Thiết kế giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 86)

Tương ứng với nhiệm vụ TN đã xác định, chúng tôi xây dựng 2 giáo án nhằm

tổ chức cho HS tích cực tham gia một hệ thống các thao tác tiếp nhận sáng tạo, trong đó thể hiện nổi bật vai trò của hoạt động liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật.

*Tiết 18 - 19 Tây Tiến

(Quang Dũng)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu của nhà thơ.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện và củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng cảm thụ và phân tích một

tác phẩm thơ trữ tình.

3, Thái độ:

- Giáo dục HS tình yêu đất nước với niềm tự hào sâu sắc về lớp cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn trong HS, từ đó vun đắp lối sống cao đẹp cho thế hệ trẻ.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK Ngữ văn 12 (tập 1), chương trình chuẩn - SGV Ngữ văn 12 (tập 1), chương trình chuẩn

80 - Giáo án thực nghiệm

- Tài liệu tham khảo

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy học theo phương pháp: đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, kết hợp với phương pháp gợi tìm và biện pháp đặt câu hỏi.

D.Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số:……Vắng:…….lý do:………

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy kể tên các tác phẩm viết về đề tài người lính mà em đã được học?

3. Bài mới Lời vào bài

“Có một bài ca không bao giờ quên”, có những năm tháng không thế nào quên và mãi mãi để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người, trong thơ ca. Đó là bài ca về người lính. Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ thành công viết về đề tài người lính, đã góp vào thơ văn viết về đề tài người lính một vẻ đẹp mới mẻ, độc đáo.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Qua việc chuẩn bị bài và đọc phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời tác giả Quang Dũng?

I. Đọc- hiểu chung

1. Vài nét về tác giả Quang Dũng a. Cuộc đời

- Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (1921- 1988)

- Quê: Đan Phượng, Hà Tây (Hà Nội) - Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nho học.

- Bản thân: Học trung học ở Hà Nội, sau cách mạng tháng 8 tham gia quân đội. Sau 1954 là biên tập viên nhà xuất bản

81 Nêu sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng? (kể tên tác phẩm, đặc điểm sáng tác)

Miền quê Sơn Tây (Xứ Đoài), những năm tháng là học sinh ở Hà Nội, quãng thời gian là lính đã để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Quang Dũng

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

văn học. Là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (Tuyển tập thơ văn, 1988)

- Đặc điểm sáng tác:

+ Nội dung: Thành công khi viết về người lính và xứ Đoài.

+ Nghệ thuật: Hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa.

2.Văn bản Tây Tiến

a. Hoàn cảnh sáng tác - Đơn vị Tây Tiến

+ Mùa xuân 1947, Quang Dũng ra nhập đoàn binh Tây Tiến. Địa bàn hoạt động rất rộng: từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình sang Sầm Nứa rồi vòng về miền Tây Thanh Hoá. Những nơi này có núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ. + Người lính Tây Tiến phần đông là những học sinh, sinh viên của thủ đô Hà Nội. Đời sống sinh hoạt của họ rất gian khổ: thiếu lương thực, thuốc men, tử vong vì sốt rét và chiến đấu rất nhiều. Nhưng họ vẫn lạc quan, chiến đấu dũng cảm, giữ được cốt cách hào hoa của những chàng trai đất Hà Thành.

82 Em hãy cho biết xuất xứ và dự kiến về bố cục của bài thơ?

Gọi HS đọc bài thơ, nhận xét việc đọc của HS và hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

Đây là bài thơ trữ tình có mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt là nỗi nhớ da diết. Từ nỗi nhớ ấy những kỉ niệm được hồi tưởng trong kí ức của nhà thơ. Vì vậy, bài thơ đọc theo giọng đọc hoài niệm tha thiết, với âm hưởng hào hùng. Tuy nhiên mỗi đoạn thơ cần đọc với sắc thái tình cảm, cảm xúc, âm hưởng và giọng điệu riêng:

+ Đoạn 1: giọng đọc hồi tưởng thể hiện cảm xúc hoài niệm da diết. + Đoạn 2: vẫn giọng đọc hồi tưởng nhưng đọc chậm, ngân nga, với âm hưởng tha thiết, thể hiện cảm xúc say

