Liên tưởng, tưởng tượng tích cực của HS được phát huy trong từng bước chiếm lĩnh tác phẩm vì thế cũng thể hiện vai trò, ý nghĩa tương hợp nhằm tạo ra sự tác động cộng hưởng. Trong thao tác tiếp cận, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS xác định những ấn tượng trực cảm, chủ quan. Thao tác phân tích, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS dần dần có khả năng minh giải cụ thể và sâu sắc những yếu tố cảm tính và khái quát trong thao tác tiếp cận. Sau phân tích, trong thao tác cắt nghĩa - liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật sẽ giúp HS đi vào chiều sâu và bề rộng của sự nhận thức; tạo cơ sở khoa học khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm.
Đọc là một hoạt động không thể thiếu trong dạy học TPVH. Đọc văn là bắt đầu tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn cá nhân người đọc trong những cảm nhận của mình về tác phẩm thông qua hoạt động ngân rung và thẩm thấu âm thanh. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thông thường mà là quá trình "thức tỉnh cảm xúc", quá trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để "chuyển mã" ngôn ngữ nghệ thuật; đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm không phải tự nhiên xuất hiện trùng khớp với nghĩa văn bản mà được huy động, sàng lọc thông qua con đường liên tưởng và tưởng tượng. Trong nhà trường, việc đọc của HS được gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ của các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm nhằm tạo nên sự nhất quán về hình tượng (tính cách nhân vật, cảm xúc và giọng điệu của nhà văn); tạo nên sự nhận thức trọn vẹn, hoàn chỉnh về bức tranh nghệ thuật; tạo nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mỹ. "Để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh, có thể yêu cầu học sinh đọc theo các mức độ:
59
- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mỹ của cuộc sống trong tác phẩm (sơ bộ hình dung về bức tranh tổng thể và khách quan của cuộc sống, thái độ và phong cách của nhà văn);
- Đọc tập trung vào "điểm sáng thẩm mỹ" để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật;
- Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đoán khuynh hướng phát triển của tác phẩm tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật;
- Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả;
- Đọc diễn cảm (hoặc nhập vai, đọc theo vai), tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm...) "[11, tr. 103]
Các mức độ đọc trên có thể được thể hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp. Yêu cầu trước hết của việc đọc chuẩn bị là chuẩn bị được tâm thế, tập trung chú ý để tri giác ngôn ngữ văn bản, từng bước làm rõ lớp nghĩa công cụ của ngôn từ. Trong giai đoạn này, trước hết cần chú giải những từ khó, điển tích, điển cố, những từ cổ hoặc từ ít phổ biến.
Ví dụ: ở bài thơ Tây Tiến có những từ ngữ khó, ít thông dụng trong giao tiếp nếu được hiểu rõ ý nghĩa sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc định hướng cho HS tham gia quá trình liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật trước khi thực hiện các thao tác (phân tích, cắt nghĩa, bình luận, đánh giá), GV cần cho HS hiểu được:
- “Man điệu”: nhạc điệu, điệu múa của dân tộc thiểu số ở miền núi. - “Độc mộc": thuyền dài và hẹp, làm bằng thân cây gỗ to, khoét trũng. - "Dáng kiều thơm": dáng vẻ xinh đẹp, đáng yêu của người con gái. - “Áo bào”: áo mặc ngoài của các vị tướng ngày xưa…
Còn ở bài thơ Việt Bắc có những từ ngữ địa phương, chỉ hiểu rõ ý nghĩa dựa vào hoàn cảnh GV cần cho HS hiểu được:
60
- “Mười năm năm”: thời gian tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về thủ đô (tháng 10- 1954).
- “Chăn sui”: chăn làm bằng vỏ cây sui, người dân miền núi thường lấy vỏ cây sui đập mềm xốp ra làm chăn đắp.
