Khu vực III: Bờ biền Trung Bộ (từ Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu) Khu vực IV: Bờ biển Nam Bộ (từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên)

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 100 - 102)

- Khu vực IV: Bờ biển Nam Bộ (từ mũi Vũng Tàuđến Hà Tiên)

3. Vai trò của RNM trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

3.1.“RNM, bức tường xanh” bảo vệ môi trường

Ai cũng biết vai trò của RNM trong việc bảo vệ môi trường là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các thành phố” ngoài ra RNM còn có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.

RNM có tác dụng trong việc điều hòa khí hậu.RNM cònđược ví nhưmột nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ôxy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành.

RNM giảm nhẹ thiên tai. Nhiều cơn bão đổ bộ vào nước ta những năm qua nơi nào có RNMđược trồng và bảo vệ tốt nơiđó giảm được thiên tai rất lớn.

RNM có vai trò chắn sóng bảo về bờ biển. Độ cao sóng giảm mạnh khi đi qua dải RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1.3m xuống 0,2m - 03m.

Bảng1: Số liệu đo sóng tại xã Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòngở phía trước rừng và sau rừng

Trước rừng Sau rừng 920m Sau rừng 650m Giờ Độ cao (m) Độ cao (m) Độ cao (m)

16.00’ 0.40 0,04 0,07 16.15’ 0.50 0,05 0,08 16.30’ 0.30 0,04 0,08 16.45’ 0.30 0,04 0,07 17.00’ 0.30 0,04 0,08 17.15’ 0.30 0,03 0,08

Bảng 2: Số liệu đo sóng và tính toán năng lượng sóng (E) nơi không có rừng tại Vinh Quang -Tiên Lãng Hải Phòng

Ngoài biển Sóng bờ (nơi không có

rừng)

E (ngoài biển) E (nơi córừng) rừng) Giờ Chiều cao (m) Chiều cao (m) (KN/m2) (KN/m2)

16,00’ 0.40 0.0 0.2100 0.11813 16.15’ 0.50 0.20 0.3281 0.05250 16.30’ 0.30 0.20 0.1181 0.05250 16.45’ 0.30 0.20 0.1181 0.05250 17.00’ 0.30 0.20 0.1181 0.05250 17.15’ 0.30 0.20 0.1181 0.05250

RNM hạn chế xói lở mở rộng diện tích đất bồi. Các dải RNM vùng ven biển, cửa sông đóng một vai trò trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở, giảm tốc độ sóng.

3.2 Một số khu RNM trong việc giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rừng ngập mặn có khả năng làm giảm sóng từ 50-70% tùy thuộc vào chiều rộng của đai rừng và nhờ đó mà nó có tác dụng trong phòng hộ ven biển vàđối phó với biến đổi khí hậu.

3.2.1. RNMở Xuân Thủy - NamĐịnh

Các nhà phân tích thấy rằng tuyến đê biển của huyện Giao Thủy dài 31.2 km thuộc địa phận các xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải và Giao Long trongđó có 10.5 kmđê biển được bảo vệ bởi hơn 3.100 ha RNM.

Vùng biển Giao Thủy chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông nam, số lượng cơn bãođi qua trung bình nhiều năm trong vùng lên tới 5-7 cơn. Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 trở lại đây, có trên dưới 10 cơn bão lớn với sức giật trên cấp 10 đổ bộ vào bờ biển của

huyện Giao Thủy. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra các hộ dân sống ven tuyến đê biển cho thấy từ khi những diện tích rừng trồng ngập mặn đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khép tán (ở độ tuổi 7 và 8), tuyến đê biển này cũng bắt đầu được ổn định, hầu như không bị tác động bởi sóng biển và triều cường. Ngay cả sau cơn bão Darmev (bão số 7 năm 2005) với sức gió giật trên cấp 12 và mức nước biển dâng lên tới 2.65 m thì tuyến đê biển này cũng không bị hưhại đáng kể.

3.2.2 RNMở Cà Mau

Rừng Cà Mau nổi tiếng với rừng Đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ, là hai hệ sinh thái độc đáo của vùngđất ngập nước, một sinh cảnh đặc sắc, một vị thế rất quan trọng về rừng nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc. Rừng phòng hộ xung yếu phân bổ dọc theo chiều dài hơn 250 km bờ biền tỉnh Cà Mau có chức năng chống xói lở; chống sóng, gió, cố định đất; bảo vệ các vùng sinh thái, kinh tế nội địa và nguồn động vật thủy sinh ven biển. Chính dải rừng phòng hộ ven bờ biển Đông, biển Tây này với hai quần thể thực vật đặc trưng là Đước và Tràm tạo thành vànhđai xanh phòng hộ cho mũi đất Cà Mau.Đất bồi đến đâu, cây rừng mọc lên xanhđến đó giữ đất.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu “vai trò của RNM đối với phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ở Việt Nam” thông qua các số liệu, bản đồ, tranh ảnh bài báo cáo này đã cho tôi hiểu thêm nhiều về cách làm một bài một bài báo cáo khoa học, nhận thức rõ về vai trò của RNM hơnđồng thời đề tàiđãđạt được một số kết quả nhưsau:

- Nhận thức đặc điểm chung của RNM và sự phân bố của của nó ở Việt Nam. - Nhận thức được tầm quan trọng của RNM trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu nhưlàđiều hòa khí hậu, hạn chế xói lở bảo vệ bờ biển, chắn sóng, chắngió..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Cự, Phạm Huy Tiến. Báo cáo tổng kết đề tài xói lở ven bờ biển Việt

Nam.Đề tài số 05 - KC 09 05 thuộc Chương trình biển giai đoạn 2001 -2005.

[2]. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. [3] Phan Nguyên Hồng, 1995. Điều tra vàđánh giá hiện trạng về tự nhiênđa dạng sinh học một số vùng ven biển có RNM chủ yếu ở Việt Nam. Đề xuất các biện pháp bền vững. Nxb Nông nghiệp.

[4]. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), 2005. Bước đầu nghiên cứu một số kiểu cấu trúc RNM ven biển Hải Phòng ảnh hường đến khả năng chắn sóng bảo vệ bờ biển, Tạp chí

khoa học số 1/ 2005

[5]. Phan Nguyên Hồng, 1997. Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam - kỹ thuật trồng và

chăm sóc, Nxb Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)