Thực trạng về hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 40)

1.2.2.1. Khảo sát về hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học tác phẩm thơ trữ tình ở nhà trường THPT hiện nay

34

Xuất phát từ yêu cầu hình thành năng lực văn ở HS thông qua sự tiếp nhận sáng tạo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ học tác phẩm thơ trữ tình ở nhà trường THPT hiện nay. Để phục vụ mục đích khảo sát, chúng tôi tiến hành khảo sát 348 HS ở 2 trường: THPT Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông, Hà Nội tại các lớp 12A2, 12A7, 12A8, 12A10) và trường THPT Hàm Long, thành phố Bắc Ninh tại các lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4. Lớp được khảo sát mang tính đại trà và ngẫu nhiên. Nội dung khảo sát: Trên cơ sở những bài dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 và vấn đề phục vụ trực tiếp cho công việc nghiên cứu, chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận cho HS trả lời. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phiếu điều tra bằng cách soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho HS trả lời. Cụ thể như sau: Đối với việc kiểm tra năng lực liên tưởng, tưởng tượng của HS thông qua dựng hệ thống câu hỏi tự luận, chúng tôi đưa ra 5 câu hỏi thuộc 5 tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 nhằm mục đích đặt HS trước yêu cầu tái hiện và lựa chọn kiến thức, tức phải vận dụng năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo (phụ lục 3). Sau đó thu và tiến hành chấm bài viết của HS để phân loại đánh giá theo quy định. Căn cứ biểu điểm là khả năng thông hiểu kiến thức về bài học, thể hiện kết quả liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS. Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát sau:

Bảng 1.2. Thống kê chất lượng khảo sát

Tổng số HS Điểm yếu (0 - 4) Điểm TB (5 - 6) Điểm khá (7 - 8) Điểm giỏi (9 – 10) 348 SL % SL % SL % SL % 96 28 140 40 94 27 18 5

Căn cứ vào kết quả các phiếu điều tra (Phụ lục 2) mà chúng tôi đã phát cho 348 HS, thống kê được kết quả khảo sát như sau:

35

Bảng 1.3.Thống kê kết quả khảo sát phiếu điều tra học sinh

1.2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát năng lực liên tưởng, tưởng tượng của HS trong giờ học tác phẩm thơ trữ tình

Từ kết quả trên, chúng tôi sơ bộ đánh giá như sau:

HS đã thể hiện được năng lực liên tưởng và tưởng tượng khá phong phú. Với yêu cầu trình bày khả năng cảm thụ về TPVH, trong đó thông qua liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật để thể hiện những bước phân tích, cắt nghĩa và khái quát nghệ thuật. Kết quả khảo sát trên những đối tượng và 2 địa bàn khác nhau cho thấy: hầu hết hoạt động liên tưởng và tưởng tượng của HS đều xuất phát từ những hiểu biết của chính bản thân các em về TPVH. Nhiều HS đã biết bám sát văn bản TPVH để lấy đó làm căn cứ cho những liên tưởng, tưởng tượng. Trong số HS có những liên tưởng, tưởng tượng đúng, sau khi phân định bằng điểm số cụ thể, chúng tôi đã phân loại giữa mức độ sâu sắc và mức độ bình thường. Kết quả cho thấy: số HS có liên tưởng, tưởng tượng sâu sắc (đạt điểm giỏi) so với tổng số đối tượng được khảo sát chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Những bài viết có cách diễn đạt hình ảnh, phong phú, linh hoạt thể hiện được sức liên tưởng, tưởng tượng sâu sắc thường tập trung ở những HS có lực học khá, giỏi.

Về khả năng liên tưởng, trong số các bài khảo sát có một số HS đã thể hiện Phương án Câu hỏi A B C D 1 30 % 35 % 27 % 8 % 2 5 % 70 % 10 % 15 % 3 61 % 10 % 25 % 4 % 4 10% 40 % 22 % 28 % 5 26 % 44 % 30 % 0 %

36

những xu hướng liên tưởng khá đa dạng. Ví dụ: cảm thụ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Hoàng Lan Anh - HS lớp 12A7 trường THPT Trần Hưng Đạo viết: “Sóng của Xuân Diệu mang khát vọng hưởng thụ một tình yêu vô biên, tuyệt đích của một chàng trai đa tình. Còn Sóng của Xuân Quỳnh ấp ủ khát vọng được dâng hiến hết mình giữa biển cả tình yêu... ” Nếu như Hoàng Lan Anh từ bài thơ này đã có những liên tưởng tới bài thơ khác thì Nguyễn Thanh Hoa - HS lớp 12A4 trường THPT Hàm Long khi cảm thụ bài Sóng lại hướng liên tưởng của mình tới cuộc sống đời thường “Người phụ nữ vốn là vậy luôn thủy chung và sống hết mình với người mình yêu. Nên dâng hiến, hy sinh trong tình yêu đã trở thành một nét phẩm chất đẹp của người phụ nữ”.