- “Tiếng mõ rừng chiều”: ở Việt Bắc do chăn thả nên người ta đeo ở cổ mỗi con trâu một cái mõ bằng gỗ hoặc tre để cho dễ tìm, buổi chiều trâu trở về bản làng tiếng mõ trâu vang khắp rừng.
- “Phách”: một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè…
Nếu không có giai đoạn (hoặc thao tác) đọc chuẩn bị các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm sau đó sẽ gặp không ít khó khăn. Giai đoạn đọc chuẩn bị thường được tiến hành trong khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS. Xác định lớp nghĩa công cụ (nghĩa văn bản) chính là tạo tiền đề để xác định lớp nghĩa văn cảnh (nghĩa chức năng, nghĩa văn học) của ngôn ngữ.
Trên cơ sở kết quả đọc ở quá trình chuẩn bị bài của HS, tức khi lớp nghĩa công cụ và lớp nghĩa văn cảnh đã được liên thông trong hình dung người đọc. Tại lớp, GVcó thể tiến hành hướng dẫn HS đọc với sự tái hiện những kiến thức mà HS đã tiếp xúc trong khi đọc chuẩn bị. Đọc sáng tạo là quá trình người đọc bằng hình dung, liên tưởng của mình từng bước thâm nhập tác phẩm, từ lựa chọn lớp nghĩa thích hợp đến định hình ấn tượng về đường nét, bố cục bức tranh nghệ thuật; đồng thời xác định cảm xúc và giọng điệu của nhà văn để hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.
Muốn xác định giọng điệu của nhà văn, có thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại, phong cách tác giả... để tìm ra đặc điểm tiết tấu thanh âm, nhịp điệu của ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca có thể xác định giọng điệu từng đoạn như sau:
61 cảm và ngưỡng mộ;
- Đoạn 2 (12 dòng tiếp): đọc với giọng kể, xót xa, nghẹn ngào, biểu lộ sự ngỡ ngàng, thoảng thốt;
- Đoạn 3 (4 dòng tiếp): đọc chậm, giọng thương cảm, nuối tiếc; - Đoạn 4 (9 dòng cuối): đọc với giọng trầm, sâu lắng, suy tư.
Một ví dụ khác về việc đọc bài Sóng của Xuân Quỳnh. "Vì đây là một bài thơ tình cho nên khi đọc, bằng hình dung ký ức và tưởng tượng nghệ thuật có thể xác định được giọng đọc chung với âm hưởng thiết tha để biểu lộ những phức điệu của tâm trạng chủ thể trữ tình. Thế nhưng, trong từng đoạn thơ, mỗi đoạn có chức năng biểu hiện riêng cho nên giọng đọc cũng không thể giống nhau:
- Đoạn thứ nhất là lời kể nên đọc theo giọng kể (chậm vừa, thể hiện sự bồi hồi, hình dung đường nét tâm trạng);
- Đoạn thứ hai có tính chất hồi tưởng nên đọc chậm hơn đoạn thứ nhất, thể hiện sự bâng khuâng, xao xuyến, gợi không gian và thời gian kỷ niệm;
- Cách đoạn thứ hai sang đoạn thứ ba ngừng nghỉ lâu hơn so với hai đoạn trước để cảm xúc lắng lại;
- Đoạn 3, 4 đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn thức mãnh liệt của một trái tim tuổi trẻ giàu khao khát...