- Năm 1948, đơn vị Tây Tiến giải thể, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Những kỉ niệm về đơn vị cũ đã thôi thúc nhà thơ viết bài thơ Tây Tiến.

b. Bố cục

Bài thơ rút trong tập Mây đầu ô. Có thể chia làm 4 đoạn:

- Đoạn1 (14 câu đầu) - Đoạn 2 (8 câu tiếp) - Đoạn 3 (8 câu tiếp) - Đoạn 4 (4 câu cuối)

Hướng dẫn đọc

Sông Mã xa rồi // Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi // nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp // đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về // trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu // dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây // súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao,// ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông // mưa xa khơi…

Tây Tiến đoàn binh // không mọc tóc Quân xanh màu lá // dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng // qua biên giới Đêm mơ Hà Nội // dáng kiều thơm Rải rác biên cương // mồ viễn xứ Chiến trường đi // chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu // anh về đất

83 mê.

+ Đoạn 3: giọng điệu trang trọng, hào hùng với âm hưởng bi tráng, thể hiện niềm đau thương vô hạn và trân trọng, kính cẩn.

+ Đoạn 4: giọng đọc chậm và buồn, nhưng thể hiện được âm hưởng hào hùng và cảm xúc sâu lắng.

Hướng dẫn cách ngắt nhịp và đọc mẫu (ví dụ ở cột bên)

Đọc 2 câu thơ đầu và nhận xét cách dùng từ, gieo vần của nhà thơ. Cách dùng từ và gieo vần đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc?

Chuyển tiếp:

Nỗi nhớ da diết về Tây Tiến trong 2 câu thơ đầu cũng là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ bao trùm lên cả

Sông Mã gầm lên // khúc độc hành…

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đoạn 1: (14 câu đầu) Khung cảnh

thiên nhiên miền Tây gắn với những chặng đƣờng hành quân gian khổ trong hoài niệm của nhà thơ.

a. 2 câu đầu

- 4/7 tiếng chỉ địa danh: sông Mã, Tây Tiến

- Thán từ “ơi” - Điệp từ “nhớ”

- Từ láy “chơi vơi” kết hợp với tính từ

“ nhớ” để “ Nhớ chơi vơi” - Vần “ơi” cuối hai câu thơ

Hai câu thơ như một tiếng vọng tha thiết hướng về một thời gắn bó cùng Tây Tiến với nỗi nhớ da diết.

b. 12 câu còn lại

- Khung cảnh thiên nhiên miền Tây - con đường hành quân của người lính Tây Tiến hiện ra thật hùng vĩ, hoang sơ:

84 không gian và thời gian. Nỗi nhớ ấy đã khơi dậy kí ức, những kỉ niệm như những đợt sóng nối tiếp nhau ùa về trong tâm tưởng nhà thơ. Em hãy đọc 12 câu thơ còn lại và hình dung khung cảnh thiên nhiên miền Tây với những chặng đường hành quân theo kí ức của nhà thơ? Phân tích các hình thức nghệ thuật có tác dụng gợi tả không gian trên?

+ Núi cao, vực sâu, dốc thẳm, rừng dày, sương núi, mưa rừng, thác gầm, cọp dữ…

+ Nhà thơ đã sử dụng hàng loạt các hình thức nghệ thuật: các từ ngữ giàu giá trị tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời); thủ pháp đối lập (lên - thăm thẳm; lên cao - xuống): cách ngắt nhịp của câu thơ “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”; những câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn… để gợi tả cảnh núi rừng miền Tây - con đường hành quân của người lính Tây Tiến thật hiểm trở, dữ dội và heo hút.

- Trong kí ức của nhà thơ khung cảnh thiên nhiên miền Tây - con đường hành quân của người lính Tây Tiến không chỉ hiểm trở mà còn đầy thơ mộng, huyền ảo với: hoa rừng, hơi sương, mây phủ, mưa giăng…

+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Câu thơ nhiều thanh bằng diễn tả vẻ đẹp thấp thoáng, mờ ảo của chặng đường hành quân.