Về khả năng tưởng tượng, Bùi Văn Khôi - HS lớp 12A1 trường Hàm Long có những khái quát: "Trong đoạn trích Việt Bắc, cảnh chia tay thật xúc động. Người đi kẻ ở cứ rưng rưng không nói lên lời. Những kỉ niệm gắn bó bỗng ùa về xao xuyến, bồi hồi trong trái tim họ". Nguyễn Thị Mai - HS lớp 12A3 trường THPT Hàm Long lại có những tưởng tượng bổ sung khá chi tiết: "Nhân dân Việt Bắc và anh cán bộ kháng chiến cứ bịn rịn cầm tay nhau, chia xa mà không lỡ rời. Ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến như đôi lứa chia xa"...

Với yêu cầu: "Hình dung tâm trạng của nhà thơ Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca?", Đinh Thành Trung HS lớp 12A7 - trường THPT Trần Hưng Đạo đã tưởng tượng: "Cứ mỗi âm thanh của bản đàn vang lên lại cứa sâu vào trái tim nhà thơ Thanh Thảo nỗi đau đớn vô hạn. Thanh Thảo chưa khỏi bàng hoàng trước cái chết thương tâm của Lor-ca, lại ngẩn ngơ thương tiếc cho một hành trình nghệ thuật còn dang dở".

Bên cạnh những bài thể hiện được khả năng liên tưởng và tưởng tượng còn có những liên tưởng, tưởng tượng nông cạn và sai lệch đáng lo ngại. Nhiều bài viết không đạt kết quả cao thường là những bài phân tích ngôn ngữ một cách hời

37

hợt, hiểu tác phẩm một cách chung chung, thậm chí có hiện tượng không hiểu gì về hình tượng. Biểu hiện rõ nhất của những bài này là HS thường diễn xuôi các câu thơ, làm cho tác phẩm thơ trữ tình trở nên đơn nghĩa và khuôn hẹp phạm vi phản ánh (chiếm 28%). HS Nguyễn Thế Hùng lớp 12A2 - trường THPT Trần Hưng Đạo đã liên tưởng câu thơ Mường Lát hoa về trong đêm hơi (Tây Tiến- Quang Dũng) như sau: "Câu thơ khiến ta nghĩ tới một thế giới mờ mờ, ảo ảo như ở cõi chết"; còn HS Nguyễn Mạnh Hải cùng lớp lại liên tưởng "áo choàng bê bết đỏ... có lẽ Lor-ca đã kiệt sức dù cố gắng chiến đấu nhưng vẫn phải đổ máu với lũ bò tót hung hãn". Tưởng tượng cảnh chia tay trong đoạn trích Việt Bắc, HS Trần Thị Thảo lớp 12A4 - trường THPT Hàm Long viết: "Người dân Việt Bắc chẳng có gì làm vật kỉ niệm, chỉ có tấm áo chàm tặng anh cán bộ kháng chiến đem về xuôi". Tưởng tượng tâm trạng nhớ nhung của người con gái đang yêu trong bài

Sóng, HS Phạm Viết Tường lớp 12A2 - trường THPT Hàm Long viết: "Những con sóng nhớ bờ cứ vỗ mãi không thôi. Cũng như cô gái đang nhớ người yêu cứ lăn lăn đi lăn lại không ngủ được"...

Nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng kể trên có thể do HS chưa thực sự tập trung chú ý vào bài học, có thể do vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn, có thể do khả năng tri giác và giải mã ngôn ngữ hạn chế, cũng có thể không có khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh. Ngoài ra, nguyên nhân của những hiện tượng trên cũng có thể còn do khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh kém hiệu quả, hoặc không có khả năng hình dung và hình thành biểu tượng nghệ thuật.

