- Tăng cường hợp tác quốc tế để cùng đối phó với hạn hán: tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là với Trung Quốc và trước hết là cung cấp các thông tin về thờ
3. Phân loại than
3.1. Nhóm than antracit
Nhóm than antracit gồm than gầy, than antracit, than bán antracit. Thuộc loại than biến chất cao. Nổi bật là bể than Quảng Ninh với chất lượng và trữ lượnglớnnhất cả nước. Bao gồm các mỏ: mỏ Đồng Nam Chũ, mỏ Bố Hạ, nhóm mỏ Bắc Thái Nguyên, mỏ Ba Sơn - Quán Triều, mỏ Núi Hồng,vùng than Pù Sạng, mỏ than Đồng Cỏ, nhóm mỏ than Nông Sơn.
3.2. Nhóm than bitum
Nhóm than bitum gồm các nhãn than kết dính: than cốc, than cốc mỡ, than mỡ, than khí mỡ và than khí. Nhóm than bitum phần lớn nằm trong các bồn trầm tích Trias muộn, chủ yếu ở lưu vực Sông Đà và một ít ở Đông Bắc Bắc Bộ cũng nhưmột vài nơi trong các bồn trầm tích nhỏ tuổi Đệ tam ở lưu vực Sông Cả (Bắc Trung Bộ), Sông Chảy (Việt Bắc) và có thể ở sâu dưới bồn trũng Hà Nội. Các mỏ than bitum tiêu biểu: mỏ Phấn Mễ, nhóm tụ khoáng Quỳnh Nhai, nhóm tụ khoáng Yên Châu...
3.3 Nhóm than lignit
Than nâu là loại sản phẩm trung gian của quá trình biến đổi từ than bùn thành thanđá. Than của nhóm này hoàn toàn thuộc kiểu Neogen. Than Neogen ở vùng trũng Hà Nội là nguồn tài nguyên than lớn nhất hiện nay ở Việt Nam, có mỏ Nà Dương và bể than Hà Nội.
3.4. Các loại than khác
Than bùn là loại khoáng sản cháy thuộc nhóm humic, sản lượng của giai đoạn biến đổi dầu từ sinh khối thực vật sau khi bị chôn vùi thành than. Than bùn được hình thành trong các đầm lầy do việc tích lũy sản phẩm sinh khối với điều kiện độ ẩm cao, thiếu không khí.
KẾT LUẬN
Than là một nguồn tài nguyên năng lượng quý giá, phải trải qua quá trình thành tạo lâu dài mới hình thành nên, nên đây là một nguồn tài nguyên không thể phục hồi.
Đối với nước ta, than có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển kinh tế. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng lớn cộng với công nghệ khai thác lạc hậu, tài nguyên thanđang bị suy giảm. Do đó đòi hỏi Nhà nước phải có những chiến lược khai thác phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Dỵ (chủ biên), 1998.Dự báo phát triển năng lượng Việt Nam, Nxb
Thống kê, tr 173 - 182.
[2] Phùng Ngọc Đĩnh, 1998.Tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr 65 –
69.
[3] E.Judson và F. Kauffman, 1998.Địa chất cơsở,Đại học quốc gia TP.HCM, Huỳnh Thị Minh Hằng và những người khác dịch, 2002, tr 328 - 329.
[4] LưuĐức Hải – Chu Văn Ngợi, 2004. Tài nguyên khoáng sản,Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 109 - 125.
[5] Vũ Khúc (chủ biên), 2000.Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam, Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[6] Tống Duy Thanh (chủ biên), 2008.Giáo trìnhđịa chất cơsở,Đại học Quốc giaHà Nội, Hà Nội, tr 104 - 105.
[7] Nguyễn Văn Thi - Nguyễn Kim Đô, 2005. Bách khoa tri thức, Nxb Phụ nữ.
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG CẦU
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trang- K58B Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Duy Lợi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Đây là khu vục đông dân và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Lưu vực Sông Cầu bao gồm 6 tỉnh là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, do khai thác một cách quá mức trên toàn bộ lưu vực đã tạo nên những tác động sâu sắc đến nguồn nước, cảnh quan lưu vực sông Cầu. Chính vì vậy “Vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Cầu”là một vấn đề cấp thiết đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các tỉnh thuộc lưu vực sông, đồng thời cũng một phần hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước
NỘI DUNG