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Câu thơ toàn thanh bằng tạo nên cái lắng dịu của những màn mưa giăng phủ

85

Chuyển tiếp:

Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà đầy thơ mộng ấy, hình ảnh người lính Tây Tiến thấp thoáng hiện lên. Em hãy tưởng tượng lại hình ảnh đó?

Tiết 19

Chuyển tiếp:

2 câu thơ cuối đoạn thơ 1: “ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Đó là tình cảm sâu lắng, ngọt ngào của người lính Tây Tiến với hương

thung lũng, xa xa thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà như đang trôi bồng bềnh.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến

+ Gắn liền với con đường hành quân gian khổ: “Đoàn quân mỏi” - giữa biển sương mù, người lính bị lấp đi, bị trĩu đi giữa mệt mỏi gian truân; “dãi dầu”, “gục”, “không bước nữa”, “bỏ quên đời” - gợi sự vất vả, bùi ngùi thương cảm.

+ Dù vậy họ vẫn lạc quan, yêu đời, thanh thản đón nhận mọi gian khổ hi sinh, tâm hồn luôn rộng mở trước vẻ đẹp thiên nhiên (chẳng hạn hình ảnh: “súng ngửi trời” gợi sự hồn nhiên, tinh nghịch của người lính trẻ yêu đời).

*Tiểu kết: thiên nhiên Tây Bắc đầy hoang sơ mà nên thơ, nổi bật trên nền bức tranh ấy là người lính can trường, lạc quan giữa gian khổ hi sinh.

2. Đoạn 2: (8 câu tiếp) Kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và sông nƣớc miền Tây thơ mộng.

- 4 câu đầu: Cảnh đêm liên hoan

Từ nỗi nhớ da diết, những kỉ niệm cứ nối tiếp dội về trong tâm tưởng nhà thơ, những hình dung về đêm liên hoan văn

86 vị “thơm nếp xôi” đậm đà của bản làng, với sự thơm thảo của tình người. Hai câu thơ gợi ra cảnh tượng đầm ấm của tình quân dân. Nhưng hoài niệm của nhà thơ không chỉ dừng lại ở đó. Em hãy đọc 4 câu thơ tiếp theo và cho biết những hình dung khác của nhà thơ về tình cảm quân dân?

Đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết những hình dung của nhà thơ về cánh sông nước miền Tây?

Qua những hình dung của nhà thơ về cảnh đêm liên hoan và sông nước miền Tây thơ mộng, em có cảm nhận

nghệ giữa người lính Tây Tiến cùng đồng bào địa phương đã hiện lên với không khí đêm hội tưng bừng, náo nhiệt bởi ánh sáng lung linh của lửa đuốc và âm thanh dìu dặt của tiếng đàn; Nổi bật hơn cả là vẻ đẹp “e ấp”, tình tứ, duyên dáng như những bông hoa rừng của những cô gái miền sơn cước trong bộ xiêm áo lộng lẫy, trong những vũ điệu đậm màu sắc Tây Bắc.

- 4 câu sau: Cảnh sông nƣớc miền Tây

Một buổi chiều trên sông nước mênh mang, không gian giăng mắc một màu sương, bến bờ lặng tờ, hồn lau phảng phất trong gió. Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy nổi bật dáng hình mềm mại, uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Đó là vẻ đẹp hoà điệu giữa thiên nhiên và con người. Giữa dòng nước lũ dữ dội, những bông hoa rừng vẫn “đong đưa” làm duyên. Đây là một hình ảnh sáng tạo độc đáo. Trong khắc nghiệt, cái đẹp vẫn tồn tại.

- Ngƣời lính Tây Tiến - những chàng

trai hào hoa đất Hà Thành đâu phải là những tâm hồn khô cứng, đâu phải chỉ

87 gì về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?

Em hãy hình dung lại 2 bức tranh trong đoạn thơ 1 và đoạn thơ 2, tìm sự khác nhau giữa đoạn thơ này?