1.2.2.3 Đề xuất của tác giả luận văn

Yêu cầu về hoạt động liên tưởng, tưởng tượng đối với HS trong giờ dạy học TPVH có một vấn đề cần được đặt ra và khẳng định là: ngay từ phía chủ quan HS cần có ý thức đầy đủ về các yêu cầu chuẩn bị bài trong SGK cũng như của GV thì hiệu quả dạy học TPVH theo hướng phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng tích cực của HS có thể sẽ khả quan hơn.

38

Chúng tôi nghĩ rằng, các HS học văn chưa đạt kết quả cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể: Vốn ngôn ngữ và biểu tượng văn học nghèo nàn; Khả năng tri giác ngôn ngữ, khả năng huy động trí nhớ để xây dựng biểu tượng cho liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật, cũng như diễn đạt còn hạn chế; Có những trường hợp chưa phân biệt được sự khác nhau giữa yêu cầu đọc một văn bản nghệ thuật với việc đọc văn bản thông thường; Đồng nhất TPVH với các hiện tượng đời sống; Đồng nhất việc cảm thụ và TNVH với phân tích từ ngữ văn bản... Cá biệt có những HS do chưa nắm vững nguyên tắc cấu tạo hình tượng văn học, hoặc chưa nắm vững đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng cho nên tùy tiện suy diễn, gán ghép cho tác phẩm những nét nghĩa xa lạ, thoát ly văn bản.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, việc hình thành ý thức trau dồi ngôn ngữ, tích lũy vốn biểu tượng cũng như kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cùng với các kĩ năng phân tích văn học khác cho HS là một yêu cầu thiết thực trong quá trình dạy học văn. Để có những bài viết đạt kết quả tốt, HS phải có khả năng nhạy bén khi tri giác ngôn ngữ, khả năng tái hiện hình tượng một cách chính xác làm nền tảng cho những liên tưởng, tưởng tượng khá đa dạng và sâu sắc. Để thể hiện được điều này, HS dường như đều phải dựa vào khả năng nhạy bén của trí nhớ, dựa vào những dữ kiện đã có trong tác phẩm, đặc biệt là sự thể hiện cảm xúc cá nhân mạnh mẽ trước tác phẩm. Ngoài ra, khi phân tích và thẩm định, HS cũng đồng thời thể hiện một vốn sống, vốn hiểu biết nhất định về tác phẩm, thông qua những so sánh, liên tưởng hay sáng tạo trong việc bồi đắp cho những nét tưởng tượng của mình thêm phong phú.

Mặt khác, để tăng cường khả năng tư duy hình tượng, khả năng khái quát nghệ thuật và diễn đạt cách hiểu một vấn đề văn chương cho sinh động và có hình ảnh của HS, cần giải quyết một vấn đề quan trọng và bức xúc trong lý luận dạy học: mối quan hệ tương hỗ giữa dạy học TPVH với lý luận văn học, giữa dạy học TPVH rời giữa dạy học TPVH với dạy học tiếng Việt, tập làm văn. với văn học sử.

39

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LIÊN TƢỞNG, TƢỞNG TƢỢNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH LỚP 12

2.1. Cơ sở của việc đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12

Hoạt động tiếp nhận sáng tạo cũng như hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của HS trong dạy học TPVH được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều phía trong hệ thống các phương pháp, biện pháp dạy học với tư cách một hoạt động sáng tạo của trí tuệ có đối tượng, mục đích, cơ chế cụ thể; bởi nó liên quan mật thiết với hàng loạt vấn đề có tính đặc thù của môn học.

2.1.1. Đối tượng của hoạt động liên tưởng, tưởng tượng trong giờ đọc văn

Đối tượng tiếp nhận sáng tạo mà GV xác định và hướng tới trong bài học TPVH là tất cả các yếu tố bản chất và liên quan mật thiết tới hình tượng nghệ thuật mà HS cần chiếm lĩnh, tiếp nhận để làm giàu có hành trang tâm hồn và hoàn thiện nhân cách. Đối tượng mà bạn đọc - HS cần chiếm lĩnh (thông qua liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo) trong dạy học TPVH là tất cả những yếu tố xác định về bản chất, đặc trưng riêng của một công trình nghệ thuật ngôn từ nhằm khái quát cuộc sống bằng hình tượng, hướng tới sự tiếp nhận tinh thần của người đọc.

