học như một quá trình đồng nhất đối tượng (đồng nhất thẩm mỹ) và chuyển rời vị trí từ chủ thể nhận thức sang chủ thể văn học mà liên tưởng, tưởng tượng chính là điều kiện bộc lộ và thanh lọc cảm xúc cá nhân - trong đó vai trò năng động của chủ thể tiếp nhận và tính đa nghĩa của hình tượng luôn luôn phát sinh những cách hiểu, cách cắt nghĩa không giống nhau mà lý luận văn học gọi là hiện tượng "tự do" và "khoảng cách thẩm mỹ" "[11, tr 90]. Nguyên do, có thể khi huy động trí nhớ có hiện tượng nhận ra - tức có thể nhận ra đúng hoặc nhận nhầm, điều đó dẫn đến kết quả có thể liên tưởng không đúng hoặc chỉ gần đúng, có nghĩa việc liên tưởng đó không đạt hiệu quả thẩm mỹ Mặt khác, trong các loại tưởng tượng, có loại tưởng tượng tiêu cực, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu tách rời, biệt lập các yếu tố nguyên tắc xây dựng hình tượng, thể loại, phong cách, thi pháp tác giả, kiểu sáng tác, xu thế của thời đại... dễ dẫn đến hiệu quả tiếp nhận sơ sài hoặc phiến diện, thậm chí có thể lệch lạc.

Giới hạn của liên tưởng, tưởng tượng kể trên cũng được xem như một phương diện của yêu cầu định hướng thẩm mỹ. Đồng thời, khi nói tới định hướng thẩm mỹ là nói tới mối quan hệ giữa "khoảng cách thẩm mỹ" và "đồng nhất thẩm mỹ". "Khoảng cách thẩm mỹ" nảy sinh do những khác biệt về lý

49

tưởng thời đại, những đặc điểm và nhu cầu, khát vọng cá nhân của các chủ thể tiếp nhận; nó còn biểu thị "độ chênh" nhất định giữa kết quả cảm, hiểu với giá trị đích thực của tác phẩm, giữa ý đồ sáng tạo của nhà văn với thực tế thẩm mỹ được tác động trong tâm hồn người đọc. "Đồng nhất thẩm mỹ" phản ánh tính qui luật khách quan trong TNVH, nó có xu hướng đi ngược lại nhằm san lấp "khoảng cách thẩm mỹ", rút gần những rào cản bất đồng ngôn ngữ, sự khác nhau về biểu hiện và đặc trưng tâm lý, tính cách dân tộc. Nhờ hiệu quả của "đồng nhất thẩm mỹ", một tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc xa xôi cũng trở nên gần gũi với người tiép nhận. Khả năng "đồng nhất thẩm mỹ" còn hình thành và xác nhận biểu trưng về những không gian ở ngay từng vùng miền trong một đất nước mà chủ thể tiếp nhận chưa từng nếm trải. Quá trình "đồng nhất thẩm mỹ" trong TNVH biểu thị sự "gặp gỡ", nhất trí cao của những người đọc khác nhau trước cùng một tác phẩm. Hướng tới hiệu quả "đồng nhất thẩm mỹ" là mục tiêu có tính sư phạm trong dạy học TPVH, nhằm rút gần và san lấp những "khoảng cách thẩm mỹ" để tạo ra sự nhất quán về hiệu quả nhận thức của HS trên những phương diện bản chất. "Khoảng cách thẩm mỹ" là vấn đề có tính tất yếu, trong khi đó dạy học văn luôn luôn hướng tới những mục đích cụ thể của "đồng nhất thẩm mỹ" - đó là cả một vấn đề không đơn giản.

Vấn đề định hướng thẩm mỹ trong tiếp nhận TPVH xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi với những dự đoán khoa học về khả năng phát triển nhân cách trên cơ sở những biểu hiện sở thích, thiên hướng cá nhân của HS theo định hướng của chương trình giáo dục. Định hướng thẩm mỹ trong TNVH của HS được hiểu như sự tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lôgíc và cấu trúc đặc trưng của hình tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục.

50

môi trường giao cảm tự nhiên tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu, kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của HS trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên. Điều đó xác lập những thuận lợi đầu tiên và căn bản cho công việc định hướng thẩm mỹ.

2.2. Điều kiện để thực hiện một só biện pháp rèn kĩ năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)