- Hai đoạn cuối bài đọc giọng trầm và chậm, thể hiện nỗi phấp phỏng, âu lo - đó cũng là khao khát tình yêu cháy bỏng. [12, tr. 72]
Đọc sáng tạo được xem là một trong bốn phương pháp chính trong hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy học văn, đọc tác phẩm là cơ sở của việc nghiên cứu tác phẩm. Không chỉ thế, đọc văn cũng là một hình thức, một kiểu tiếp nhận, bắt đầu bằng việc vận động những năng lực chủ quan qua hình dung và tưởng tượng để đến với hình tượng văn học. Để nâng cao hiệu quả của việc đọc, HS nhất thiết phải được đọc tác phẩm trước giờ học; đến lớp, HS đọc theo yêu cầu
62
hoặc gợi ý của GV. "Trong giờ học, đọc không chỉ xuất hiện với ý nghĩa khởi đầu mà thao tác đọc còn tham gia suốt quá trình phân tích, so sánh, khái quát và các việc làm luyện tập. Vì thế, những liên tưởng, tưởng tượng trong giai đoạn
đọc chuẩn bị vừa có ý nghĩa khởi động, vừa xác định tâm thế cho những xung động thẩm mỹ ban đầu; liên tưởng và tưởng tượng trong giai đoạn đọc để phân tích có vai trò kiểm chứng, minh họa; liên tưởng và tưởng tượng trong đọc để so sánh, khái quát có ý nghĩa tái hiện toàn vẹn bức tranh nghệ thuật của tác phẩm." [11, tr. 106]
Dựa trên kết quả hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, khi toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đã được hiện hình khá sinh động thông qua quá trình phân tích, so sánh, khái quát có thể tiến hành hình thức đọc diễn cảm. Từ đó có thể nhận biết được giọng điệu của nhà văn, tâm sự và cảm hứng tác giả... Đọc diễn cảm có khả năng làm tái hiện một cách trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. Có thể dựa trên đặc điểm hình thức của cấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm và thông qua khả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo, để đọc nhập vai, phân vai.
Như vậy, đọc văn huy động trí nhớ, nối liền liên tưởng và mở rộng hình dung tưởng tượng. Kết quả của đọc có mối quan hệ chặt chẽ với vốn sống, kinh nghiệm tư duy văn học và khả năng huy động vốn sống, kinh nghiệm (khả năng liên tưởng, tưởng tượng) của từng cá nhân. Đọc chính là một hình thức tham gia "đồng thể nghiệm nghệ thuật" với nhà văn.
Cùng với quá trình đọc của HS sự tác động, hướng dẫn nhận thức của GV thông qua những hình thức gợi mở giữ một vai trò quan trọng. Có thể có những hình thức gợi mở khác, ở đây chỉ xin trình bày hình thức gợi mở bằng lời chuyển tiếp:
"- Về hình thức, lời chuyển tiếp của giáo viên có giá trị gắn kết nội dung bài học, nối liền các liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của học sinh;
63
- Về nội dung, lời chuyển tiếp của giáo viên chính thức khép lại hoặc tiếp tục nối mạch cảm xúc, chấm dứt hoặc nối mạch tư duy của học sinh hướng vào bài học;
- Về tính chất: đó là sự khẳng định hay phủ định, hoặc nêu lên vấn đề tranh luận cho sự kết thúc hay dự báo mở ra tình huống tiếp nhận mới;
- Về ý nghĩa: thông qua lời chuyển tiếp của giáo viên, học sinh sẽ theo dõi được quá trình hình thành kiến thức một cách tập trung và cơ bản. "[11, tr. 107]
Lời chuyển tiếp của GV thực hiện chức năng giới hạn liên tưởng, tưởng tượng và định hướng thẩm mỹ của HS trong quá trình tiếp nhận.
Ví dụ: Với đoạn trích Việt Bắc, sau khi HS tìm hiểu xong 8 câu thơ đầu (cảnh chia tay) GV có thể sử dụng lời chuyển tiếp sang đoạn thơ tiếp theo (nỗi nhớ về những kỉ niệm kháng chiến) như sau:“Nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến bị rịn chia tay, trong lòng như sống dậy những kỉ niệm ngọt ngào gắn bó một thời. Vì vậy giọng đọc của đoạn thơ tiếp theo phải tha thiết, sâu lắng , chan chứa ân tình. Em hãy đọc lại đoạn thơ và tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên, con người, cuộc kháng chiến ở Việt Bắc được tái hiện qua nỗi nhớ của người đi kẻ ở?”