Tính "phi vật thể" của ngôn ngữ văn học có thể được xem là dấu hiệu phân biệt rõ nhất về đặc trưng và phương thức tiếp nhận loại hình nghệ thuật này với đặc trưng và phương thức tiếp nhận các loại hình nghệ thuật khác. Từ việc tri giác văn bản, các lớp nghĩa của ngôn ngữ dần dần xuất hiện, tức đối tượng của liên tưởng và tưởng tượng cũng dần được xác định. Giờ dạy TPVH trong nhà trường là phương thức tiếp nhận lấy tác phẩm nghệ thuật ngôn từ làm đối tượng. Vì thế, đối tượng của liên tưởng, tưởng tượng trong bài học TPVH là hình tượng

40

đời sống kết tinh trong nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ trong một hệ thống cấu trúc hình tượng chặt chẽ thể hiện tính sinh động nghệ thuật, tính cá biệt không lặp lại.

Trường hợp hai câu thơ sau của Chế Lan Viên: Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân. (Tiếng hát con tàu)

Câu thơ Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất diễn tả sự hy sinh mất mát. Theo cách diễn đạt thông thường, chỉ cần nói: Nơi máu rỏ thấm đất, còn trong câu thơ trên của Chế Lan Viên thêm vào từ tâm hồn khiến nó lung linh nhiều ý nghĩa.

Máu thuộc về phương diện thể xác, tâm hồn thuộc về đời sống tinh thần; Máu

thì cụ thể còn tâm hồn thì vô hình, trừu tượng. Ở đây hàm chứa sự chuyển hóa, những hy sinh được diễn tả càng trở lên cao cả thiêng liêng, dường như là sự hòa nhập với linh hồn núi sông.

Trong TPVH, "sự có mặt" của một chữ có thể làm cho phát ngôn vượt qua những nét nghĩa cơ sở để xác định đời sống tâm lý, xác định số phận riêng. Dù chỉ là một chữ trong câu thơ hay cả bài thơ, nhưng sẽ là rất quan trọng nếu đó là trung tâm mang nghĩa. Có khi, nghĩa cụ thể của từ được chuyển hóa thành một bình diện nghĩa mới trong quan hệ một sinh thể nghệ thuật, tạo nên sức biểu hiện tương hợp. Tuy nhiên, nếu chỉ một từ thôi, hay vài từ cũng vậy dù đó là những từ đặc sắc nếu không đặt trong tính hệ thống, tự bản thân nó khó có thể hình thành một hình tượng hoàn chỉnh. Tồn tại ở bề sâu hơn, ở "phía sau" những con chữ cụ thể đó là cấu trúc ngôn từ tinh vi và dị biệt; chính cấu trúc bề sâu ấy có khả năng kết tinh thành hình tượng nghệ thuật mà thoạt đọc, người ta thường mới chỉ có thể "cảm" được chứ không dễ hiểu được một cách sâu sắc và trọn vẹn. Ở đây, có một vấn đề lôgíc mà như nghịch lý: đó là hình tượng văn học được xây dựng bằng ngôn ngữ phi vật thể (không nghe thấy, không nhìn thấy), vậy mà người đọc lại có

41

thể "ngắm nghía, thưởng ngoạn". Sở dĩ có điều này bởi đặc trưng của ngôn ngữ văn học: đó là tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm. Quá trình TNVH là quá trình đi ngược lại hành trình sáng tác của nhà văn mà hình tượng tác phẩm là điểm gặp gỡ và tạo nên mối đồng cảm thẩm mỹ giữa người sáng tác với người thưởng thức. Hình tượng nghệ thuật là tổ chức cao nhất, bản chất nhất của tác phẩm; đó cũng là nơi hội tụ tập trung nhất và là căn cứ khách quan khoa học nhất của liên tưởng, tưởng tượng trong sáng tác cũng như trong tiếp nhận. "Do tính hàm súc và đa nghĩa của ngôn ngữ, hình tượng văn học có khả năng gợi ra những phương hướng tiếp nhận thẩm mỹ ". Bởi thế, cùng đọc một tác phẩm, ý kiến đánh giá của mỗi người rất có thể không giống nhau, thậm chí đối lập. Trong thơ, hình tượng lại được xây dựng trên cơ sở cộng hưởng cảm xúc mạnh mẽ và sự phối hợp đặc biệt của tiết tấu, nhịp điệu. Ngôn ngữ thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh. Phương thức biểu hiện của thơ thiên về gợi hơn là miêu

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)