Chuyển tiếp:

Ở các đoạn thơ trên hình ảnh người lính Tây Tiến chỉ thấp thoáng hiện lên trên nền cảnh của thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt. Ở đoạn thơ này kí ức của nhà thơ tập trung khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng. Em hãy đọc lại đoạn thơ và tưởng tượng, phân tích vẻ đẹp

sống bằng lý trí mà còn sống bằng cả trái tim chan chứa ân tình, họ ngây ngất và say mê trước vẻ đẹp của con người và cảnh sắc miền Tây:

+ Chữ “ bừng”: Miêu tả ánh sáng của ngọn đuốc và cũng nói hộ niềm vui tưng bừng trong lòng người lính trẻ. + Hai tiếng “ kìa em” là lời trầm trồ, ngạc nhiên, đầy mê say, vui sướng trong trái tim đa tình của người lính trẻ.

* Tiểu kết

Đoạn 1 nhấn mạnh vào sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự gian khổ của con người, ngôn ngữ thơ mang đậm chất hội hoạ. Đoạn 2 nhấn mạnh vào vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người, ngôn ngữ thơ lại mang đậm chất nhạc.

3. Đoạn 3: (8 câu thơ tiếp) chân dung ngƣời lính Tây Tiến

Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc hoạ thông qua thủ pháp đối lập:

- Dáng vẻ bề ngoài - thế giới tâm hồn

(4 câu đầu)

+ Dáng vẻ bề ngoài: “ không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” tiều tuỵ vì những cơn sốt rét rừng; Các hình ảnh “dữ oai hùm” và “ mắt trừng gửi mộng” toát lên

88

đó? vẻ oai hùng, dữ dằn.

+Thế giới tâm hồn: lại luôn “mơ Hà Nội”, nhớ thương “dáng kiều thơm” thủa nào với biết bao kỉ niệm ngọt ngào đang rạo rực trong trái tim của người lính trẻ.

Xuyên qua vẻ bề ngoài oai hùng, dữ dằn kia là một trái tim đa tình, một tâm hồn lãng mạn.

- Sự hi sinh và lí tưởng chiến đấu (4 câu sau)

+ Sự hi sinh: được gợi lên qua các hình ảnh “mồ viễn xứ”, “anh về đất”, “ áo bào thay chiếu” - đó là nỗi đau trước một sự thật bi thảm người lính hi sinh không có cả manh chiếu để che thân, những nấm mồ nằm rải rác nơi rừng hoang, biên giới lạnh lẽo.

+ Lí tưởng chiến đấu: cái bi thương kia bị mờ đi trước lí tưởng quên mình, xả thân vì tổ quốc “chẳng tiếc đời xanh”, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Trong âm hưởng dữ dội “gầm lên khúc độc hành” của sông Mã, sự hi sinh của người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng.

* Tiểu kết: Đọan thơ đã dựng lên một

89 Nỗi nhớ về Tây Tiến được diễn tả như thế nào trong 4 câu thơ cuối?

Nêu ý kiến đánh giá tổng quát về giá trị bài thơ?

lính Tây Tiến.

4. Đoạn 4 (4 câu cuối) Lời thề gắn bó với Tây tiến và miền Tây.

- Nhớ lại lời thề trước buổi lên đường với khí phách “một đi không trở lại” nên người lính ra đi “không hẹn ước” ngày về, cuộc chia tay nhuốm sắc màu “ chia phôi”.

- “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: Người lính không thể quên “Tây Tiến mùa xuân ấy”. Dù đi đâu vẫn hướng về Sầm Nứa (miền Tây và đoàn binh Tây Tiến), gắn bó máu thịt với cái thời lãng mạn và hào hùng ấy.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Với tình cảm gắn bó tha

thiết với đơn vị cũ, nhà thơ đã liên tưởng và tưởng tượng những kỉ niệm một thời lãng mạn, hào hùng của người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên, con người miền Tây.

2. Nghệ thuật: Nổi bật là bút pháp lãng

mạn của một ngòi bút tài hoa.

4. Luyện tập

GV có thể đưa ra các hình thức luyện tập sau :

90

- Em thích nhất hình ảnh thơ nào viết về người lính Tây Tiến trong bài thơ,

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)