Việc thể hiện lời chuyển tiếp của GV trong trường hợp này giúp HS trước hết có cách nhìn toàn diện đối với bài học, sơ lược hình thành dàn ý, đồng thời tập trung định hướng vào việc khai thác giá trị của đoạn thơ tiếp theo.
Việc lựa chọn vấn đề và cách thức phân tích phù hợp sẽ có ý nghĩa định hướng cho các thao tác tiếp nhận tiếp theo, là cơ sở cho việc xác định phương hướng của liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật.
Cắt nghĩa trong tiếp nhận văn học là thao tác làm sáng tỏ những vấn đề đã tiếp cận và phân tích, làm cho việc tiếp nhận các đơn vị thông tin thẩm mỹ trong TPVH trở thành việc tiếp nhận các đơn vị thông tin mang nghĩa. Cắt nghĩa thường gắn liền với bình luận. Trong thực tế dạy học, GV thường thể hiện thao
64
tác bình luận dưới dạng thức lời giảng bình. Sự chủ động tích cực của HS thể hiện trong việc lựa chọn các đề án lĩnh hội để hình thành đơn vị kiến thức có vai trò nổi trội và then chốt, song lời giảng bình của GV có ý nghĩa quan trọng trực tiếp trong từng tình huống TNVH. Lời giảng bình của GV vừa có tính chất định hướng tiếp nhận, vừa định hình kiến thức thông qua khả năng kết nối các khuynh hướng liên tưởng tích cực và có thể gạt bỏ các liên tưởng tản mạn, liên tưởng không bản chất và mở rộng tưởng tượng sáng tạo, giúp HS khai thác đúng và sâu sắc những phương diện bản chất của TPVH.
Ví dụ: Với bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, GV có thể giảng bình (thông qua hình thức lời chuyển tiếp):
- Học xong hình ảnh “Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt” hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh thơ “Áo choàng bê bết đỏ”, GV có thể sử dụng lời chuyển tiếp:“Nhà thơ Thanh Thảo ngưỡng mộ một con người vĩ đại - một dũng khí, một khát vọng cháy bỏng, một ngọn lửa đấu tranh trong hình ảnh “Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt” ở đoạn 1. Nên ngỡ ngàng trước cảnh “Áo choàng bê bết đỏ” ở đoạn 2”. Em hãy hình dung tâm trạng của nhà thơ trong hình ảnh “Áo choàng bê bết đỏ”? - Tìm hiểu hình tượng tiếng đàn ghi ta, GV có thể sử dụng lời chuyển tiếp: “Tiếng đàn trong bài thơ đâu chỉ ngân nga những âm thanh li-la-li-la-li-la mà còn có đủ sắc màu (nâu, xanh), hình thù (tròn) và sinh mệnh (ròng ròng máu chảy), dường như tiếng đàn mang trong mình sự sống vậy”. Hình tượng tiếng đàn ghi ta có gợi cho em liên tưởng đến những hình ảnh gì?
Hoặc trong dạy học đoạn trích Đất nước (trích trường ca Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm), nhằm tìm hiểu hình tượng đất nước một cách sâu sắc, đồng thời huy động được vốn sống, vốn văn học của HS, GV sử dụng lời bình (thông qua lời chuyển tiếp và mở rộng): “Hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi thật tươi đẹp, nó trải dài trong những không gian thu. Còn
65
hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau: chiều sâu văn hóa, không gian địa lí, thời gian lịch sử. Hãy phân tích cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước để thấy được được nét đặc sắc riêng?”
Lời giảng bình của GV vừa là yếu tố "khoa học", vừa là yếu tố "nghệ thuật" của bài dạy học tác phẩm tác phẩm thơ trữ tình; đồng thời cũng có thể xem đó là một yếu tố đảm bảo sự nhất quán và tính đặc thù của quy trình TNVH trong nhà trường.