Phương thức liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ đọc văn

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 50 - 52)

Phương thức liên tưởng và tưởng tượng trong TNVH của HS mang tính đặc thù riêng. Công việc đó được bắt đầu từ thao tác đọc với những nhân tố đặc trưng: các nhân vật tham gia giao tiếp là HS và nhà văn. "Đây là cuộc giao tiếp gián tiếp thông qua một cầu nối trung gian. Nhà văn phải thể hiện tài năng qua sáng tác mới có thể hấp dẫn người đọc, mới tạo lập và duy trì được hứng thú người đọc; trái lại, người đọc phải có khả năng giải mã ngôn ngữ nghệ thuật mới hy vọng tiếp cận được ý tưởng của nhà văn. Về mục tiêu giao tiếp: nhà văn muốn gửi được "bức thông điệp tâm hồn" tới bạn đọc và mong đợi sự đồng cảm, sẻ chia; người đọc lại lấy kết quả cảm, hiểu tác phẩm của nhà văn làm tri thức công cụ và tri thức phương pháp để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Về đối tượng giao tiếp: đó là hình tượng trong tác phẩm. Về phương tiện giao tiếp: đó là văn bản ngôn ngữ vừa hiển ngôn vừa hàm ngôn. Về bối cảnh của cuộc giao tiếp này: lớp học. Đường liên lạc để giao tiếp: kênh ngôn ngữ gián tiếp không có đáp lại".

44

Có một yếu tố rất quan trọng tham gia tích cực trong quá trình đọc, đó là yếu tố tình cảm (hay xúc cảm) để tạo ra ngữ cảm văn chương. Nếu không có cảm xúc, việc đọc không thể là quá trình biểu hiện và thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận. Đọc sách cũng chính là quá trình liên tưởng, là hồi ức, là tưởng tượng. Để có thể tái hiện như cảnh sống thực với những con người "đi đứng, nói năng, với những cảnh đời sinh động và cho nó diễn ra như một cuốn phim trên màn ảnh của tưởng tượng"[15, tr. 134], người đọc còn phải có kinh nghiệm ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ.

Thao tác đọc trong giờ văn được các nhà phương pháp chia theo hai cấp độ: đọc sáng tạo và đọc diễn cảm. Đọc văn với việc xác định giọng điệu của nhà văn sẽ gỡ bỏ "sự cản trở" ban đầu của hàng rào ngôn ngữ, "khoảng cách thời đại, khoảng cách tâm lý - xã hội" giữa nhà văn và bạn đọc mới có cơ hội được rút ngắn và hứa hẹn những khả năng đồng điệu. Đọc diễn cảm còn có khả năng giúp HS "khai mở" những tình cảm thẩm mỹ, làm cơ sở quan trọng cho tiến trình nhận thức lý tính.

Song song với thao tác đọc, cần xác định những dấu hiệu nghệ thuật trong TPVH để liên tưởng, tưởng tượng. Các dấu hiệu nghệ thuật cơ bản trong TPVH gồm: ngôn ngữ; thể loại; không gian nghệ thuật; thời gian nghệ thuật; thái độ và phong cách tác giả; yếu tố thời đại…

Ngôn ngữ là con đường giúp người đọc tiếp xúc với TPVH, nó hàm chứa sức gợi để tri giác và hình dung, các lớp nghĩa được xác định dần ở "phía sau dòng chữ". Việc xác định thể loại giúp cho liên tưởng, tưởng tượng được vận hành đúng hướng. Xác định không gian nghệ thuật là xác định hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, xác định điểm nhìn, trường nhìn của không gian vật thể và không gian tâm tưởng, tạo cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của các hình tượng nghệ thuật. Xác định thời gian nghệ thuật là xác định cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng, diễn biến ước lệ và chi tiết

45

theo quy luật tự nhiên và quy luật tâm trạng, xác định hệ qui chiếu có tính tiền đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, xác định phương thức tồn tại của con người trong thế giới…

Để xác định các dấu hiệu nghệ thuật của tác phẩm cần thực hiện phương pháp huy động vốn tri thức và kinh nghiệm cá nhân, với một biện pháp thông dụng là vận động trí nhớ. Chẳng hạn: khi tiếp nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, qua việc xác định ý nghĩa của sự lặp lại qua các cặp tiểu đối: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ,sông - bể, ngày xưa - ngày sau... HS có thể huy động trí nhớ

để liên tưởng và chọn lọc trong những kỷ niệm của một kỳ đi biển (hoặc nghe mô tả, xem truyền hình, tranh ảnh...) làm cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng những biểu tượng nghệ thuật cho riêng mình: Mở rộng hình dung về những đợt sóng; Khái quát về biểu hiện của khát vọng tình yêu vĩnh hằng và nồng nàn, mãnh liệt thông qua biện pháp miêu tả; So sánh hình tượng con sóng tình yêu với những xô dạt, cồn cào của con sóng mà thi liệu gợi ra... Một trong những phương thức mở rộng liên tưởng, tưởng tượng là sử dụng các phép so sánh. Tiếp nhận Sóng

của Xuân Quỳnh, học sinh có thể nhớ lại những đường nét sóng trong Biển của Xuân Diệu. Hình tượng "sóng" trong người tiếp nhận phải đảm bảo tính lôgíc nghệ thuật trên cơ sở thống nhất với lôgíc đời sống, đồng thời xác định cho biểu tượng mới một ý nghĩa mới.

Các phương thức liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật trên không tồn tại biệt lập mà xuyên thấm trong các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của GV hướng dẫn HS.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)